Bạch truật - vị thuốc trường sinh pot

3 212 0
Bạch truật - vị thuốc trường sinh pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bạch truật - vị thuốc trường sinh Trong sách Thần tiên truyện của Cát Hồng đời Tấn – Trung Quốc có chép: Có một lần Hán Vũ đế ngự giá về phương Đông, nhìn thấy một cụ già cuốc cỏ dưới ruộng, tóc bạc như cước mà tinh thần còn như trai tráng. Vũ Đế hỏi cụ làm sao được sức khỏe như thế. Cụ bẩm: “Tôi hồi mới 55 tuổi, răng rụng hết, tóc khô, già ốm yếu. Một hôm gặp một trưởng giả trường thọ, rất giỏi phép dưỡng sinh. Ông dạy tôi đừng ăn những thức ăn xào nấu béo ngọt, chỉ ăn bạch truật và uống nước, còn làm gối bằng bạch truật để gối. Tôi làm theo lời dạy của ông, hằng ngày ăn bột bạch truật, hễ đói là ăn, ăn xong uống nước. Ngoài ra còn nghiền bột bạch truật bỏ vào gối khi ngủ. Một thời gian sau, tinh thần chuyển tốt, dần dần người trẻ lại, răng rụng lại mọc, ngày đi trăm dặm không thấy mệt. Năm nay tôi đã ngoài 90 tuổi”. Bạch truật là cây thảo, sống nhiều năm, cao 40-60cm, phía trên có phân nhánh. Rễ củ mập, có vỏ ngoài màu vàng xám. Thân hình trụ, mọc đứng, phần dưới hóa gỗ. Lá mọc so le, lá phía dưới có cuống dài, xẻ sâu thành 3 thùy như những lá chét riêng biệt, thùy giữa to hơn, hình bầu dục hoặc hình trứng, đầu nhọn, gốc lệnh, mép có răng cưa; lá gần ngọn có cuống ngắn, không chia thùy, mép khía răng; gân lá nổi rất rõ ở mặt dưới. Cụm hoa hình đầu, ở đầu cành; mỗi đầu gồm nhiều hoa hình ống, màu tím; tổng bao lá bắc hình chuông gồm những lá hẹp xẻ nhiều thùy rất sâu hình lông chim. Quả bế hình cầu hoặc bầu dục, hơi dẹt, có một chùm lông dài trắng. Theo y học cổ truyền, bạch truật có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Bạch truật được coi là một vị thuốc bồi dưỡng và được dùng điều trị các chứng bệnh đau dạ dày, bụng trướng đầy, nôn mửa, ăn chậm tiêu, thấp nhiệt, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mạn tính, an thai trong trường hợp có thai đau bụng, ốm nghén nôn ọe, chữa sốt trong các trường hợp sốt ra mồ hôi, phù thũng. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột. Kiêng kỵ: đau bụng do âm hư nhiệt trướng, đại tiện táo, háo khát không dùng. Một số bài thuốc trường thọ có dùng bạch truật Bài 1: Từ Hy thái hậu dưỡng tâm diên linh ích thọ đơn Đây là bài thuốc của các ngự y Trang Thủ Hòa, Lý Đức Xương của cung đình nhà Thanh chế cho Từ Hy thái hậu dưỡng tâm, tăng tuổi thọ. Bá tử nhân (sao) 12g, đơn sâm 12g, bạch thược (sao rượu) 12g, đơn bì 12g, đương quy (sao rượu) 15g, xuyên khung 6g, sinh địa thô (rửa rượu) 12g, chi tử (quả dành dành) 9g, hoàng tinh (sao chế với rượu) 9g, trần bì 6g, bạch truật (sao) 20g, chỉ xác (sao) 12g, toan táo nhân (sao) 12g. Tất cả tán thành bột, luyện với mật hoàn mỗi viên 2g, mỗi lần uống 4g với nước. Ngày uống 2 lần. Bài 2: Viên tăng tuổi thọ: bài này của quan Ngự y Lý Đức Xương trong cung đình nhà Thanh hiến cho Hoàng đế Quang Tự để dưỡng sinh. Uống vào thân thể cường tráng, tinh lực dồi dào. Viễn chí 9g, bạch thược 12g, đương quy 15g, đảng sâm 12g, hoàng kỳ 9g, bạch truật 20g, phục linh 15g, vỏ quýt 12g, hương phụ 12g, mộc hương 9g, sa nhân 9g, quế (viên nhục) 9g, táo nhân 12g, thạch xương bồ 9g, cam thảo 6g. Tất cả nghiền thành bột, dùng mật ong làm hoàn mỗi viên 2g. Mỗi lần uống 4g, ngày uống hai lần với nước trắng. Một số bài thuốc dùng trong dân gian: Thuốc bổ và chữa suy nhược cơ thể. Bạch truật 6kg, cho ngập nước vào nồi đất hay đồ sành, đồ sắt tráng men, nấu cạn còn một nửa, gạn lấy nước. Thêm nước mới, làm như vậy 3 lần. Trộn 3 nước lại, cô đặc thành cao. Ngày uống 2-3 thìa cao này. Chữa sỏi mật, khó tiêu, sa dạ dày: Bạch truật 6g, phục linh 6g, trần bì 5g, nhân sâm 6g, gừng 8g, nước 600ml. Sắc còn 300ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Chữa viêm gan: Bạch truật 9g, nhân trần 30g, trạch tả 9g, dành dành 9g, phục linh 12g, nước 450ml. Sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Chữa viêm dây thần kinh vùng thắt lưng, người lớn tuổi tiểu tiện không tự chủ: Bạch truật 4g, phục linh 8g, cam thảo 4g, nước 600ml. Sắc trong một giờ, sau đó lọc, hâm nóng chia làm 3 lần uống trong ngày. Chữa đái tháo đường: Bạch truật 12g, hoàng kỳ 6g, sơn dược 15g, phục linh 12g, đảng sâm 5g, nước 500ml. Sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Một đợt điều trị là 2 tháng. Chữa viêm dạ dày cấp và mạn tính, bệnh về máu: Bạch truật 6g, trần bì 5g, toan táo nhân 3g, hậu phác 5g, gừng 3g, cam thảo 2g, nước 600ml cho vào sắc sau đó lọc, chia làm 3 lần uống trong ngày. . Bạch truật - vị thuốc trường sinh Trong sách Thần tiên truyện của Cát Hồng đời Tấn – Trung Quốc có chép: Có. Theo y học cổ truyền, bạch truật có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Bạch truật được coi là một vị thuốc bồi dưỡng và được. hôm gặp một trưởng giả trường thọ, rất giỏi phép dưỡng sinh. Ông dạy tôi đừng ăn những thức ăn xào nấu béo ngọt, chỉ ăn bạch truật và uống nước, còn làm gối bằng bạch truật để gối. Tôi làm

Ngày đăng: 06/07/2014, 16:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan