1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ôn học kỳ II hóa học 10

6 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 63 KB

Nội dung

ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II HÓA HỌC 10 Họ và tên học sinh……………………………………………………………………………… PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6đ) Câu 1. Cho các chất: (1) KMnO 4 (2) MnO 2 (3) KClO 3 (4) KNO 3 . Những chất nào vừa được dùng để điều chế ôxi, vừa được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm? A. (1) và (2) B. (1) và (3) C. (3) và (4) D. (1) và (4) Câu 2. Để chứng minh SO 2 vừa có tính ôxi hóa vừa có tính khử, ta cho nó phản ứng với cặp chất nào sau? A. O 2 và H 2 S B. dd Br 2 và O 2 C. Mg và H 2 S D. dd KMnO 4 và Cl 2 Câu 3. Cho các phản ứng N 2 + 3H 2  2NH 3 ΔH < O Yếu tố nào sau không làm cân bằng của phản ứng dịch về phía thuận? A. thêm khí H 2 vào bình phản ứng B. tăng nhiệt độ bình phản ứng C. tăng áp suất bình phản ứng D. giảm thể tích bình phản ứng Câu 4. Dung dịch bạc nitrat không tạo kết tủa với dung dịch muối nào sau? A. KCl B. NaI C. CaBr 2 D. BaF 2 Câu 5. Thể tích khí SO 2 (đktc) cần dùng để làm mất màu 200 ml dung dịch Br 2 0,75M là A. 2,24 l B. 3,36 l C. 4,48 l D. 5,6 l Câu 6. Hỗn hợp nào sau không tạo khí SO 2 với H 2 SO 4 đặc nóng? A. Cu và CuO B. FeO và CuO C. CuO và Fe 2 O 3 D. Fe 3 O 4 và CuO Câu 7. Khi cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường ta thu được A. NaCl và NaClO B. NaCl và NaClO 3 C. NaClO và NaClO 3 D. chỉ NaCl Câu 8. Cho kim loại M tan hoàn toàn trong bình chứa H 2 SO 4 đặc dư thì khối lượng bình trước và sau phản ứng không đổi. M là A. Fe B. Cu C. Al D. Zn Câu 9. Cho 21 gam hỗn hợp hai kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 11,2 l khí (đktc). Hai kim loại trong hỗn hợp có thể là A. Cu và Mg B. Mg và Fe C. Al và Mg D. Fe và Zn Câu 10. Cho phản ứng: HCl + KMnO 4 → KCl + MnCl 2 + Cl 2 + H 2 O Trong phản ứng trên số phân tử HCl bị ôxi hóa là A. 10 B. 16 C. 6 D. 5 Câu 11. H 2 S là chất …(1)… có mùi trứng thối, tan …(2)… trong nước tạo thành dung dịch axit…(3)… Các từ, cụm từ đúng điền vào (1), (2) và (3) lần lượt là A. khí, nhiều, yếu B. lỏng, ít, mạnh C. khí, ít, yếu D. khí, ít, mạnh Câu 12. Cho 8 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg tan hoàn toàn trong dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được 4,48 l khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là Đề 1 A. 24,2 B. 26,4 C. 27,6 D. 27,2 Câu 13. Trộn 300 ml dung dịch H 2 SO 4 2M với 200 ml dung dịch H 2 SO 4 3M. CM của dung dịch sau khi trộn là (sự co giãn thể tích là không đáng kể) A. 2,5M B. 2,6M C. 2,2M D. 2,4M Câu 14. Nguyên tắc điều chế khí ôxi trong phòng thí nghiệm là A. điện phân nước B. nhiệt phân đá vôi C. nhiệt phân các chất kém bền giàu ôxi D. ôxi hóa các chất giàu ôxi Câu 15. Trong phản ứng FeO + H 2 SO 4 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + H 2 O H 2 SO 4 có vai trò là A. chất ôxi hóa B. chất ôxi hóa và môi trường C. chất khử D. chất khử và môi trường Câu 16. Cho V l khí SO 2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1,5M. Để chỉ thu được NaHSO 3 thì giá trị tối thiểu của V là A. 2,24 B, 3,36 C. 4,48 D. 6,72 Câu 17. Khử một ôxit sắt cần 8,96 l H 2 , lượng Fe sinh ra cho vào dung dịch HBr loãng dư thu được 6,72 l H 2 (các thể tích đo ở đktc). Công thức hóa học của ôxit sắt là A. Fe 3 O 4 B. Fe 2 O 3 C. FeO D. FeO hoặc Fe 3 O 4 Câu 18. NaClO 2 và KClO 3 lần lượt có tên gọi là A. natriclorua và kaliclorat B. natriclorit và kaliclorat C. natriclorit và kaliclorit D. natricloric và kaliclorat Câu 19. Để phân biệt ba chất rắn: CaCl 2 , Na 2 SO 3 và KNO 3 , ta có thể dùng một chất duy nhất là A. dung dịch HCl B. nước vôi trong C. dung dịch Na 2 CO 3 D. dung dịch H 2 SO 4 Câu 20. Hỗn hợp khí X chứa 40% ôxi và 60% ozon theo thể tích. Tính tỷ khối của X so với hidro? A. 10,4 B. 20,8 C. 10,6 D. 41,6 PHẦN II. TỰ LUẬN (4đ) Câu 1. Hòa tan hoàn toàn CuO bằng lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 5%. Tính C% của dung dịch muối thu được? Câu 2. Chỉ dùng thêm quỳ tím hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch không màu sau: Ba(OH) 2 , NaOH, HCl, H 2 SO 4 , NaHSO 3 , KCl Câu 3. Chia hỗn hợp gồm Cu và Fe thành hai phần bằng nhau. Phần I phản ứng với H 2 SO 4 loãng dư thu được 4,48 lit khí. Phần II phản ứng với H 2 SO 4 đặc nóng dư thu được 8,96 lit khí (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II HÓA HỌC 10 Họ và tên học sinh……………………………………………………………………………… PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6đ) Câu 1. Không điều chế được HI bằng phản ứng NaI với H 2 SO 4 đặc là do A. tính axit của HI mạnh hơn H 2 SO 4 B. tính ôxi hóa của HI mạnh hơn H 2 SO 4 đặc C. HI có tính khử mạnh D. tính axit của HI yếu hơn H 2 SO 4 Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 12 gam ôxit của kim loại M cần dùng 200 ml dung dịch HCl 1,5M. Công thức hóa học của ôxit là A. MgO B. CuO C. Fe 2 O 3 D. CaO Câu 3. Phản ứng nào sau không đúng? A. F 2 + 2NaCl → 2NaF + Cl 2 B. Cl 2 + 2NaBr → 2NaCl + Br 2 C. Br 2 + 2HI → 2HBr + I 2 D. Cl 2 + 2KI → 2KCl + I 2 Câu 4. Nguyên tắc điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm là …(1)… HCl bằng chất …(2)… mạnh. Hãy chọn các từ, cụm từ đúng điền vào (1) và (2) A. ôxi hóa – ôxi hóa B. khử – khử C. ôxi hóa – khử D. khử – ôxi hóa Câu 5. Cho 20 g hỗn hợp gồm Mg và Zn phản ứng vừa đủ với dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được 8,96 lit H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là A. 58,4 g B. 59,2 g C. 54,8 g D. kết quả khác Câu 6. Dung dịch X chứa hỗn hợp HCl 1,5M và H 2 SO 4 1M. Để trung hòa 200 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 . Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH) 2 là A. 1,5M B. 2M C. 1,25M D. 1,75M Câu 7. Cho các phản ứng 1. HCl + MnO 2 → MnCl 2 + Cl 2 + H 2 O 2. HCl + Cu + O 2 → CuCl 2 + H 2 O 3. HCl + Na 2 CO 3 → NaCl + CO 2 + H 2 O 4. HCl + Fe → FeCl 2 + H 2 Phản ứng chứng tỏ HCl có tính ôxi hóa là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8. Đun nóng hỗn hợp gồm 49 g kaliclorat và 1 gam manganđiôxit một thời gian thì thu được chất rắn có khối lượng 35,6 g. Hiệu suất của phản ứng phân hủy kaliclorat là A. 80% B. 70% C. 75% D. 85% Câu 9. Để nhận biết các chất khí: O 3 , O 2 , SO 2 , ta dùng thuộc thử là A. dung dịch KI và dung dịch Br 2 C. dung dịch NaI và nước vôi trong C. cả A và B đúng D. cả A và B sai Câu 10. Một loại oleum có chứa 0,775%H; 37,210%S; còn lại là ôxi. Công thức của oleum là Đề 2 A. H 2 SO 4 .SO 3 B. H 2 SO 4 .2SO 3 C. H 2 SO 4 .3SO 3 D. H 2 SO 4 .4SO 3 Câu 11. Cho a mol Cu phản ứng với H 2 SO 4 đặc nóng dư thu được 4,48 l SO 2 . Nếu cho a mol Fe phản ứng với H 2 SO 4 đặc nóng dư thì được bao nhiêu l SO 2 ?(khí đo ở đktc, SO 2 là sản phẩm khử duy nhất). A. 3,36 l B. 4,48 l C. 5,6 l D. 6,72 l Câu 12. H 2 SO 4 đặc nguội hòa tan được A. Cu B. Fe C. Al D. Au Câu 13. Nhỏ H 2 SO 4 đặc vào cốc thủy tinh chứa đường saccarozơ (C 12 H 22 O 11 ), sau một thời gian thấy đường hóa than và thoát ra khí X. Khí X có thể chứa A. CO 2 B. SO 2 C. CO 2 và SO 2 D. SO 2 và O 2 Câu 14. Một hỗn hợp khí gồm 40% ôxi và 60% ozon theo khối lượng. Tỷ khối của hỗn hợp so với H 2 là A. 20,8 B. 20 C. 40 D. 41,6 Câu 15. Sục khí clo vào dung dịch KI có hồ tinh bột thì hiện tượng quan sát được là A. dung dịch chuyển thành màu tím B. dung dịch chuyển thành màu xanh đen C. không có hiện tượng gì D. dung dịch chuyển thành màu vàng Câu 16. Kim loại nào sau khi phản ứng với HCl và Cl 2 cho cùng một muối? A. Fe B. Cu C. Mg D. Au Câu 17 – 18 . Cho V l khí clo (đktc) phản ứng vừa đủ với 200 ml KOH ở 100 o C, cô cạn dung dịch sau phản ứng rồi nung muối thu được cho đến khi khối lượng không đổi thì được 22,35 g KCl. Giá trị của V và C M của dung dịch KOH là A. 2,24 l và 1M B. 3,36 l và 1,5M C. 4,48 l và 1,5M D. 5,6 l và 1M Câu 19. Phản ứng nào sau không xảy ra? A. H 2 SO 4 + Na 2 SO 3 → Na 2 SO 4 + SO 2 + H 2 O B. H 2 SO 4 + K 2 CO 3 → K 2 SO 4 + CO 2 + H 2 O C. H 2 SO 4 + CaOCl 2 → CaSO 4 + HCl + HClO D. H 2 SO 4 + CuS → CuSO 4 + H 2 S Câu 20. Quá trình sản xuất amoniac trong công ngiệp dựa trên các đặc điểm của phản ứng N 2 + 3H 2  2NH 3 ΔH<0 Để thu được NH 3 với hiệu suất cao ta cần thực hiện phản ứng trong điều kiện A. áp suất thấp, nhiệt độ thấp B. áp suất cao, nhiệt độ cao C. áp suất thấp, nhiệt độ cao D. áp suất cao, nhiệt độ thấp PHÂN II. TỰ LUẬN (4đ) Câu 1. Đốt sắt trong không khí một thời gian, cho chất rắn thu được vào dung dịch HCl dư rồi sục khí clo vào dung dịch sau phản ứng . Viết các phản ứng có thể xảy ra? Câu 2. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, hãy trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch không màu sau: HCl, H 2 SO 4 , K 2 SO 3 , Na 2 SO 4 . Câu 3. Đun nóng hỗn hợp gồm Al và S trong bình kín không có không khí thu được 10,2 g chất rắn X. Hòa tan X trong HBr dư được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với H 2 là 9. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu? Các phản ứng xảy ra hoàn toàn ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II HÓA HỌC 10 Họ và tên học sinh……………………………………………………………………………… PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6đ) Câu 1. Đốt pirit sắt ta thu được các sản phẩm là A. FeO và SO 2 B. Fe 3 O 4 và SO 2 C. Fe và SO 2 D. Fe 2 O 3 và SO 2 Câu 2. Trong các HX (X: F, Cl, Br, I), HI là chất có tính axit…(1)… và tính khử…(2)… Các từ, cụm từ đúng điền vào (1) và (2) là A. mạnh nhất – yếu nhất B. mạnh nhất – mạnh nhất C. yếu nhất – mạnh nhất D. yếu nhất – yếu nhất Câu 3. Một bình kín chứa 50 l hỗn hợp khí gồm ôxi và ozon, khi toàn bộ ozon trong bình phân hủy thành ôxi thì áp suất bình tăng 2% (nhiệt độ bình được giữ không đổi). Thể tích ozon có trong bình lúc đầu là A. 2 l B. 3 l D. 4 l D. 5 l Câu 4. Khí SO 2 có thể làm mất màu dung dịch brôm và dung dịch thuốc tím là do A. SO 2 có tính ôxi hóa B. SO 2 vừa có tính ôxi hóa vừa có tính khử C. SO 2 có tính khử D. SO 2 là một ôxit axit Câu 5. Cho hỗn hợp Cu và Fe phản ứng với H 2 SO 4 đặc nóng, dư thu được 5,6 l SO 2 (đktc) và một dung dịch có chứa 36 g muối. Thành phần % theo khối lượng của Cu trong hỗn hợp là A. 53,33% B. 46,67% C. 50% D. 64% Câu 6. Để phân biệt các gốc halogenua trong dung dịch, có thể dùng thuốc thử là A. AgNO 3 B. PbSO 4 C. AgCl D. cả A và B Câu 7. Cặp chất nào sau có thể cùng tồn tại trong một dung dịch A. NaOH và NaHCO 3 B. HCl và Pb(NO 3 ) 2 C. Na 2 SO 4 và HCl D. K 2 SO 3 và H 2 SO 4 Câu 8. Cho V l khí SO 2 (đktc) vào 300 ml dung dịch KOH 1,25M. Để dung dịch sau phản ứng có hai muối thì giá trị của V phải thỏa mãn điều kiện nào? A. V ≥ 8,4 B. V ≤ 4,2 C. 4,2 ≤ V ≤ 8,4 D. 8,4 > V > 4,2 Câu 9. Nhiệt phân 31,6 gam KMnO 4 với hiệu suất 75%. Tính thể tích khí ôxi thu được ở đktc? A. 1,12 l B. 1,68 l C. 3,36 l D. 4,48 l Câu 10. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng? Đề 3 A. nhiệt độ B. nồng độ C. áp suất D. xúc tác Câu 11. Hỗn hợp nào tan hoàn toàn trong H 2 SO 4 loãng A. Cu, Fe, Al B. Na 2 CO 3 , K 2 SO 3 , CaSO 4 C. Ag, Mg, Zn D. CuO, FeCO 3 , Fe 3 O 4 Câu 12. Tính khối lượng NaCl đủ dùng để điều chế được 50 gam dung dịch HCl 14,6%? (bằng phản ứng với H 2 SO 4 đặc) A. 11,7 g B. 5,85 g C. 23,4 D. kết quả khác Câu 13. Để loại tạp chất SO 2 và CO 2 ra khỏi hỗn hợp khí với CO, ta cho hỗn hợp qua A. dung dịch Br 2 dư B. dung dịch Ca(OH) 2 dư C. dung dịch H 2 SO 4 đặc dư D. dung dịch KMnO 4 dư Câu 14. Trong nước clo có các chất là A. Cl 2 và H 2 O B. Cl 2 , H 2 O và HCl C. HCl, HClO và H 2 OD. Cl 2 , H 2 O, HCl và HClO Câu 15. Không dùng bình làm bằng kim loại nào sau để chứa H 2 SO 4 đặc nguội? A. Fe B. Cu C. Cr D. Al Câu 16. Cho m g hỗn hợp gồm Na 2 SO 3 và K 2 SO 3 phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 4,48 l SO 2 (đktc) và dung dịch có chứa 26,6 gam muối clorua. Giá trị đúng của m là A. 28,4 B. 29 C. 30,4 D. kết quả khác Câu 17. Khi tăng nhiệt độ hay giảm áp suất của một phản ứng thì cân bằng của nó chuyển dịch theo chiều thuận. Phản ứng nào sau thỏa mãn đặc điểm trên? A. N 2 + 3H 2  2NH 3 Δ<0 B. 2NH 3  N 2 + 3H 2 Δ>0 C. 2SO 2 + O 2  2SO 3 Δ<0 D. 2SO 3  2SO 2 + O 2 Δ>0 Câu 18. Dung dịch X chứa NaF 0,75M và KCl 0,5M. Cho 200 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch AgNO 3 dư thì thu được kết tủa có khối lượng là A. 33,4 g B. 19,05 g C. 21,35 g D. 14,35 g Câu 19. Khi nhiệt độ của phản ứng tăng thêm 10 o C thì tốc độ phản ứng tăng gấp đôi. Nếu tăng nhiệt độ của phản ứng thêm 30 o C thì tốc độ phản ứng tăng A. 3 lần B. 6 lần C. 8 lần D. 9 lần Câu 20. Các halogen không phản ứng trực tiếp với A. lưu huỳnh B. cacbon C. ôxi D. Phôtpho PHẦN II. TỰ LUẬN (4đ) Câu 1. Thực hiện sơ đồ biến hóa sau (1,5đ) Cu CuCl 2 FeCl 2 FeCl 3 Fe FeSO 4 Fe 2 (SO 4 ) 3 Câu 2. Đun 2,54 g Fe trong không khí một thời gian thu được 3 g hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X bằng H 2 SO 4 đặc nóng dư được bao nhiêu l SO 2 (đktc)? (1) Câu 3. Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất khí: O 2 , O 3 , H 2 S, SO 2 ? (1,5đ) . 4,48 lit khí. Phần II phản ứng với H 2 SO 4 đặc nóng dư thu được 8,96 lit khí (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II HÓA HỌC 10 Họ và tên học sinh……………………………………………………………………………… PHẦN. ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II HÓA HỌC 10 Họ và tên học sinh……………………………………………………………………………… PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6đ) Câu 1. Cho. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu? Các phản ứng xảy ra hoàn toàn ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II HÓA HỌC 10 Họ và tên học sinh……………………………………………………………………………… PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6đ) Câu 1. Đốt

Ngày đăng: 06/07/2014, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w