Trẻ con không dốt Căn nguyên của sự ghét học một phần cũng vì các em bị ép học nhiều quá. Một khi không thích, làm sao các em có thể học tốt? Trẻ con không…dốt mà chỉ vì cách dạy học của người lớn không đúng mà thôi. Biến con thành…vẹt Chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm, Bé Bảo Thanh (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) được cô giáo cho ôn mẫu tập làm văn miêu tả con vật mình yêu thích. Đem đề tài về nhờ mẹ chỉ dẫn, Bảo Thanh được mẹ đưa ngay một công thức làm văn tả vật. Oái ăm, hôm sau đề thi lại yêu cầu: Hãy miêu tả ông nội em. Bảo Thanh cứ theo công thức của mẹ mà làm: "Nhà em có một ông nội. Đầu ông to bằng cái gàu múc nước. Ông có 2 tay và 2 chân. Cứ ăn xong là ông lăn ra ngủ. Em rất yêu ông nội…". Bé Thiên Phú (Q. Thanh Xuân, Hà Nội) thì khác. Cô giáo cho bé ôn tập các mẫu miêu tả ngôi trường, lớp học và cô giáo. Mẹ đã phải mất cả buổi tối để viết ba đoạn văn thật hay rồi bắt bé học thuộc để mai chỉ việc chép vào bài thi. Vậy mà, cô giáo lại cho đề thi viết về mẹ, thế mới nguy. Kết quả là bài văn của Phú chỉ cụt lủn: "Mẹ em tên là Hương. Mẹ em 33 tuổi. Mẹ em làm nghề văn hoá. Tuy mẹ em khó tính nhưng em rất yêu mẹ em". Mỗi bài làm văn của các bé là một câu chuyện ngộ nghĩnh, nó phản ánh những suy nghĩ rất ngây thơ và đáng yêu của con trẻ. Thế nên nếu bé có viết: "Con mèo béo ấy là quà tặng của bố em cho em nhân dịp Giáng sinh. Tối nào đi ngủ em cũng thơm nó cái chụt trước khi tắt đèn" thì các bậc phụ huynh đáng kính cũng đừng cho rằng đó là một tổng hợp của sự lủng củng và lộn xộn, rồi vội vàng ép con làm theo một công thức, một bài mẫu nào đó, thậm chí làm hộ con để mong con có điểm 9,10. Cái cách dạy học rập khuân theo công thức đó chỉ góp phần biến con bạn thành "con vẹt". Nó sẽ làm bé lười tư duy, ngại sáng tạo, vì và tài năng cứ thế thui chột. Tốt nhất, hãy để con bạn viết ra hết những suy nghĩ của bé, rồi giúp con gom nhặt những suy nghĩ đó lại, kết nối với nhau một cách lôgic, bạn sẽ thấy con thông minh hơn bạn nghĩ đấy. Nhồi nhét kiến thức Trẻ con bây giờ bận hơn cả người lớn. Sáng học, chiều học, tối lại học. Bé Duy Anh (Q.7, Tp. HCM) kể: "Cả ngày con học bán trú tại trường. 5h chiều mẹ đưa con đến trung tâm học tiếng Anh. Tối 7h về đến nhà, con chỉ kịp ăn cơm, tắm rửa rồi 8h ngồi vào bàn học đến 10h30 mới đi ngủ. Thứ 7 và chủ nhật con phải học thêm lớp Tin học, lớp vẽ và lớp dạy kỹ năng sống". Rồi bé phụng phịu: "Cả kỳ nghỉ hè con cũng chỉ được về quê một tuần, rồi lại đi học như thường". Duy Anh không phải là trường hợp hiếm. Cuộc chạy đua với kiến thức của cha mẹ đã khiến các bé ở thành thị và nông thôn mất đi tuổi thơ. Cậu bé Duy Anh lúc nào cũng thèm ngủ, mệt mỏi, mới lớp hai mà hai mắt đã cận tới 8 điốp. Kiểu học nhồi nhét đó chẳng những không biến Duy Anh thành học trò xuất sắc như mẹ cậu mong muốn mà tệ hại hơn, nó biến cậu thành một đứa trẻ khó tính, bẳn gắt, hoàn toàn trái ngược với một Duy Anh lém lỉnh và thông minh thuở lên 3, lên 4. Chưa kể cái lịch học không còn thời gian để thở ấy đã khiến cậu gầy nhẳng, trái gió trở trời là ốm. "Con sợ học, ghét phải học lắm. Con thích được ba má cho đi chơi". Không chỉ Duy Anh mà rất nhiều các em nhỏ bây giờ nếu được hỏi có thích đi học không sẽ lắc đầu. Căn nguyên của sự ghét học một phần cũng vì các em bị ép học nhiều quá. Một khi không thích, làm sao các em có thể học tốt? Thương cho roi cho vọt… Học lớp 1 trường Tiểu học Trưng Vương, Hà Nội, bé Đinh Dũng là học sinh được cô giáo đánh giá học lực đứng đầu lớp. Nhưng trông Dũng lúc nào cũng hoảng sợ mỗi khi nhận kết quả bài kiểm tra, vì nếu đó không phải là số 10 thì thể nào tối về, Dũng cũng bị mẹ đánh. Trong lớp, lúc nào cũng thấy Đinh Dũng lặng lẽ, lụi cụi với đống sách vở, dần dần cậu bé trở nên nhút nhát, xa lánh bạn bè và thầy cô. Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng chỉ khi dùng hình phạt mới có thể ép con học thật tốt. Tuy nhiên, roi vọt không phải là cách thức để bé học tốt hơn, ngược lại nó có thể gây ức chế khiến một ngày nào đó bé sẽ phản kháng, thậm chí chống đối và nảy sinh những hành vi tiêu cực. Cái việc đặt quá nhiều kỳ vọng vào con để rồi trút giận lên trẻ bằng nhiếc móc, roi vọt mỗi khi con thua kém bạn bè thực ra là một phương pháp giáo dục tệ hại. Nó đặt áp lực lên con bạn, khiến trẻ học vì sợ chứ không hề hăng hái với việc tiếp thu kiến thức. Hãy là những người bạn, tạo một không khí học tập thật thoải mái cho bé, khuyến khích con bằng lời nói hoặc phần thưởng, đó mới là những điều bé cần để có hứng thú học tập. Học theo thời thượng ọc theo năng khiếu của bản thân. Kinh tế khá giả, nhiều gia đình không bắt đầu mong muốn con phát triển một cách toàn diện hơn, cả về thể chất lẫn tinh thần. Vẽ, múa, nhạc, cờ vua, trình diễn thời trang… những môn học ngoài chữ nghĩa giúp bé phát huy năng khiếu và có một đời sống tâm hồn phong phú. Tất cả những điều này đều rất tốt, nếu cha mẹ biết con mình có năng khiếu gì và thích gì. Đằng này, phụ huynh thấy con của đồng nghiệp chơi organ thì cũng sốt ruột muốn con mình vẽ vời thi họa. Kết quả là: "Con có thích học đàn đâu, mẹ cứ bắt con phải học đấy chứ". Cái nghịch cảnh này không khó kiếm, nhất là ở các thành phố lớn. Một giáo viên ở lớp nhạc Nắng Hồng (Q. Bình Thạnh, Tp. HCM), thổ lộ: "Ngày nào chúng tôi cũng phải tiếp các phụ huynh đến năn nỉ cho con vào học nhạc, dù bé mới ba tuổi. Thấy phụ huynh tha thiết quá, chúng tôi đành nhận, dù muốn học được nhạc, ít nhất trẻ cũng phải 5 tuổi". Tương tự, tại lớp học vẽ Nắng Mới (Q.10), nhiều trẻ mới ba tuổi, đã bị ba mẹ "ấn" vào lớp đào tạo đặc biệt về hội họa… Trong giờ học, nhiều bé chỉ luôn miệng hỏi "cô ơi, ba mẹ con đâu rồi?" hoặc nhìn ra đường để ngóng người thân. Cha mẹ nào cũng thương con, muốn con thành tài, học giỏi. Nhưng học theo những cách trên, tài đâu chẳng thấy, chỉ thấy các con mệt mỏi, rồi sinh thêm lắm tật mà thôi. . Trẻ con không dốt Căn nguyên của sự ghét học một phần cũng vì các em bị ép học nhiều quá. Một khi không thích, làm sao các em có thể học tốt? Trẻ con không dốt mà chỉ vì. vọng vào con để rồi trút giận lên trẻ bằng nhiếc móc, roi vọt mỗi khi con thua kém bạn bè thực ra là một phương pháp giáo dục tệ hại. Nó đặt áp lực lên con bạn, khiến trẻ học vì sợ chứ không. vàng ép con làm theo một công thức, một bài mẫu nào đó, thậm chí làm hộ con để mong con có điểm 9,10. Cái cách dạy học rập khuân theo công thức đó chỉ góp phần biến con bạn thành " ;con vẹt".