Tiêu chí an toàn cho học sinh lên hàng đầu Ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết, từ hôm nay, các trường, cơ sở giáo dục trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, hiện Hà Nội vẫn còn hàng trăm trường ngập sâu trong lũ rất nghiêm trọng, tiếp tục cho học sinh nghỉ học từ 5 – 8/11. Một số nơi, mặc dù nước đã rút nhưng cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường còn chưa đảm bảo, đường giao thông đến trường vẫn bị chia cắt không đảm bảo an toàn cho học sinh. Ước tính thiệt hại về vật chất chưa thống kê hết. Để đảm bảo kế hoạch học tập, Sở GD&ĐT đã có công điện khẩn yêu cầu những trường không ngập, ngày 5/11 phải cho học sinh đến lớp. Những nơi còn bị úng ngập, gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường trực thuộc căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, địa phương mình quyết định cho học sinh được nghỉ học. Đồng thời, Phòng GD&ĐT cùng hiệu trưởng các trường phải căn cứ tình hình thực tế, chủ động quyết định thời gian học tập ngay sau khi nước rút. Ông Thống cũng cho biết, Sở yêu cầu các trường phải có trách nhiệm thông báo cho từng gia đình học sinh về kế hoạch học tập, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng trường nghỉ nhưng học sinh vẫn đến trường. Ông Thống cho biết thêm, Sở đã quyết định đình chỉ các hoạt động dạy phụ đạo, dạy thêm trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, yêu cầu các trường tăng cường kiểm tra và quản lý hệ thống bán trú để phòng ngừa dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Ngày 3/11, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận có công điện khẩn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh phía Bắc, yêu cầu chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học, cho học sinh nghỉ học trong thời gian lũ lụt, ngập úng; có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng cho giáo viên và học sinh. Tại các trường học bị úng ngập, nước đã rút nên giáo viên đang hối hả dọn vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho các lớp bán trú.Riêng vấn đề an toàn thực phẩm cho bữa ăn của các lớp bán trú được các trường đặc biệt quan tâm. Theo thông tin từ các trường, nguồn cung cấp thực phẩm đã được các trường ký kết từ trước khi bắt đầu năm học. Đây đều là của các đơn vị có uy tín, có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và được kiểm tra thường xuyên. Các trường có lớp bán trú đảm bảo không sử dụng nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường. Theo thống kê của các trường nằm trong khu vực bị ngập lụt nặng thuộc các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, tính đến thời điểm này, trường ngập nặng nhất là trường Tiểu học Thành Công A, Dịch Vọng A, tiểu học Bế Văn Đàn 2… Tại trường Dịch Vọng A, hiện vẫn còn 10 phòng học ngập sâu trong nước gần 1m. Bà Nguyễn Thị Phương Lan, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, nước rút rất chậm, ngay khi nước phía ngoài rút bớt, nhà trường huy động máy bơm bơm nước từ sân ra ngoài. Về thời gian trường có thể cho học sinh đi học trở lại, bà Lan cho biết, nếu trời không mưa, ít nhất một hai ngày tới, học sinh mới có thể đến trường. Bà Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng Tiểu học Bế Văn Đàn 2 (quận Đống Đa) cho biết, hiện các phòng học vẫn ngập sâu 30 cm nên ít nhất trong hai ngày tới, học sinh vẫn phải nghỉ. Mặc dù một số tuyến phố, nước lũ đã rút nhưng tại một số điểm trường mầm non, tiểu học thuộc khu vực Thành Công vẫn phải cho học sinh nghỉ học để dọn dẹp vệ sinh và phun thuốc diệt muỗi. Ngày hôm qua, Trung tâm Y tế dự phòng quận Ba Đình đã phân công toàn bộ nhân viên đi phun hoá chất Cioramin B và Permetrime để diệt khuẩn và diệt muỗi, ruồi ngăn ngừa bệnh dịch có thể phát sinh sau ngập úng tại các điểm trường. Tại Trường Tiểu học Thành Công A (Quận Ba Đình), chiều qua 4/11, nước lũ vẫn còn ngập sân trường. Bàn ghế học sinh đang được đưa ra hành lang hong khô. Trận mưa sáng thứ 6 tuần trước đã gây ra tình trạng nhiễm điện ở lan can cầu thang và tại một số phòng học của trường tiểu học Hoàng Diệu (quận Ba Đình). Cô Nguyễn Thị Mịnh Hoà, hiệu trưởng nhà trường cho biết, cho đến ngày 4/11, không chỉ ở khu vực lan can mà ngay cả những khu không có hệ thống điện đi qua nhưng vẫn bị nhiếm điện, như hệ thống bảng, cửa sổ bằng sắt, bằng gỗ tại các phòng học… Trường đang cùng với Điện lực Ba Đình tìm nguyên nhân khắc phục sự cố và nhà trường xin ý kiến lãnh đạo cấp trên cho học sinh nghỉ để tránh gây ra nguy hiểm đến tính mạng cho học sinh và giáo viên. Ngày hôm qua, các trường tiểu học Kim Đồng, THCS Giảng Võ, THCS Amsterdam đã khẩn trường dọn dẹp vệ sinh, tẩy rửa bùn đất ở sân trường và các phòng học. Do các trường này nằm liền kề với hồ Giảng Võ nên khi nước rút để lại rác rưởi và mùi hôi tanh. Mặc dù hầu hết các trường trong nội thành đã có thể tiếp tục học nhưng do các lối vào chính của nhiều trường thuộc khu vực ngập sâu vẫn còn tình trạng úng ngập, nên nhiều hiệu trưởng đã khuyến cáo: “Các bậc phụ huynh nếu thấy không đảm bảo an toàn thì nên chủ động cho con nghỉ”. . Tiêu chí an toàn cho học sinh lên hàng đầu Ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết, từ hôm nay, các trường, cơ sở. cho học sinh nghỉ học trong thời gian lũ lụt, ngập úng; có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng cho giáo viên và học sinh. Tại các trường học bị úng ngập, nước đã rút nên giáo viên đang. lan can cầu thang và tại một số phòng học của trường tiểu học Hoàng Diệu (quận Ba Đình). Cô Nguyễn Thị Mịnh Hoà, hiệu trưởng nhà trường cho biết, cho đến ngày 4/11, không chỉ ở khu vực lan