kế hoạch giao dục

9 138 0
kế hoạch giao dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng GD&ĐT Krông Nô Cộng Hòa Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam Trường THCS Nâm N’Đir Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG TỪ NĂM HỌC 2009 - 2010 ĐẾN NĂM HỌC 2014 – 2015 I/Giới thiệu nhà trường Trường THCS Nâm N’đir được thành lập theo quyết định số:560/QĐ-UB của ủy ban nhân dân huyện Krông Nô ngày 12 tháng 4 năm 2002. Lúc đầu mang tên Trường THCS Nam Nung đóng trên địa bàn bon Đăk Rí xã Nam Nung. Đến năm học 2005-2006 sau khi chia tách xã Trường đổi tên thành trường THCS Nâm N’Đir theo Quyết định số: 1849/2005/QĐ-UB của UBND huyện Krông Nô ngày 09 tháng 9 năm 2005 đóng trên địa bàn thôn Nam Hà xã Nâm N’Đir huyện Krông Nô Tỉnh Đăk Nông. Trường có tổng diện tích 10.080 m 2 đất chia thành hai khu vực. phía trên là khu vực dạy học Diện tích 5.000m 2 có 14 phòng học khu vệ sinh dành cho giáo viên và học sinh. Khu vực phía dưới là sân thể dục thể thao cho học sinh với diện tích 5.080m 2 Trường được đặt ở một địa thế rất đẹp phía sâu trường là ngọn đồi đã được trồng cao su, phía trước nhìn ra hồ nước rộng hơn 20ha quang năm nứơc trong xanh tạo không khí mát mẽ. Khi mới thành lập toàn trường có 267 học sinh chia làm 8 lớp, trong đó 129 em là học sinh dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ giáo viên có 15 đ/c trong đó 2 quản lý 1 nhân viên 12 giáo viên. Qua 7 năm hoạt động nhà trường ngày càng phát triển cả số lượng và chất lượng. Năm học 2008-209 toàn trường có 710 hs chia làm 21 lớp trong đó học sinh dân tộc thiểu số là 326 hs . Đội ngũ CBCNV 37 đ/c trong đó quản lý 3 nhân viên 4. Trong năm học 2008-2009 nhà trường đã có những thành tích nỗi bậc như sau : Nhà trường đạt đơn vị văn hóa, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp huyện, 100% CBCNV hoàn thành tốt nhiệm vụ trong đó có 9 đồng chí được cấp huyện khen thưởng, 1 đồng chí được sở GD&ĐT khen thưởng. về chất lượng giáo dục tỷ lệ khá giỏi đạt 23.5% ,có 6 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh trong đó 1 đạt giải nhất môn sinh học; 1 em đạt giải nhì môn hóa học; 1 em đạt giải nhất điền kinh và 3 em đạt giải 3 các môn thể dục thể thao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 97.2%. Năm học 2009 – 2010 sau khi tách trường toàn trường có 535hs chia làm 14lớp. trong đó có 312 em là học sinh dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 58.32%.Đội ngủ giáo viên có 23 đồng chí đạt tỷ lệ 1.64gv/lớp. Nhà trường có đủ phòng học cho 2 ca . Cảnh quan trường học tương đối xanh sạch, đẹp, có nhà nội trú cho giáo viên. điện, nước đều có, hệ thống đường đi lại đã được bê tông hóa. II/ Môi trường giáo dục: 1/ đặc điểm tình hình của nhà trường a) Mặt mạnh của nhà trường - Ban giám hiệu đều có trình độ chuyên môn đại học và đã học xong chương trình quản lý, có một đồng chí có Trình độ chính trị cao cấp lý luận.có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, có năng lực quản lý tốt, có uy tín trước đồng nghiệp và phụ huynh, luôn chủ động đổi mới trong công tác lãnh đạo và quản lý - Đội ngủ CBCNV đa số trẻ ( tuổi trung bình 29) nên nhiệt tình và năng động trong công tác, dễ thiếp thu sự đổi mới, có khả năng thích ứng với xu thế phát triển của xã hội.Có tinh thần đoàn kết, có ý thức tự học tập và rèn luyện. có phẩm chất đạo đức tốt luôn gương mẫu trước học sinh - 100% GV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trong đó có 2 đồng chí đại học và 10 đồng chi đang theo học đại học. đa số có tay nghề vững vàng, trong những năm qua đã có 3 đồng chí đạt giáo viên giỏi cấp huyện và 1 đồng chí đạt giáo viên giỏi cấp tĩnh, đó là những hạt nhân tiêu biểu cho sự phát triển của đội ngủ giáo viên - Đội ngũ học sinh đa số ngoan, lễ phép, có ý thức tốt trong học tập và trong phong trào xây dựng trường lớp. có nhiều em đạt học sinh giỏi toàn diện, trong những năm qua nhà trường luôn có đội ngủ học sinh giỏi các cấp, tỷ lệ học sinh đổ vào trường cấp 3 khá cao là tiền đề tốt cho các thế hệ tiếp theo học tập noi theo - Cơ sở vật chất trong nhà trường tạm đủ để dạy học hai ca, có một phòng tin học đủ 20 máy, hệ thống vệ sinh bảo đảm. Cảnh quan trường, lớp xanh sạch đẹp, tạo môi trường thuận lợi cho các em học tập b) mặt yếu của nhà trường: - Kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, đôi lúc còn thiếu sự quyết đoán, còn thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng năng lực của từng người. Việc sử dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế - Đội ngủ giáo viên trẻ nên kinh nghiệm trong phương pháp dạy học chưa cao, một số còn quá trẻ nên còn thiếu sự mạnh dạng nêu ra những ý tưởng mới. số giáo viên lớn tuổi còn mang tính bảo thủ, chậm đổi mới phương pháp dạy học, trình độ chuyên môn hạn chế. Một số giáo viên còn thiếu tính tích cực trong tự học hỏi và rèn luyện, có tư tưởng cầu toàn. - Học sinh đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên khả năng tiếp thu chậm, trong giao tiếp còn e ngại thiếu tự tin. Chất lượng học sinh không đồng đều, tỷ lệ học sinh khá giỏi còn thấp, tỷ lệ yếu kém cao. -Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của nhà trường, phòng bộ môn chưa có ,thư viện chưa có, nơi làm việc của BGH còn thiếu, nội tru cho giáo viên chật hẹp dã làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục của nhà trường. 2 Môi trường xã hội: a) Cơ hội: - Trong giai đoạn hiện nay nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao do đó việc quan tâm đầu tư đến giáo dục của toàn xã hội là rất lớn là động lực thúc đẩy cho nhà trường phát triển. - Mặt khác trong những năm qua chất lượng giáo dục của nhà trường đang trên đà phát triển, nhiều thế hệ học sinh của nhà trường trưởng thành đội ngủ học sinh giỏi các cấp ngày càng nhiều đã tạo được tiền đề cho các thế hệ tiếp theo phấn đấu học tập và rèn luyện. Uy tin của nhà trường trong nhân dân ngày càng cao, nên mọi kế hoạch xây dựng nhà trường đều được sự đồng thuận cao của nhân dân. - Đời sống kinh tế -văn hóa xã hội của địa phương đang trên đà phát triển ( từ xã vùng III lên xã vùng II) nên việc đầu tư cho con em học tập của phụ huynh ngày càng cao, sự quan tâm của phu huynh đến nhà trường nhiều hơn, ý thức đâu tư phát triển giáo dục của toàn xã hội ngày càng cao, cơ sở vật chất ngày càng được đâu tư theo hướng hiện đại tạo môi trường thuận lợi cho nhà trường giáo dục học sinh mốt cách toàn diện . b) Thách thức: - Trong giai đoạn hiện nay khi kinh tế - văn hóa - xã hội ngày càng phát triển nhu cầu giáo dục của xã hội đòi hỏi ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu câu đó đòi hỏi nhà trường phải bảo đảm cơ sở vật chất, đội ngủ quản lý, đội ngủ giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn cao. - Do mặt trái của cơ chế thị trường và nhu cầu đời sống kinh tế cao trong lúc đó mức lương của giáo viên còn thấp đã ảnh hưởng đến ý thức trách nhiệm của một số giáo viên. - Địa phương vừa hết chế độ vùng III trong khi đó cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn, trường cách xa trung tâm huyện, kinh phí đầu tư cho giáo dục của xã còn hạn chế, chính sách ưu đải giáo viên đến công tác tại địa phương chưa có đã làm ảnh hưởng đến việc thu hút đội ngủ giáo viên có trình độ, năng lực tốt đến công tác - Khi điều kiện đơì sống kinh tế phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí phát triển tràng lang thiếu sự quản lý của chính quyền địa phương, một số hộ kinh doanh vì lợi nhuận bấc chấp mọi thủ đoạn kinh doanh các dịch vụ thiếu lành mạnh làm ảnh hưởng xấu đến việc hình thành ý thức, phẩm chất đạo đức của học sinh. - Đa số nhân dân trên địa bàn xã là đồng bào đân tộc phía bắc vào sinh sông với mục đích làm ăn kinh tế nên việc quan tâm đến giáo dục còn nhiều hạn chế, tình trạng bắc con em bỏ học đi lao động đang còn diễn ra thường xuyên. Một số hủ tục lạc hậu như tảo hôn đang còn đã gây nhiều cảng trở cho việc duy trì sĩ số học sinh của nhà trường. Xuất phát từ tình hình trên nhà trường xác định chiến lược phát triển từ nay đến năm 2015 là : - Tập trung ưu tiên nâng cao chất lượng và phát triển về số lượng học sinh - Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngủ giáo viên - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động toàn xã hội chăm lo đến sự nghiệp giáo dục - Tăng cường xây dựng cảnh quan trường học xanh sạch đẹp, xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm tốt cho công tác dạy và học toàn diện cho học sinh Trong đó trước mắt ưu tiên xây dựng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục là chiến lược hàng đầy. Nhà trường phát triển được hay không nhân tố con người là yếu tố quyết định hàng đầu. Một nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý tốt, giáo viên giỏi, có phẩm chất đạo đức năng lực tốt sẽ đào tạo được thế hệ tương lai có đủ phẩm chất năng lực cho xã hộ cho xã hội. Chất lượng giáo dục của nhà trường cao hay thấp chính là sản phẩm của nghề giáo. Sản phấm tôt hay không oôst là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Vì vậy chiến lược phát triển đội ngủ CBGV, chất lượng giáo dục sẽ là điều kiện cho công tác xã hội hóa giáo dục, cho sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường. Trên cơ sở đó nhà trường xác định: III/Sứ mệnh, Tầm nhìn, Giá trị của nhà trường là: 1) Sứ mệnh: Giáo dục học sinh khả năng thích ứng và hòa nhập tốt với cộng đồng, Khả năng tự định hướng vươn lên trong học tập, trong cuộc sống, giúp các em có khả nặng xác định tương lai của mình góp phần xây dựng quê hương, đất nước. 2) Tầm nhìn: xây dựng nhà trường mạnh mẽ, năng động có vị thế cao trong hệ thống trường học của huyện nhà , là nơi để giáo viên và học sinh biết tự phấn đấu rèn luyện và học tập để tự hoàn thiện bản thân theo xu thế phát triển của xã hội . 3) Giá trị: -Có tình đoàn kết, lòng nhân ai cao, tinh thần trách nhiệm với công việc -Có tinh thần tự giác, tính trung thực, ý thức hợp tác cùng nhau - có tính năng đông, sáng tạo , ý thức phấn đấu vươn lên mạnh mẽ IV/ Mục tiêu chiến lược 1)Mục tiêu chung Từng bước xây dựng nhà trường phát triển về số lượng, chất lượng đội ngủ giáo viên và học sinh, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội quan tâm đầu tư xây dựng trường học để Phấn đấu đến năm 2015 trường đạt chuẩn quốc gia. 2) Mục tiêu cụ thể a) Đội ngủ giáo viên: - 100% có tư tưởng chính trị vững vàng, an tâm công tác, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống văn minh, lành mạnh xứng đáng là người thầy mẫu mực để học sinh noi theo - 100% có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn. Đến năm 2015 có 65% giáo viên có trình độ đại học - Giáo viên phải có năng lực chuyên môn từ khá trở lên, đến năm 2015 phấn đấu có 70% giáo viên biết sử dụng thành thạo giáo an điện tử. Năng động trong công tác giáo dục học sinh, linh hoạt trong phương pháp giảng dạy luôn tạo được sự hướng thú cho học sinh học tập - Luôn có ý thức trách nhiệm cao, có tâm huyết với nghề xác định mục tiêu kết quả giáo dục là thước đo năng lực của mỗi người thầy. - Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, bác ái , hài hoà, năng động và sáng tạo. b) Đối với học sinh : + về số lượng : Năm học 2009 – 2010 có 530HS chia làm 14 lớp Năm học 2010 – 2011 có 654HS chia làm 17 lớp Năm học 2011 – 2012 có 762 HS chia làm 20 lớp Năm học 2012 – 2013 có 854 HS chia làm 22 lứop Năm học 2013 – 2014 có 868 HS chia làm 23 lớp đến năm 2015 trường có quy mô 24 lớp với tổng số học sinh 914 +Về chất lượng : - Đào tạo thế hệ trẻ có đủ phẩm chất, năng lực tốt, luôn xác định đượcvai trò trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Biết phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, có khả năng thích ứng tốt với sự phát triển chung của xã hội. - Phấn đấu đến năm 2015 100% học sinh có đạo đức từ khá trở lên, trong đó 80% loại tốt, 20% loại khá, không có học sinh có đạo đức trung bình - Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường giáo dục cho học sinh kỷ năng giao tiếp, khả năng hoà nhập cộng đồng. Bước đầu hình thành cho các em khả năng tự học, tự rèn luyện, khả năng tư duy độc lập, khả năng phối hợp trong học tập để chủ động tiếp thu kiến thức, cụ thể : + Năm học 2009 – 2010 đến năm học 2010 – 2011 hình thành cho các em kỷ năng giao tiếp, khả năng hoà nhập cộng đồngđể các em chủ động trao đổi trong học tập với nhau và trao đổi với giáo viên để các em tư tin trong học tập. Phấn đấu nâng tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt từ 28 đến 30% , trung bình từ 60 đến 65% tỷ lệ học sinh yéu kém dưới 10%. + Từ năm học 2011 – 2012 đến năm học 2012 – 2013 hoàn thiện kỷ năng giao tiếp, chủ động hoà nhập cộng đồng, hình thành khả năng tự học, tự rèn luyện, khả năng tư duy độc lập và ý thức phối hợp với bạn bè trong học tập. Phấn đấu đạt chất lượng : - loại giỏi đạt từ 5% đến 10% - Loại khá từ 28% đến 32% - Loại trun bình 65% hạn chế tỷ lệ yếu kém dưới 8% + Từ năm học 2013 – 2014 đến năm học 2014 – 2015 cơ bản học sinh có khả năng giao tiếp tốt , khả năng tự hoc, tự rèn luyện, khả năng tư duy độc lập tốt và luôn chủ động trong học tập . - Phấn đấu chất lượng giáo dục đạt: + Loại giỏi 10% đến 13% + loại khá đạt 30 đến 35% + loại trung bình đạt 60% hạn chế tỷ lệ yếu kém dưới 5%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 100%, tỷ lệ học sinh vào cấp III đạt 90% hạn chế tình trạng học sinh bỏ học , tỷ lệ đầu ra so với đầu vào đạt 96% - Phấn đấu để học sinh học tốt ngoại ngữ xem tiềng anh là ngôn ngữ thứ hai mà hộc sinh cần phải nắm vững rèn luyện cho các em đạt trình độ chung của toàn xã hội - Đến năm hộc 2014 – 2015 học sinh đều có khả năng học tin họcj tốt , tạo được phong trào tham gia giải toán trên internet. c/ Về xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan trường lớp + Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất nhà trờng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường và điều kiện kinh tế của địa phương. Phấn đấu đến năm 2015 nhà trường bảo đảm đạt chuẩn về cơ sở vật chất cụ thể: - Từ năm 2010 đến năm 2012 nhà trường có 20 phòng học, 6 nhà công vụ cho giáo viên, có đủ phòng thư viện và hệ thống điện bảo đảm phục vuj tốt cho công tác dạy và học. Cảnh quan trường học xanh, sạch đẹp, hệ thống cây xanh bảo đảm đủ độ mát cho học sinh vui chơi. Quy hoạch khu vườn hoa cây cảnh, bê tông hoá toàn bộ hệ thống đường điỉtong khuân viên trường. Đầu tư mua săm các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học như máy chiếu, máy vi tinh và các tài liệu tham khảo giảng dạy cho giáo viên. - Từ năm 2013 đến 2014 phấn đấu có nhà hiệu bộ, các phòng học bộ môn,.Hoàn thiện hệ thống tường rào, bờ kè. Lắp đặt hhệ thống phục vụ nước uống cho học sinh, hoàn thiện 2 phòng tin học, nối mạng nội bộ. Xây dựng các công trình thể dục thể thao, Hoàn thiện khu vườn hoa cây cảnh tạo môi trường thân thiện cho học sinh học tập. - Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản có đủ cơ sở vật chất phù hợp với nhu cầu dạy và học của xã hội cơ bản nhà trường đạt chuẩn về cơ sở vật chất theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia. d/ Các chỉ tiêu khác Phấn đấu đến năm 2015 nhà trường cố số đảng viên đạt 40% trên tổng số cán bộ công nhân viên . V/ Giải pháp chiến lược: 5.1 Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp - Khảo sát và dự báo nhu cầu phát triển số lượng học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. - Soạn thảo nội dung chương trình địa phương vừa mang tính hê thống , khoa học đồng thời bảo đảm đúng chương trình nội dungcủa bộ, phù hợp thực tế của địa phương và khả năng tiếp thu của học sinh. - Mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường luôn nêu cao ý thức tự bồi dưỡng và rèn luyện bản thân. Đổi mới phương pháp dạy học theo phương châm lấy người học làm trung tâm. Học đi đôi với hành, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết giảng, Tăng cường công tác quản lý việc sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả. - Chuyển đổi mạnh mẽ từ quan niệm dạy học kiến thức là chủ yếu sang dạy phương pháp khai thác thông tin cho học sinh là chính. - Tăng cường rèn luyện kỷ năng tự học,ả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, rèn luyện kỷ năng thực hành cho học sinh là chủ yếu. - Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiêm tra. Đổi mới hinh thức kiểm tra đánh giá học sinh bảo đảm công bằng khách quan, ngăn ngưa tiêu cực trong dạy học và thi cử. 5.2: Đẩy mạnh nghiên cưu khoa học và chuyển giao công nghệ. - Tăng cừờng mua săm các trang thiết bị công nghệ tin học trong nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nghiên cưu khoa học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Hàng năm tổ chức thi giáo án điện tử, thi làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm tạo điều kiện để giáo viên phát huy khả năng sáng tạo của bản thân. 5.3/ Đào tạo đội ngủ giáo viên và cán bộ quản lý: - Động viên khuyến khích và tạo điiêù kiện cho giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn - Tổ chức mở lớp tiếng Anh, lớp tin học, lớp đào tạo về internet và thư điện tử cho cán bộ giáo viên trong nhà trường. - Mở các lớp tập huấn về công tác chuyên môn cho các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Hàng năm cử những giáo viên và cán bộ quản lý đi tập huấn và tham quan học hỏi ở những trường tiên tiến trong huyện và tỉnh. 5.4 Xây dựng cơ sở vật chất - Tăng cường công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo của ngành và địa phương đầu tư xây dựng các phòng học, phòng chức năng , phòng bộ môn - Tăng cường mua sắm các trang thiết bị phục vụ dạy và học để đáp ứng cho phương pháp giảng dạy hiện đại bằng hình thức tiết kiệm chi tiêu ngân sách được cấp kết hợp với sự hổ trợ của phụ huynh học sinh. - Thành lập ban vân động kêu góịư đốmg góp của các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng phòng thực hành tin học. Nâng cấp hệ thống internet trong nhà trường, xây dựng website của nhà trường. biến website nhà trường thành kho dữ liệu mở. - Hàng năm huy động nguồn đóng góp tư phụ huynh với phương châm một năm một công trình có giá trị nhằm từng bước hoàn thiện nhà trường trở thành môi trường thân thiện để các em hứng thú học tập. 5.5 Đào tạo chuẩn theo nhu cầu xã hội Đổi mới công tác hoạt động đội, rèn luyện kỷ năng chỉ huychi đội và liên đội cho học sinh. Thường xuyên tổ chức thi chỉ huy đội giỏi nhằm đào tạo khả năng chỉ đạo cho học sinh. - Đổi mới giờ sinh hoạt lớp biến giờ sinh hoạt lớp truyền thống thành giờ giáo dục kỷ năng giao tiếp, kỷ năng xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch cho học sinh. Từng bước giúp các em hoà nhập cộng đồng , khả năng thích ứng với sự phát triển của thời đại. - Đẩy mạnh các hoạt động sinh hoạt tập thể tổ chức các chương trình hội thảo cho học sinh theo đề xã hội. Hướng tới đào tạo toàn diện cho học snh. 5.6 Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, khai thác triệt để các nguồn lực để phát triển nhà trường Thành lập ban vân động quỹ khuyên học, khuyên tài lập kế hoạch phát triển nguồn tài chinh hàng năm nhằm phục vụ cho công tác khuyến kích dạy và học. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, cơ chế tài chính công khai, minh bạch chi đúng mục đích đúng thời điểm nhằm kích thích phong trào học tập trong nhà trường . và sự phát triển giáo dục ở địa phương. Thực hiện xã hội hoá giáo dục , đa dạng hoá các nguồn thu phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương, tạo động lực kích lệ các cá nhân, tổ chức có điều kiện quan tâm đến giáo dục xã nhà. -Tổ chức các lớp học tin học, các lớp dạy nâng caôch học sinh nhằm tạo nguồn thu chính đáng cho giáo viên đồng thời tạo phong trào thi đua học tốt trong học sinh nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 5.7 Đổi mới công tác quản lý, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dưng nhà trường “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” -Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của chi bộ, vai trò chỉ đạo của chính quyền, sự tham gia quản lý và động viên của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức chuyên mônvà đoàn thể, tạo điều kiện cho các tổ chức trong nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch theo định hương chung của nhà trường để đi đến mục tiêu chung của chiến lược. - Thực hiện dân chủ hóa trong trường học tạo điều kiện cho mọi cá nhân chủ động trình bày ý tưởng của mình để cùng nhau tìm ra phương pháp tối ưu phát triển nhà trường theo hương tích cực. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện. - Không ngừng đổi mới và sáng tạo trong công tác quản lý giáo dục, đổi mới công tác thi đua, công tác xây dựng kế hoạch, Phân công xây dựng và triển khai các đề án phát triển giáo dục của nhà trường trước hội đồng sư phạm và phu uynh học sinh VI/ Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện 6.1 Ban giám hiệu - Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược. Phê duyệt các đề án phát triển của các tổ chức đồng thời chỉ đạo các tổ thực hiện các đề án cụ thể để thực hiện thành công kế hoạch chiến lược chung - Là cầu nối phổ biến, truyền đạt các chủ trương, chiến lược của nhà trường với các cơ quan quản lý cấp trên - Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm của các tổ chức và của toàn trường - Xây dựng bổ sung và điều chỉnh kế hoạch những năm tiếp theo của nhà trường để phù hợp với sự phát triển của địa phương. - Điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ chuyên môn khi cần thiết. 6.2 các tổ chuyên môn - Chủ động xay dựng kế hoạch trình hiệu trưởng phê duyệt sau đó thực hiện kế hoạch đã phê duyết nhằm thực hiện hoàn thành mục tiêu chiến lược trong lĩnh vực của mình phụ trách. Tổ trưởng xây dựng lộ trình thực hiện kế hoạch theo mục tiêu đã định. Xây dựng biện pháp thực hiện kèm theo sự bố trí nhân lực vật lực và đề nghị sự hỗ trợ của nhà trường khi cần thiết để thực hiện tốt kế hoạch. - Chủ động đề xuất các giải pháp phát triển nhà trường, và chủ động thực hiện các giải phát trong khuôn khổ pháp luật quy định. - Tổ trưởng chuyên môn đại diện tổ ký kết trachs nhiệm với hiệu trường và thực hiện các cam kết thi đua đảm bảo chất lượng giáo dục, định kỳ kiểm tra, đánh giá các thành viên trong tổ, báo cáo với hiệu trưởng để có giải pháp trợ giúp. 6.3/ Tổ trưởng chuyên môn với giáo viên. - phân công công tác cho các thành viên trong tổ, tổ trưởng ký kết hợp đồng trách nhiệm với từng thành viên trong tổ để mỗi người đều có đích phấn đấu cần đạt được từng năm găn với các danh hiệu thi đua - ttỏ chức cho các thành viên trong tổ phối, kết hợp với nhau trong chuyên môn, nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn cho mọi thành viên. -Tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá công tác chuyên môn của từng thành viểntong tổ, chủ động đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật các cá nhân của tổ mình. 6.4 Đối với mỗi cán bộ, giáo viên và công nhân viên - Không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình, Nêu tâm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo. - Không ngừng học tập trao dồi kiến thức, kỷ năng sư pham, Chủ động đổi mới phương pháp làm việc, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng công tca . Không ngừng sáng tạo, chủ động đóng góp ý kiến cải tiến phương pháp giáo dục bộ môn - Luôn xác định vai trò trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp giáo dục. Lấy phương châm “Chất lượng học sinh là thước đo trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người thầy” 6.5 Đối với học sinh - Luôn nêu cao ý thức học tập, Với tinh thần tự học tự nghiên cưu là nền tảng để tiếp thu tri thức - Luôn rèn luyện kỷ năng giao tiếp để hòa nhập cộng đồng. Xác định học phải hỏi. Hỏi để chủ động lĩnh hội kiến trức _ Tham gia tích cực các hoạt động tập thể trường lớ , chủ động đóng góp ý kiến của mình trước lớp. xác định trường là nơi để rèn luyện và phát huy tài năng của mình - Luôn nêu cao ý thức xây dựng và bảo vệ trường lớp 6.6.Đối với các tổ chức đoàn thể. a)Công đoàn: - Công đoàn chủ động kết hợp với nhà trường triển khai kế hoạch thi đua, làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương đường lối chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước, các kế hoạch chiến lược của hội đồng trường cho toàn thể cán bộ , giáo viên và công nhân viên trong nhà trường. Đồng thời vận động CBCNV tham gia tích cực hoạt động để thực hiện hoàn thành kế hoạch chiến lược đã đề ra. - Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng, quy chế hoạt động công đoàn, quy chế phối hợp với nhà trường nhằm xây dựng nề nếp trong nhà trường. - Tham gia với nhà trường giải quyết các chế độ, quyền lợi cho các cán bộ và giáo viên, công nhân viên kịp thời để tạo động lực cho họ phát huy năng lực của mình - Phát động các phong trào thi đua động viên kích lệ tinh thần cho toàn thể CBCNV. b) Đoàn, Đội: Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động phong trào đội trong nhà trường, tăng cường công tác giáo dục nề nếp, đạo đức cho học sinh, xây dựng các quy định để đưa các em đi vào hoạt động có nề nếp , từ đó rèn luyện cho các em khả năng giao tiếp. - Tham mưu với nhà trường tổ chức các phong trào thi đua nhằm tạo sự hưngs thu cho các em trong học tập. - Chủ động tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, các cuộc thi tim hiểu về lịch sử, phòng chống các tệ nạn xã hội …để các em phát triển tài năng của mình. - Xây dựng kế hoạch hàng năm theo từng chủ đề phù hợp với sự phát triển của địa phương, từng bước hoàn thiện nề nếp, hoàn thiện kỷ năng lãnh đạo cho ban chỉ huy liên đội, tạo cho các em kỷ năng sinh hoạt tập thể. VI/ Kiến nghị với các cấp lãnh đạo: - Đối với sở GD&ĐT + Sớm đầu tư đầy đủ các trang thiết bị dạy học cho nhà trường + Đầu tư thêm một phòng máy vi tính và máy chiếu để nhà trường có điều kiện thực hiện giảng dạy bằng giáo án điện tử + Xây dựng phòng thư viện để nhà trường có đủ tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. - Những nội dung đề nghị phòng giáo dục, huyện, sở giáo dục hỗ trợ. a. Về tổ chức : - Năm học 2010 – 2011 đề nghị huyện bổ sung số cán bộ, giáo viên, nhân viên đầy đủ theo yêu cầu để đảm bảo tỉ lệ giáo viên đứng lớp, nhân viên phục vụ theo quy định của Bộ giáo dục. - Năm học 2011 – 2012 đề nghị phòng giáo dục tham mưu với các cấp lãnh đạo luân chuyển ở trường đi 01 giáo viên toán và đưa về trường 01 giáo viên toán đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh để nâng cao số lượng giáo viên giỏi tỉnh tại trường. Phấn đấu đạt 50% giáo viên có trình độ trên chuẩn - Năm học 2011- 2012, 2012 – 2013 đề nghị huyện bổ sung số cán bộ, giáo viên, nhân viên đầy đủ theo từng năm học để đảm bảo tỉ lệ giáo viên đứng lớp, nhân viên phục vụ theo quy định của Bộ giáo dục. b. Về cơ sở vật chất - Năm học 2010 – 2011 xây dựng thư viện xây dựng thêm 8 phòng học. - Năm học 2011 – 2012 xây dựng khu hành chính gồm : 01 phòng hiệu trưởng, 01 phòng hiệu phó, 01 phòng đoàn thể , 01 phòng hội đồng, 01 phòng kế toán , 01 phòng văn thư, 01 phòng truyền thống, 01 phòng đợi và tiếp khách, 01 phòng y tế học đường. Xây dựng 08 phòng học bộ môn gồm : 02 phòng tin học , 02 phòng anh văn, 01 phòng hoá học, 02 phòng sinh học, 01 phòng vật lý. - Năm học 2012– 2013 xây dựng nhà tập đa năng, xây dựng hàng rào, cổng trường, nhà bảo vệ. - Năm học 2013 – 2014 xây dựng 08 phòng học văn hoá. Xây dựng phòng học bộ môn của các môn còn lại gồm : 01 phòng âm nhạc, 01 phòng mỹ thuật, 01 phòng lịch sử, 01 phòng địa lý, 03 phòng toán, 03 phòng ngữ văn, 02 phòng công nghệ. 01 nhà kho. + Đối với địa phương tạo điều diện để nhà trường - Huy động nguồn đóng góp từ phụ huynh để từng bước làm sân và hàng rào xung quanh trường và cảnh quan truờng học - Ưu tiên quỹ đất để cho giáo viên có nhu cầu sinh sống lâu dài tại địa phương an tâm công tác. T/M BGH HT . hoạt lớp biến giờ sinh hoạt lớp truyền thống thành giờ giáo dục kỷ năng giao tiếp, kỷ năng xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch cho học sinh. Từng bước giúp các em hoà nhập cộng. đoàn chủ động kết hợp với nhà trường triển khai kế hoạch thi đua, làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương đường lối chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước, các kế hoạch chiến lược. công kế hoạch chiến lược chung - Là cầu nối phổ biến, truyền đạt các chủ trương, chiến lược của nhà trường với các cơ quan quản lý cấp trên - Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch

Ngày đăng: 06/07/2014, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan