SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II BÌNH PHƯỚC Năm học 2009 - 2010 MÔN: ĐỊA LÍ (Hệ Trung học phổ thông) Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 Điểm): Câu I ( 3,0 điểm): 1.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc. 2. Dựa vào bảng số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm Địa điểm Lượng mưa Khả năng bốc hơi Cân bằng ẩm Hà Nội 1.676 mm 989 mm + 687 mm Huế 2.868 mm 1.000 mm + 1.868 mm TP. Hồ Chí Minh 1.931 mm 1.686 mm + 245 mm Hãy so sánh nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Câu II ( 2,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu sản lượng thủy sản thời kì 1990 - 2005. ( Đơn vị: % ) Chỉ tiêu 1990 1995 2000 2005 Khai thác 81,8 75,4 73,8 57,4 Nuôi trồng 18,2 24,6 26,2 42,6 1. Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản thời kì 1990 – 2005. 2. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản thời kì 1990 -2005 . Câu 3 ( 3,0 điểm): Phân tích những thuận lợi, khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ. II./ PHẦN RIÊNG ( 2,0 điểm) thí sinh chỉ được làm một trong hai câu sau: Câu IVa. Theo chương trình chuẩn( 2,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học , hãy kể tên các cây công nghiệp chính của vùng chuyên canh cây công nghiệp: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Câu IVb. Theo chương trình nâng cao (2,0 điểm): Chỉ số phát triển con người (HDI) được tổng hợp từ các yếu tố nào? Mục đích của chỉ số HDI? Nêu thứ bậc xếp hạng HDI Và GDP Bình quân đầu người theo sức mua tương đương của Việt Nam năm 1999 và 2005. Giải thích nguyên nhân của thứ bậc xếp hạng trên. ============== Hết ============== Họ và tên thí sinh: ; SBD: ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 01 trang) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II BÌNH PHƯỚC Năm học 2009 -2010 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA – ĐỀ CHÍNH THỨC NỘI DUNG ĐIỂM Câu I: (3,0 đ) 1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học .Hãy trình bày đặc điểm chính địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc. - Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc: + Từ Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. + Hướng núi là hướng Tây Bắc – Đông Nam, gồm các dãy núi so le, song song, hẹp ngang. + Cao ở hai đầu , thấp trũng ở giữa. Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An, Phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế. Mạch cuối cùng là dãy Bạch Mã- ranh giới với vùng núi Trường sơn Nam và là bức chắn ngăn cản các khối khí lạnh tràn xuống phía Nam. 3.Qua bảng số liệu trên .Hãy so sánh nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. -Nhận xét: + Lượng mưa có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: Huế có lượng mưa cao nhất, sau đến TP. Hồ Chí Minh và thấp nhất là Hà Nội. + Lượng bốc hơi: càng vào phía Nam càng tăng mạnh. + Cân bằng ẩm có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: cao nhất ở Huế, tiếp đến Hà Nội và thấp nhất là TP. Hồ Chí Minh. 1,5 0,5 0,5 0,5 1,5 0,5 0,5 0,5 Câu II (2,0 đ) 1. Vẽ biểu đồ: (Nếu thiếu 1 chi tiết trừ 0,25 đ) + Biểu đồ miền + Yêu cầu: chính xác , có chú giải , có tên biểu đồ. 2. Nhận xét: - Có sự thay đổi tỉ trọng giữa khai thác và nuôi trồng thủy sản qua các năm. - Tỉ trọng thủy sản khai thác giảm ( năm 1990 là 81,8% đến năm 2005 giảm còn 57,4%). - Tỉ trọng thủy sản nuôi trồng tăng ( năm 1990 là 18,2% đến năm 2005 tăng lên 42,6%). - Năm 2000 – 2005 sự thay đổi mạnh nhất, đến năm 2005 tỉ trọng nuôi trồng gần bằng tỉ trọng khai thác. 1,5 0,5 Câu III: (3,0 đ) 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ. a. Thuận lợi: - Rừng : diện tích và trữ lượng lớn đứng thứ hai cả nước , chỉ đứng sau Tây Nguyên. , độ che phủ rừng là 38,9% ( 97% là rừng gỗ,2,4 là rừng tre nứa), có nhiều loại gỗ quí , chim, thú quí. - Khoáng sản: không nhiều chủ yếu là vật liệu xây dựng, các mỏ cát thủy tinh ở 3,0 0,5 0,75 Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí ở thềm lục địa, tiềm năng thủy điện trung bình. - Đất đai: các đồng bằng nhỏ, hẹp, phần lớn là đất cát pha , nhưng có đồng bằng Tuy Hòa màu mỡ. Vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi … - Biển lắm tôm , cá và hải sản khác… bờ biển miền trung có nhiều vịnh, đầm, phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. b. Khó khăn: bão lụt xảy ra hàng năm, nạn khô hạn . 0,75 0,5 0,5 PHẦN RIÊNG ( 2,0 ĐIỂM) Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn - Kể tên các cây công nghiệp chính: Vùng Các cây công nghiệp chính Đông Nam Bộ - Cây công nghiệp lâu năm: cao su, hồ tiêu, điều, cà phê… - Cây công nghiệp ngắn ngày: đỗ tương , mía, lạc, bông … Tây Nguyên - Cây công nghiệp lâu năm:cà phê, cao su,hồ tiêu, chè… - Cây công nghiệp ngắn ngày: bông, đỗ tương . Trung du và miền núi Bắc Bộ - Cây công nghiệp lâu năm: chè, hồi, quê. - Cây công nghiệp ngắn ngày: bông, lạc, mía. Bắc Trung Bộ - Cây công nghiệp lâu năm: cao su, hồ tiêu, dừa, chè… - Cây công nghiệp ngắn ngày: mía, lạc. Câu IV. b.Theo chương trình nâng cao * HDI được tổng hợp từ ba yếu tố chính: - GDP Bình quân đầu người - Chỉ số giáo dục - Tuổi thọ bình quân * Mục đích: để so sánh trình độ phát triển KT – XH của các quốc gia. - Năm 1990 : Việt Nam đứng thứ 109 về HDI VÀ 133 về GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương trong tổng số 174 nước. - Năm 2005: Việt Nam đứng thứ 109 về HDI Và 118 về GDP Bình quân đầu người theo sức mua tương đương trong tổng số 173 nước. * Nguyên nhân của thứ bậc xếp hạng trên: - GDP Bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương của nước ta tăng dần do sự phát triển kinh tế đã nâng cao chất lượng cuộc sống. - HDI nước ta tăng dần và cao hơn GDP bình quân đầu người là do thành tựu nổi trội trong phát triển giáo dục và y tế. 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 2,0 0,75 0,75 0,5 ============== Hết ============== . SBD: ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 01 trang) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II BÌNH PHƯỚC Năm học 2009 -2010 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA – ĐỀ CHÍNH THỨC NỘI DUNG ĐIỂM Câu I: (3,0 đ) 1. Dựa vào. điểm): 1.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc. 2. Dựa vào bảng số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng. điểm): Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học , hãy kể tên các cây công nghiệp chính của vùng chuyên canh cây công nghiệp: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc