TỔNG HỢPx

3 244 0
TỔNG HỢPx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tâm lý quản lý

CÔ THU VÀ NHÀ TRẺ Câu 1: Lời khuyên của vợ chồng người chủ - người quen với cô Thu- đã làm ảnh hưởng tới quyết định của cô Thu. Hơn nữa, trong lời khuyên vợ chồng người chủ cũng đã nhìn nhận công việc cô Thu sẽ đảm nhiệm không khó khăn hơn nhiều nhưng thực sự thì cô Thu chỉ có kinh nghiệm giảng dạy và chưa có kinh nghiệm để quản lý. Cô Thu vốn là một cô nuôi dạy trẻ có nhiều kinh nghiệm. Về việc chăm sóc các bé cũng như tiếp chuyện với cha mẹ các cháu để ghi nhận những yêu cầu khác nhau của họ đối với cô không có mấy khó khăn. Tuy nhiên, sau khi chấp nhận kí hợp đồng để về làm việc ở nhà trẻ của người quen, cô phải đảm nhận thêm nhiệm vụ quản lý hoạt động của nhà trẻ. Do chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý hành chính nên cô gặp nhiều bỡ ngỡ, trong khi vẫn phải đảm bảo việc chăm sóc các bé, nên đã làm cô gặp không ít khó khăn. Nếu chỉ chuyên tâm vào một trong hai công việc thì khả năng cô thích ứng sẽ nhanh hơn, làm việc hiệu quả hơn. Lời khuyên của cặp vợ chồng người quen nọ vô hình chung đã đặt áp lức lên vai cô giáo Thu. Câu 2: Cô Thu đang phải đối mặt với việc đảm nhiệm quá nhiều vai trò: 1. Quản lí hoạt động của nhà trẻ 2. Cô giáo nuôi dạy trẻ Tuy có nhiều kinh nghiệm ở các trường nuôi dạy trẻ nhưng cô Thu không có những kĩ năng quản lí do đó mà phân chia công việc chưa được hợp lí (làm cho cô cảm thấy phải thực hiện rất nhiều công việc). Trong nhà trẻ còn 5 cô giáo khác, họ có thể giúp các công việc: chăm sóc các bé và tiếp chuyện với gia đình các bé. Câu 3: Cô Thu cần bổ sung những kĩ năng: 1. Kỹ năng lập kế hoạch: Kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng đối với một người quản lý. Trong trường hợp này cô Thu cần có kế hoạch để: - Xác định mục đích, mục tiêu của công việc - Định hướng, liên kết và thống nhất công việc với các giáo viên khác - Tạo cơ sở phân bổ và sử dụng tốt nhất các nguồn lực- 5 giáo viên khác 2. Kỹ năng quản lý nhóm : Cô Thu đã quản lý nhóm một cách độc đoán.Trong nhóm làm việc của cô Thu chưa có tinh thần hợp tác , phối hợp giữa các thành viên lẫn nhau. Cô Thu đóng vai trò như 1 trưởng nhóm nhưng lại không thể gắn kết được thành viên trong nhóm làm việc của mình. 3. Kỹ năng xử lý nội bộ: Cô Thu không tạo được động lực làm việc cho các giáo viên khác. Hơn nữa, do cô đã độc đoán tự làm hết các công việc nên các giáo viên khác không vừa ý.Theo tâm lý thì cô Thu tuy có kinh nghiệm nhưng cô vừa vào đã đảm nhiệm quản lý 5 giáo viên còn lại, chưa có uy tín nên việc quản lý sẽ rất khó cho cô. Hơn nữa cô Thu do quá nhiều việc đã không dành thời gian để lắng nghe nguyện vọng và tìm ra cách để tạo động lực cho các cô giáo trẻ - những người vừa là đồng nghiệp và vừa chịu sự quản lý của cô Câu 4: Để quản lý các cô giáo hiệu quả cô Thu cần các kỹ năng: 1. Kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn: khả năng thực hiện một công việc cụ thể Đối với từng công việc hoặc là nuôi dạy trẻ hoặc là quản lý, cô Thu có thể làm tốt công việc của mình nhờ vào kinh nghiệm, tuy nhiên khi kết hợp 2 công việc lại với nhau làm cho cô gặp khó khăn với khối lượng công việc lớn và chưa biết cách giải quyết ổn thỏa. Việc phân bổ thời gian hợp lý và chia sẻ công việc với các cô giáo trong nhà trẻ sẽ giúp cô bớt được gánh nặng của mình 2. Kỹ năng tư duy khoa học: khả năng nắm bắt, nhận thức thông tin, cơ hội, khả năng định hướng, lập kế hoạch cho nhóm Đối với từng công việc hoặc là nuôi dạy trẻ hoặc là quản lý, cô Thu có thể làm tốt công việc của mình nhờ vào kinh nghiệm, tuy nhiên khi kết hợp 2 công việc lại với nhau làm cho cô gặp khó khăn với khối lượng công việc lớn và chưa biết cách giải quyết ổn thỏa. Việc phân bổ thời gian hợp lý và chia sẻ công việc với các cô giáo trong nhà trẻ sẽ giúp cô bớt được gánh nặng của mình. Cô đảm nhận cả 2 việc nên cô cần xác định công việc nào là quan trọng hơn (ở đây có thể là công việc hành chính) còn việc chăm sóc các bé và tiếp chuyện cha mẹ thì cô nên chia sẻ với 5 giáo viên trẻ kia 3. Kỹ năng con người: khả năng giao tiếp, lãnh đạo, động viên . “Các cô giáo khác tỏ ra rất không hài lòng vì Thu không quan tâm nhiều đến họ”  Đối nội: cô Thu cần lắng nghe và quan tâm đến 5 giáo viên của mình, vừa là đồng nghiệp vừa chịu sự quản lý của cô, cô cũng có thể chia sẻ suy nghĩ và gánh nặng của mình để họ hiểu được, thay đổi suy nghĩ và hành động của mình  Làm việc nhóm: cô Thu nên đưa ra mục tiêu cụ thể cho cả nhóm, sau đó phân công việc làm cho từng người để thực hiện tốt mục tiêu đưa ra. Câu 5: Cô Thu phải chú trọng những điều sau: 1. Lập kế hoạch cụ thể chi tiết cho nhóm: rồi từ đó đưa theo ra những yêu cầu rõ ràng đối với từng công việc cũng như từng thành viên trong nhóm. Với mục tiêu cụ thể, sẽ có sự định hướng, phân công , thực hiện và đánh giá công việc dễ dàng, chi tiết. Điều đó sẽ mang lại hiệu quả làm việc cao hơn. Cô Thu xác định được mục tiêu cụ thể cũng tạo cho 5 cô giáo khác thấy được mục tiêu công việc của họ để thực hiện đúng theo đó. Kết quả công việc sẽ được đáp ứng theo đúng yêu cầu. 2. Hiều và xây dựng lòng tin với các giáo viên khác: o Khi có sự tin tưởng đối với cô Thu thì các cô giáo khác sẽ tự có cảm giác an toàn và hoàn toàn sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ công việc. Như vậy sẽ phát huy được hết sự nhiệt tình và năng lực của các cô giáo khác. Để thực hiện điều ấy thì cô Thu cần quan tâm, nói chuyện cởi mở tới các cô giáo khác. Cô Thu nên thường xuyên hỏi han, tham khảo các đóng góp về công việc của các thành viên. Đồng thời,các cuộc nói chuyện không chỉ đơn thuần chỉ liên quan tới công việc mà cũng nên nói về những sở thích, những điều không thích, tâm sự cuộc sống hay hỏi han quan tâm tới gia đình của họ. Hay thỉnh thoảng tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, đi du lịch để gắn kết mọi người lại gần nhau hơn. Điều đó tạo ra sự chia sẻ với nhau khiến các cô giáo khác dần tạo được niềm tin với cô Thu. o Mỗi người sẽ có những điểm mạnh nhất định cũng không tránh khỏi vẫn tồn tại những điểm yếu. Vì vậy, một người không thời đồng thời có thể làm được tất cả công việc một cách tốt nhất. Với những yêu cầu hiện nay thì làm việc nhóm vô cùng quan trọng và phổ biến, giúp nâng cao hiệu quả công việc tối đa. 3. Với tư cách người quản lý, cô Thu cũng cần phải nắm được rõ năng lực của từng cô giáo trong nhóm của mình. Đồng thời hiểu rõ công việc cần gì, yêu cầu gì để từ đó có sự phân bổ công việc phù hợp với khả năng của từng người. Nắm rõ công việc với khả năng của mình các cô giáo sẽ phát huy được tốt nhất để thực hiện và hoàn thành công việc với kết quả cao.  Các vấn đề tâm lý: o Gây ức chế cho các nhân viên dưới quyền => môi tr làm việc căng thẳng=> bỏ việc o Phân quyền, ủy quyền ko hợp lý dẫn đến phải làm nh việc, hiệu quả ko cao => ko đủ thời gian để quan tâm đến các giáo viên khác o Kết quả kém => phụ huynh gây áp lực cho giáo viên và cô Thu là ng phải chịu trách nhiệm 123doc.vn

Ngày đăng: 23/02/2013, 00:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan