1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHẦN 1 doc

27 399 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 391,16 KB

Nội dung

Đối tượng và nội dung nghiên cứu của phương pháp luận nghiên cứu khoa học: Trước đây, hầu như chỉ có triết học mới dành mối quan tâm nghiên cứu về khoa học như một phạm trù triết học nh

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Văn Hộ - Nguyễn Đăng Bình

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(Tài liệu dùng cho các lớp cao học thạc sĩ)

THÁI NGUYÊN - 2004

Trang 2

Bài mở đầu ĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

I Đối tượng và nội dung nghiên cứu của phương pháp luận nghiên cứu khoa học:

Trước đây, hầu như chỉ có triết học mới dành mối quan tâm nghiên cứu về khoa học như một phạm trù triết học nhằm giải thích nguồn gốc của khoa học, các tuy luật nội tại của khoa học, quan hệ giữa khoa học với khách thể mà khoa học nghiên cứu, quan hệ giữa khoa học với các hình thái xã hội Đã có một thời triết học lược coi là khoa học của các khoa học Ngày nay, với sự phát triển như

vũ bão của khoa học công nghệ, khoa học đã trở thành bộ máy khổng lồ đang nghiên cứu, khám phá tất cả các góc cạnh của thế giới Kết quả nghiên cứu đã tạo ra một hệ thống tri thức đồ sộ và mở ra kỷ nguyên bùng nổ thông tin Những khám phá mới của khoa học đã làm thay đổi nhiều quan niệm truyền thống trong sản xuất vật chất và trong đời sống tinh thần của xã hội Về mặt này, khoa học không chỉ được xem xét trong quan hệ với khách thể mà khoa học nghiên cứu,

mà còn được xem xét trong quan hệ qua lại với hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội

Trước sự phát triển nhanh chóng ấy của khoa học và công nghệ, đến phần mình, bản thân khoa học cũng cần được nghiên cứu một cách khoa học Một mặt, phải tổng kết thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học, phân loại và hệ thống hoá toàn bộ những tri thức đã nhận thức được Mặt khác, phải khái quát những lý thuyết về cơ chế và phương pháp sáng tạo khoa học, cũng như tìm tòi các biện pháp tổ chức, quản lý tốt quá trình nghiên cứu khoa học Như vậy là, chính khoa học đã trở thành đối tượng nghiên cứu

Theo hướng đó, trong hơn hai nghìn bộ môn khoa học hiện đại, có một số

bộ môn đã đề cập khá sâu sắc tới nhiều khía cạnh khác nhau của khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học như: Lịch sử khoa học, tâm lý học sáng tạo, xã hội học khoa học, kinh tế học khoa học, tổ chức và quản lý khoa học v.v Chúng ta có thể kể đến các bộ môn quan trọng sau đây:

Bộ môn thứ nhất là Triết học Triết học nghiên cứu tổng kết tất cả các thành

tựu của khoa học, dựa trên đó đã khái quát các qui luật nhận thức chung của loài người Hệ thống quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã trở thành thế giới quan, là cơ sở phương pháp luận chung cho mọi quá trình nhận thức,

2

Trang 3

hướng dẫn các nhà khai học trên con đường tìm tòi sáng tạo

Bộ môn thứ hai là Lịch sử phát triển khoa học tư nhiên và kỹ thuật đã tổng

kết thực tiễn nghiên cứu khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật trong lịch sử thế giới, cho chúng ta bức tranh chung về quá trình phát triển khoa học, nhờ đó mà ta có thể phát hiện ra các qui luật, các xu hướng phát triển khoa học hiện đại

Bộ môn thứ ba là Khoa học luận (Epistomology): Khoa học luận là bộ môn

khoa học "Nghiên cứu tổng hợp và tổng kết về mặt lý luận, kinh nghiệm hoạt động của các hệ khoa học, phẩm dự báo chính sách khoa học - kỹ thuật, củng cố tiềm lực khoa học và nâng hiệu suất của quá trình khoa học, thông qua các biện pháp tác động về mặt tổ chức và xã hội" Đôbrôv G.M Khoa học về khoa học NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1976.Tr.31)

Đối tượng của Khoa học luận là bản thân khoa học được xem như một hệ thống nhất thế Phương pháp nghiên cứu của Khoa học luận là phân tích và tổng hợp lý luận và thực tiễn hoạt động của các hệ khoa học Khoa học học luận là bộ môn khoa học có ý nghĩa to lớn đối với công tác tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động nghiên cứu khoa học

Bộ môn thứ tư đặc biệt quan trọng là Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Phương pháp là một hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ những tri

thức về các quy luật khách quan dùng để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định

Các phương pháp nhận thức khoa học hiện đại rất đa dạng và cách phân loại chúng cũng rất khác nhau Cách thường gặp hơn cả là dựa vào phạm vi tác động của các quy luật khách quan đã được nhận thức và được khái quát dưới hình thức lý luận, từ đó hình thành hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của chủ thể Theo cách phân loại này, các phương pháp được chia ra thành phương pháp riêng, phương pháp chung và phương pháp phổ biến Phương pháp riêng chỉ thích hợp cho từng bộ môn khoa học (phương pháp sinh vật học, phương pháp hoá học, phương pháp xã hội học) Phương pháp chung được sử dụng cho nhiều ngành khoa học khác nhau (các phương pháp quan sát, thí nghiệm, phương pháp mô hình hoá, phương pháp tối ưu hoá, phương pháp quy hoạch hoá thực nghiệm) Phương pháp phổ biến thích hợp cho mọi ngành khoa học khác nhau cùng nhà đối với mọi lĩnh vực trong hoạt động thực tiễn Phương pháp biện chứng chính là phương pháp phổ biến và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khoa học hiện đại

3

Trang 4

Phương pháp luận (Methodology) là học thuyết hay lý luận về phương

pháp Đó là hệ thống những quan điểm (nguyên lý) chỉ đạo, xây dựng các nguyên tắc hợp thành phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng

có hiệu quả Trong đó quan trọng nhất là các nguyên ly có quan hệ trực tiếp với thế giới quan, có tác dụng định hướng việc xác định phương hướng nghiên cứu, tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phương pháp Phương pháp và phương pháp luận

là khác nhau

Phương pháp là phạm trù rất rộng, cho liên phạm vi bao quát của phương pháp luận rất lớn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học đặt ra cho mình hàng loạt những nhiệm vụ quan trọng sau đây:

+ Nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của khoa học và hoạt động nghiên cứu

khoa học, tổng kết các quy luật phát triển của khoa học hiện đại

+ Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ chế tư duy sáng tạo trong nhận thức của nhà

khoa học và các kỹ năng thực hành sáng tạo của họ

+ Nghiên cứu những quan điểm tổng quát, những cách tiếp cận đối tượng

nhận thức, đồng thời xây dựng hệ thống lý thuyết về phương pháp nghiên cứu khoa học, với tư cách là con đường, cách thức và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể, đây là vấn đề trung tâm của phương pháp luận

+ Phương pháp luận khẳng định phương pháp nghiên cứu khoa học không

những nằm trong lôgíc nhận thức mà còn nằm trong cấu trúc nội dung một công trình khoa học Cho nên Phương pháp luận nghiên cứu khoa học một mặt xác định các bước đi trong tiến trình nghiên cứu một đề tài, mặt khác còn tìm ra cấu trúc lôgic nội dung của các công trình khoa học đó

+ Phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng chú ý đến phương pháp tổ

chức, quản lý nghiên cứu hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, coi đó

là một khâu ứng dụng chính các thành tựu khoa học, nhằm nâng cao tiềm lực khoa học và tổ chức quá trình nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao

Tóm lại Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm đốc các lý thuyết về cớ chê sáng tạo, những quan điểm tiếp cận đôi tượng khoa học, cùng với hệ thống lý thuyết về phương pháp kỹ thuật và lôgíc tiên hành nghiên cứu một công trình khoa học cũng như phương pháp tổ chức , quản lý qúa trình ấy

II Ý nghĩa của việc nghiên cứu hoàn thiện và nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học:

1 Khoa học hiện đại có kết cấu bởi nhiều thành phần, trong đó có ba bộ

4

Trang 5

phận chủ yếu và quan trọng sau đây:

+ Hệ thống những khái niệm phạm trù, những quy luật, các lý thuyết, học

thuyết khoa học

+ Hệ thống trí thức ứng dụng đưa các thành tựu khoa học vào sản xuất và

quản lý xã hội, nhằm cải tạo thực tiễn

+ Hệ thống lý thuyết về phương pháp nghiên cứu, về các con đường tìm

tòi, sáng tạo khoa học

Như vậy, phương pháp luận là một trong ba bộ phận quan trọng của khoa học

2- Nghiên cứu khoa học luôn là sáng tạo và cách mạng, trong mỗi giai đoạn phát triển của khoa học hiện đại đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới đối với khoa học, phải tìm ra các phương pháp nghiên cứu mới, phải phát hiện ra các con đường mới để ứng dụng khoa học vào thực tiễn Có thể nói: Hoàn thiện về phương pháp luận là sự đòi hỏi thường xuyên của sự phát triển khoa học hiện đại

3- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là kết quả của quá trình khái quát lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu khoa học và nó trở thành công cụ sắc bén

để chỉ dẫn tất cả các nhà khoa học và các nhà quản lý trong công tác tổ chức, quản lý và thực hành sáng tạo khoa học

4- Ngày nay trong thế giới hiện đại, để hoàn thành có chất lượng bất cứ một loại công việc nào, nhà chuyên môn cũng phải là người sáng tạo, có ý thức tìm tòi các con đường, các phương pháp tạo động mới Thiếu tinh thần sáng tạo không có chỗ đứng trong cuộc sống đầy sôi động Cải tiến chuyên môn thông qua con đường hoạt động thực tiễn của mình đã góp phần làm phát triển khoa học và công nghệ Như vậy, nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học không chỉ có nghĩa đối với các nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, mà còn đối với các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn

Tóm lại, phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một bộ phận quan trọng của khoa học Hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu khoa học là sự tự ý thức

về sự phát triển của bản thân khoa học Như vậy, nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học không chỉ có nghĩa đối với các nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, mà còn đối với các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn

5

Trang 6

CHƯƠNG I KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Để có cơ sở bàn về nghiên cứu khoa học, trước hết cần xem xét các khía cạnh rất đa rạng và phong phú trong khái niệm hiện đại về khoa học

Từ khi bắt đấu lịch sử khoa học, các nhà nghiên cứu trong đó có những triết gia lớn, các nhà khoa học lớn như Aristote, R Descarte, F Bacon F Hegel

Marx, Engels, v.v đã dành nhiều quan tâm đến việc nhận dạng bản chất và cấu

trúc của khoa học; đặc điểm của hoạt động khoa học; chức năng xã hội của khoa học cũng như chính sách của chính phủ đối với nghiên cứu khoa học Khoa học,

do vậy, đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau

1 Xét theo kết quả của quá trình tích luỹ trí thức của nhân loại thì

KHOA HỌC LÀ MỘT HỆ THỐNG TRI THỨC VỀ THẾ GIỚI KHÁCH QUAN:

Ngay từ khi xuất hiện, để tồn tại con người phải lao động, cùng với lao động con người nhận thức thế giới xung quanh Nhận thức trước hết để thích ứng, tồn tại cùng với môi trường, sau đó để vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống làm cho cuộc sống ngày càng tốt hơn Hoạt động nhận thức phát triển theo dòng lịch sử và kết quả nhận thức ngày một phong phú, trở thành một hệ thống tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Quá trình nhận thức của con người được thực hiện với nhiều trình độ, bằng

6

Trang 7

các phương thức khác nhau và tạo ra hai hệ thống tri thức về thế giới

a Tri thức thông thường:

Trong cuộc sống đời thường, con người tiếp xúc với thiên nhiên với xã hội, phải giải quyết những công việc thực tế hàng ngày, bằng các giác quan, con người tri giác, cảm nhận về bản thân, về thế giới xã hội xung quanh, từ đó mà có những kinh nghiệm sống những hiểu biết về mọi mặt Đó chính là tri thức thông thường Tri thức thông thường được tạo ra từ phép quy nạp đơn giản, không có

mô hình lý thuyết, do vậy nó chưa chỉ ra được bản chất bên trong, chưa phát hiện được các quy luật của những sự vật, hiện tượng và chưa thành một hệ thống vững chắc

Tri thức thông thường được con người sử dụng, trao đổi với nhau, truyền đạt cho nhau, mỗi ngày chúng được bổ xung, được hoàn thiện, tính xã hội được xác lập và trở thành tri thức dân gian Tri thức thông thường có ý nghĩa thực tiễn

to lớn, giúp nhiều ích lợi cho cuộc sống hàng ngày của con người

b Tri thức khoa học:

Sự phát triển của lao động sản xuất và hoạt động xã hội là nguyên nhân khiến con người phải đi sâu nghiên cứu đầy đủ hơn về thế giới và tìm hiểu khả năng nhận thức của chính mình Để tạo ra công cụ sản xuất, con người phải tìm tòi, nghiên cứu các loại vật liệu khác nhau Để thuần dưỡng động vật, con người phải biết về cấu tạo cơ thể và đặc điểm sinh hoạt của chúng Để trồng trọt con người phải nghiên cứu đất đai, cây trồng và thời tiết Những hiểu biết lúc đầu còn ít ỏi, về sau tăng dần trở thành một hệ thống tri thức vững chắc

Cùng với quá trình phân công lao động xã hội, xuất hiện những người thông thái có khả năng trí tuệ đặc biệt, biết chế tạo và sử dụng những công cụ, những phương pháp độc đáo để tìm hiểu thế giới và kết quả là tạo ra một hệ thống hiểu biết có giá trị đặc biệt, đó chính là tri thức khoa học Cũng từ đây có hoạt động nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp

Như vậy tri thức khoa học là kết quả của quá trình nhận thức có mục đích,

có kế hoạch, có phương pháp tiện đặc biệt, do đội ngũ các nhà khoa học thực hiện

Tri thức khoa học là hệ thống tri thức khái quát về các sự vật, hiện tượng của thế giới và về các qui luật vận động của chúng Đây là hệ thống tri thức được xác lập trên các căn cứ xác đáng, có thể kiểm tra được và có tính ứng dụng

Mỗi kết luận khoa học đều được dựa trên các tài liệu thực tiễn hay lý

7

Trang 8

thuyết, nhờ có phép suy luận và các thao tác khái quát hoá, tựu tượng hoá con người gạt bỏ những cái ngẫu nhiên, đi vào những mối quan hệ sâu xa bên trong của các sự vật, hiện tượng, từ đó mà phát hiện ra những quy luật khách quan về thế giới Như vậy tri thức khoa học là sản phẩm cao cấp của trí tuệ con người Tri thức khoa học và tri thức thông thường tuy khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau Tri thức khoa học có thể xuất phát từ tri thức thông thường, theo gợi ý của những hiểu biết thông thường để tiếp hành không nghiên cứu một cách sâu sắc Tuy nhiên tri thức khoa học không phải là tri thức thông thường được hệ thống hoá lại hay những tri thức thông thường được hoàn thiện Tri thức khoa học là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học đặc biệt

Từ những phân tích trên chúng ta có thể đồng tình với định nghĩa sau đây:

khoa học là hệ thông tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy về những qui luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức lấy được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội"

(Đại bách khoa toàn thư Liên Xô Quyển XIX, tr.24 1 , bản tiếng Nga)

Phân tích toàn diện khái niệm khoa học ta thấy:

Đối tượng của khoa học là những hình thức tồn tại khác nhau của vật chất đang vận động và cả những hình thức phản ánh chúng vào ý thức của con người Nói cách khác đối tượng của khoa học là thế giới khách quan và cả những Phương pháp nhận thức thế giới

Nội dung của khoa học bao gồm:

+ Những tài liệu về thế giới do quan sát, điều tra, thí nghiệm mà có

+ Những nguyên lý được rút ra dựa trên những sự kiện đã được thực

Chức năng của khoa học là:

+ Khám phá bản chất các hiện tượng của thế giới khách quan: Giải thích

nguồn gốc phát sinh, phát hiện ra các qui luật vận động và phát triển của các hiện tượng ấy

+ Hệ thống hoá các tri thức đã khám phá được tạo thành các lý thuyết, học

8

Trang 9

2- Xét trên giác độ xã hội thì:

a) KHOA HỌC LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI

Theo quan điểm triết học các được trinh bầy trong Từ điển Triết học của Rozental, khoa học tồn tại như một hình thái xã hội

Toàn bộ cuộc sống của xã hội loài người bao gồm hai lĩnh vực: lĩnh vực vật chất (tồn tại xã hội) và lĩnh vực tinh thần (ý thức xã hội) Tồn tại xã hội là tất cả những gì đang diễn biến xung quanh chúng ta Ý thức xã hội là kết qua sự phản ánh tồn tại xã hội vào bộ não con người Sự phản ánh này được thực hiện với nhiều mức độ khác nhau như: ý thức sinh hoạt đời thường, tâm lý, ý thức xã hội, trong đó có hệ tư tưởng

Ý thức đời thường là sự phản ánh những cái cụ thể trực tiếp, gần gũi của cuộc sống hàng ngày của con người Ý thức xã hội là sự phản ánh những cái sâu sắc toàn diện và hệ thống về thế giới

Ý thức xã hội được phản ánh bằng nhiều hình thái khác nhau như: Tôn giáo, Đạo đức Nghệ thuật, Chính trị, Khoa học Sự khác nhau giữa các hình thái ý thức xã hội được qui định bởi mục đích, tính chất và phương thức phản ánh Thế giới là đối tượng duy nhất của sự nhận thức và cũng là nguồn gốc duy nhất đem lại nội dung cho sự nhận thức

Các hình thái ý thức xã hội là những hình thức khác nhau của sự phản ánh

về một thế giới thống nhất và chúng có chức năng xã hội riêng

+ Tôn giáo là một hình thái ý thức phản ánh lòng tin không có căn cứ của

con người trước lực lượng siêu tự nhiên, mà bản thân con người không hiểu nổi, không giải thích được nó và từ đó thần thánh hoá các sức mạnh siêu tự nhiên đó Tôn giáo xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, trong điều kiện trình độ nhận thức và thực tiễn xã hội còn thấp kém Tôn giáo làm cho con người lệ thuộc vào thiên nhiên, trở thành nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên

9

Trang 10

+ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh các quan niệm về cái

thiện, cái ác trong các mối quan hệ xã hội, về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người trong cuộc sống cộng đồng và được biểu hiện bằng những qui tắc, chuẩn mực cụ thể Tiêu chuẩn đạo đức không được ghi thành văn bản, nhưng có giá trị

to lớn trong cuộc sống nhân loại Đạo đức định hướng giá trị cho cuộc sống cá nhãn và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội Đạo đức đưa xã hội loài người tới cuộc sống văn minh

+ Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội phản ánh các hình tượng thẩm

mỹ của thế giới hiện thực thông qua những rung cảm thẩm mỹ cá nhân Hình tượng nghệ thuật là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, nó mang thấu ấn độc đáo của chủ thể sáng tạo Ý tưởng nghệ thuật xuất luật trong một hoàn cảnh

cụ thể trong điều kiện sống của cá nhân, trong cộng đồng dân tộc và thời đại Nghệ thuật là quá trình chủ thể hoá đối tượng thẩm mỹ và khách thể hoá tình cảm thẩm mỹ Nghệ thuật có chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng giải trí và có vai trò to lớn trong đời sống nhân loại

+ Chính trị là hình thái ý thức xã hội phản ánh các mối quan hệ kinh tế - xã

hội, vị trí và quyền lợi của các giai cấp, của các quốc gia xung quanh vàm đề lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế Chính là thể hiện trong cuộc đấu tranh giữa các giá cấp để thiết lập trật tự xã hội và cuộc đấu tranh giữa các quốc gia để xác lập chủ quyền dân tộc, trong quản lý và bảo vệ đất nước Chính trị được duy trì bằng các công cụ chuyên chính Mọi hình thái ý thức xã hội đều bị chi phối bởi ý thức chính trị, phục túng đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền

+ Khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan,

tạo ra hệ thống chân lý về thế giới Hệ thống chân lý này được diễn đạt bằng các khái niệm, phạm trù trừu tượng, những nguyên lý khái quát, những giả thuyết, học thuyết Khoa học phản ánh thế giới bằng các phương thức và công cụ đặc biệt Khoa học không những hướng vào giải thích thế giới mà còn nhàm tới cải tạo thế giới Khoa học làm cho con người mạnh mẽ trước thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình

Khoa học có vị trí độc lập tương dối trước các hình thái ý thức xã hội khác nhưng đồng thời lại có mối liên hệ biện chứng với chúng Tất cả các hình thái ý thức xã hội đều là đối tượng nghiên cầu của khoa học Khoa học có khả năng vạch rõ nguồn gốc, bản chất, xác định tính chính xác của sự phản ánh hiện thực

và ý nghĩa xã hội của tất cả các hình thái ý thức xã hội khác

b) KHOA HỌC LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT

Đứng ở góc độ hoạt động, khoa học có thể được hiểu là một lĩnh vực hoạt

10

Trang 11

động đặc biệt của loài người, giống linh hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, công nghệ Mỗi loạt hình hoạt động có mục đích và phương thức riêng Khoa học là một loại hình hoạt động có mục đích khám phá bản chất và các qui luật vận động của thế giới để ứng dụng chúng vào sản xuất và đời sống xã hội

Về thực chất, ở góc độ này, khoa học được hiểu là hoạt động nghiên cứu khoa học, là quá trình phát minh sáng tạo ra tri thức mới cho nhân loại Ta sẽ nghiên cứu phương diện này trong chương sau

II SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC

1 Quá trình phát triển của khoa học

Sự phát triển của khoa học gắn liền với lịch sử phát triển xã hội loài người Khoa học ra đời khi xã hội đã đạt tới trình độ phát triển nhất định và gắn liền với sự xuất hiện những nhân vật có những năng lực trí tuệ đặc biệt

+ Ở thời cổ đại khi mới hình thành, khoa học là một thể thống nhất chưa bị

phân chia, mọi lĩnh vực tri thức đều tập trung trong Triết học Người đặt nền móng cho khoa học cổ đại chính là Aristôt (384-270 trước CN), mọi tri thức khoa học và triết học thời đó đều tìm thấy trong tác phẩm của ông Triết học phát triển cùng với cuộc đàm tranh của hai trào lưu duy vật và duy tâm

Khoa học dần dần phát triển cùng với thời gian và trình độ nhận thức của

xã hội loài người Triết học được phân thành Thiên văn học, Hình học, Cơ học, Tính học Những bộ môn này đạt tới trình độ lấy trái đất làm trung tâm trong

hệ thống tri thức thiên văn của Pơtôlêmêm, hình học của ơcơlit, tĩnh học của Acsimet

+ Thời Trung cổ kéo dài hàng nghìn năm, chủ nghĩa duy tâm thống trị xã

hội Giáo hội bóp nghét mọi tư tưởng khoa học, làm cho khoa học tiến lên hết sức chậm chạp Tuy nhiên do nhu cầu của thực tiễn xã hội thúc đẩy, tri thức khoa học vẫn được bổ sung, khoa học vẫn tiếp tục phát triển dù là rất chậm

+ Thế kỷ XV-XVIII- thời kỳ phục Hưng: Trong khuôn khổ chế độ Phong

kiến xuất hiện nhiều mầm mống của chế độ Tư bản, bắt đầu xuất hiện quá trình

đô thị hoá, công nghiệp hoá, phát triển thường nghiệp, hàng hải dần mở ra cho khoa học những triển vọng mới

F.Anghen cho rằng đây là thời kỳ đầu của sự phát triển khoa học hiện đại Trong thời kỳ này một loạt các nhà khoa học ra đời có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khoa học về sau như N.Côpécních, G.Galilê.I.Niutơn Thuyết mặt trời là trung tâm của Côpécních đánh đổ thuyết của Pơtôlêmê, giáng một đòn chí mạng vào Giáo hội: Khoa học bắt đầu được phân chia thành các lĩnh vực

11

Trang 12

theo đối tượng nghiên cứu Hoá học, Thực vật học, Sinh lý học, Địa chất học

đã trở thành khoa học độc lập Chính sự phân chia này lại dẫn tới việc nghiên cứu các lĩnh vực khoa học tách rời nhau và truyền bá tư tưởng siêu hình về thế giới

Trong thời kỳ này khoa học xã hội chưa phát triển hoàn chỉnh Chủ nghĩa duy tâm và phương pháp siêu hình là cơ sở Triết học để giải thích các hiện tượng xã hội

+ Thế kỷ XVIII-XIX là thời kỳ phát triển Tư bản công nghiệp

Phong trào đô thị hoá, công nghiệp hoá phát triển quy mô lớn, nảy sinh những nhu cầu lớn về lương thực, thực phẩm,dẫn tới sự phát triển Nông học, Thực vật học Sự cần thiết sản xuất phân bón, thuốc nhuộm đặt ra hàng loạt vấn đề cho Hoá học Phương pháp phân tích định lượng và tổng hợp hữu cơ dẫn đến phát triển ngành Hoá học công nghiệp Cách mạng công nghiệp và việc sử dụng máy hơi nước đặt cho Vật lý những nhiệm vụ nghiên cứu mới Sự xuất hiện điện báo, điện tử, điện thắp sáng dẫn đến sự phát triển khoa học về điện Đó

là một biểu hiện sinh động của mối quan hệ biện chứng giữa khoa học và sản xuất

Theo Anghen thời kỳ này có ba phát minh vĩ đại đó là: Định luật bảo toàn

và biến hoá năng lượng của R.Maye và ].Dulơ Thuyết tế bào của P-Gôrianinôp

và F.Purơkinê, Thuyết tiến hoá của S.Đacuyn, đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển khoa học

Cũng ở thời kỳ này, cùng với khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng phát triển Cuộc đấu tranh thắng lợi giữa chủ nghĩa duy vật trước chủ nghĩa duy tâm Quan điểm lịch sử và phép biện chứng duy vật được phát hiện là những cống hiến hết sức to lớn lao cho nhân loại

Chủ nghĩa Mác ra đời là một tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển của cả khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, như một đặc điểm nổi bật nhất của thời kỳ này Chủ nghĩa Mác là sự thống nhất giữa duy vật biện chứng

Khoa học phân hoá mạnh thành các ngành, các lĩnh vực, các bộ môn riêng,

12

Trang 13

chúng nghiên cứu rất sâu và rất đa dạng, đồng thời các ngành khoa học lại thâm nhập vào nhau tạo thành các khoa học trung gian, liên ngành

Khoa học đã trở thành bộ máy lớn thạnh có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội Thành tựu của khoa học được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất làm cho công nghiệp phát triển Công nghiệp hoá bắt đầu diễn ra trên qui mô toàn thế giới

+ Ở thế kỷ XX khoa học phát triển như vũ bão, lượng thông tin tăng nhanh,

với tốc độ lớn, phạm vi rộng

Đây là thời kỳ phát triển nhanh nhất của khoa học trong lịch sử nhân loại Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội

Khoa học làm cho nền sản xuân hiện đại phát triển nhanh có hàm lượng trí tuệ cao, sản phẩm phong phú, cháu lượng tốt thoả mãn nhu cầu cuộc sống của con người khoa học và công nghệ là đặc trưng của thời đại, là một biểu hiện rực

rỡ nhất của nền văn minh trong toàn bộ lịch sử con người

2 Quy luật phát triển của khoa học

Nghiên cứu lịch sử phát triển của khoa học qua các thời kỳ, dẫn ta đến những khái quát về các qui luật phát triển của khoa học hiện đại như sau:

a)- Qui luật phát triển có gia tốc của tất cả các lĩnh vực khoa học

Điểm nổi bật nhất của sự phát triển khoa học hiện đại là nhịp độ phát triển ngày càng gia tăng trong tất cả lĩnh vực, trên tất cả các phương diện Ta dễ dàng nhận thấy trong các lĩnh vực sau đây:

+ Lượng thông tin khoa học được khám phá ngày càng nhiều dẫn đến kỷ

nguyên bùng nổ thông tin Theo tính toán của các nhà thông tin thì lượng thông tin khoa học cứ từ 5 đến 7 năm lại tăng gấp hai lần Riêng ở thế kỷ XX đã khám phá một số lượng thông tin bằng 90% lượng thông tin đã khám phá được trong lịch sử nhân loại Người ta ví sự phát triển của khoa học như thời gian, không thể bắt thời gian dừng lại được, nhưng khác với thời gian là khoa học tiếp lên với tốc độ ngày một cao

+ Số lượng các nhà khoa học cũng tăng lên hết sức nhanh chóng, 90% các nhà khoa học từng có mặt trên trái đất sống ở thế kỷ XX

+ Việc gia tăng thông tin khoa học đã làm rút ngắn một chu kỳ phát triển lý

thuyết khoa học Ngày nay người ta nói đến sự lão hoá của tri thức Thời gian xem xét lại một lý thuyết khoa học ngày một rút ngắn; thí dụ: Thuyết hấp dẫn

13

Ngày đăng: 06/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w