Bạch chỉ trị cảm sốt Trong y học cổ truyền, bạch chỉ được dùng trị cảm phong hàn phát sốt, nhức đầu, đau răng, ngạt mũi, viêm mũi chảy nước hôi, đau mắt, ngứa, chảy nước mắt, đại tiện ra máu, đau bụng kinh, khí hư. Bạch chỉ cũng được dùng chữa phong thấp, sưng đau các đầu xương, đau dây thần kinh, mụn nhọt chốc lở, viêm da có mủ, viêm tuyến vú, lở sơn. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc hoặc tán bột, chia làm nhiều lần uống, mỗi lần 1-2g. Dùng ngoài, mài với rượu hoặc chế thành dầu thuốc phối hợp với một số vị khác để bôi đắp. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, bạch chỉ còn được dùng làm thuốc chữa chảy máu, giảm đau, và chữa đau dây thần kinh. Dùng ngoài chữa một số bệnh ngoài da. Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn cho thấy nước sắc và cao chiết từ bạch chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn: phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn. Bạch chỉ cũng có tác dụng kháng virut. Viên Bạch địa căn bào chế từ 3 dược liệu: bạch chỉ, địa liền và cát căn, có tác dụng hạ sốt, giảm đau rõ rệt trên những bệnh nhân sốt xuất huyết, sởi, thủy đậu. Đối với sốt xuất huyết, sau khi dùng thuốc, bệnh nhân hết sốt, đỡ nhức đầu, đỡ đau mỏi chân tay, có cảm giác dễ chịu. Đối với bệnh nhân sởi, thủy đậu, thuốc còn thể hiện tác dụng kháng khuẩn, chống bội nhiễm, nên ngoài tác dụng hạ sốt, các bệnh nhi đỡ ho nhiều trong trường hợp có kèm theo viêm phế quản, các nốt thủy đậu ít bị bội nhiễm. Một số bài thuốc có dùng bạch chỉ Chữa cảm mạo phong hàn Bạch chỉ, xuyên khung, sinh địa, hoàng cầm, mỗi vị 8g; khương hoạt, phòng phong, thương truật, tế tân, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang. Chữa cảm cúm, sốt gai rét, nhức đầu, cơ thể đau mỏi Bạch chỉ, xuyên khung, lượng bằng nhau; tán bột. Uống mỗi lần 2-3g, ngày uống 3-4 lần với rượu hay nước nóng cho ra mồ hôi. Chữa đau nhức các khớp không có nóng đỏ Bài 1: Bạch chỉ 8g; thổ phục linh, ké đầu ngựa, hy thiêm, rễ vòi voi, mỗi vị 16g; uy linh tiên, tỳ giải, ý dĩ, cam thảo nam, mỗi vị 12g; quế chi 8g. Sắc uống ngày một thang. Bài 2: Bạch chỉ 6g; ý dĩ, tỳ giải, mỗi vị 16g; ngũ gia bì, rễ cỏ xước, xuyên khung, đan sâm, mỗi vị 12g; rễ cây lá lốt 8g, quế chi 6g. Sắc uống ngày một thang. Chữa đau dây thần kinh liên sườn do lạnh Bạch chỉ 8g, đan sâm 12g; quế chi, phòng phong, khương hoạt, uất kim, chỉ xác, xuyên khung, mỗi vị 8g; thanh bì 6g. Sắc uống ngày một thang. Chữa viêm phế quản cấp tính Bạch chỉ 8g, tía tô 12g; lá hẹ, kinh giới, mỗi vị 10g; rễ chỉ thiên 8g; trần bì, xuyên khung, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang. Chữa mụn nhọt mưng mủ, trẻ bị bỏng rạ, thủy đậu Bạch chỉ, ý dĩ sao, lượng bằng nhau; tán bột, uống mỗi ngày 8-12g với nước sắc bồ công anh, khúc khắc, mỗi vị 10-20g làm thang. Chữa viêm tuyến vú giai đoạn đầu Bạch chỉ, thổ bối mẫu, mỗi vị 7g. Tán thành bột, chia làm 2 lần uống với rượu trong ngày. Chữa đau bụng lúc đang hành kinh hoặc trước lúc hành kinh Bạch chỉ 8g; ngưu tất, đan sâm, mỗi vị 12g; quế chi, can khương, bán hạ chế, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày. Chữa bế kinh do ứ trệ máu Bạch chỉ 8g; đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; quế chi, tía tô, uất kim, nga truật, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Chữa viêm mũi dị ứng Bạch chỉ 12g; ké đầu ngựa, xuyên khung, hoài sơn, mỗi vị 16g; bạch truật 12g; tang bạch bì 10g, quế chi 8g, tế tân 6g; cam thảo, gừng, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang. Chữa đau răng, sâu răng Dùng bột bạch chỉ thấm bông xỉa vào chân răng. Chữa hôi miệng Bạch chỉ, xuyên khung, mỗi vị 30g. Tán bột mịn, làm thành viên to bằng hạt ngô. Hàng ngày ngậm 2-3 viên. Chữa bệnh đau nửa đầu Bạch chỉ, tế tân, thạch cao, nhũ hương. Tán thành bột mịn; thổi vào mũi. Nếu đau đầu bên phải thì thổi vào bên trái và ngược lại. Chữa bỏng Bạch chỉ, tử thảo, kim ngân, mỗi vị 30g, sáp ong trắng 20g, băng phiến 2g, dầu vừng 500g. Đun nóng dầu vừng tới 130oC, cho bạch chỉ, tử thảo, kim ngân vào dầu đun tới 150oC, khi đó bạch chỉ chuyển thành màu vàng cháy. Lọc lấy dầu, cho thêm sáp ong trắng. Để nguội, cho thêm băng phiến vào. Dùng vải gạc đã tiệt trùng nhúng vào dầu rồi đắp lên vết bỏng hoặc dùng que bông tẩm dầu bôi lên vết thương. . Bạch chỉ trị cảm sốt Trong y học cổ truyền, bạch chỉ được dùng trị cảm phong hàn phát sốt, nhức đầu, đau răng, ngạt mũi, viêm mũi chảy nước. liệu: bạch chỉ, địa liền và cát căn, có tác dụng hạ sốt, giảm đau rõ rệt trên những bệnh nhân sốt xuất huyết, sởi, thủy đậu. Đối với sốt xuất huyết, sau khi dùng thuốc, bệnh nhân hết sốt, đỡ. bạch chỉ Chữa cảm mạo phong hàn Bạch chỉ, xuyên khung, sinh địa, hoàng cầm, mỗi vị 8g; khương hoạt, phòng phong, thương truật, tế tân, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang. Chữa cảm