1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Sẽ tiến hành dạy tiếng Anh bắt buộc ở lớp 3 pdf

6 376 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 144,13 KB

Nội dung

Sẽ tiến hành dạy tiếng Anh bắt buộc ở lớp 3 Lần đầu tiên ở cấp tiểu học, môn tiếng Anh sẽ là môn học bắt buộc với thời lượng 4 tiết/tuần, bắt đầu từ lớp 3. Kế hoạch này được Bộ GD-ĐT kỳ vọng xóa đi thế yếu về ngoại ngữ (NN) của người Việt Nam. Tuy nhiên, những bước để triển khai khá gập ghềnh và chỉ có thể bắt đầu ở những trường đã tổ chức học 2 buổi/ngày. PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với PGS- TS Nguyễn Lộc, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục xung quanh vấn đề này. * PV: Để có thể triển khai dạy và học NN từ lớp 3 vào năm 2010 – 2011 cần có những điều kiện như thế nào? Tỷ lệ 20% học sinh lớp 3 được học NN sẽ được lựa chọn theo tiêu chí nào, thưa ông? - PGS-TS NGUYỄN LỘC: Theo kế hoạch, việc dạy NN cho học sinh lớp 3 sẽ bắt đầu từ năm 2010 nên chúng ta còn hơn 1 năm để chuẩn bị. Bộ GD-ĐT xác định không thể triển khai đại trà ngay lập tức nên ban đầu, 20% học sinh lớp 3 sẽ triển khai thí điểm tiếng Anh bắt buộc vào 2010. Điều kiện để triển khai phụ thuộc vào trường lớp ở địa phương đó có đủ thời gian giảng dạy, bởi đặc trưng của việc học bắt buộc là thời lượng giảng dạy tăng gần gấp đôi (từ 700 tiết lên 1.155 tiết của cả cấp học). Điểm thứ 2 hết sức quan trọng nữa là đội ngũ giáo viên, rồi chương trình – sách giáo khoa (CT-SGK), cơ sở vật chất. Chính vì vậy, việc triển khai đề án này sẽ làm từng bước. Hiện nay, theo phân phối chương trình tiểu học thì không có thời gian dành cho NN, bây giờ xây dựng 4 tiết/tuần ở bậc tiểu học thì đòi hỏi một điều kiện tiên quyết là các trường đã tổ chức dạy 2 buổi/ngày. Nhưng hiện tỷ lệ các trường tiểu học học 2 buổi/ngày mới đạt 30%-40%. Đội ngũ giáo viên hiện nay chưa có hay nói cách khác, đội ngũ này ở bậc tiểu học chưa được đào tạo bài bản, chính quy, thu nhặt từ nhiều nơi, giảng dạy mang tính phong trào và để đáp ứng nhu cầu bức xúc của phụ huynh học sinh. CT-SGK cũng là tự phát, chưa có sự kết nối với THCS nên nó không thành công (lên lớp 6 lại học lại từ đầu)… * Việc giảng dạy NN ở bậc tiểu học đã triển khai từ nhiều năm nay nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn, vì sao? - Do nhiều năm nay, chúng ta triển khai dạy NN ở bậc tiểu học theo hình thức tự chọn nên đa số là tự phát theo ý nguyện của cha mẹ học sinh (đóng tiền), là sự đáp ứng mang tính cấp thiết của từng đơn vị nhà trường riêng lẻ nên chương trình, nội dung chưa được biên soạn công phu; SGK chưa có chính thức, đội ngũ giáo viên chưa đạt chuẩn và quan trọng nhất là chưa có sự kết nối với bậc học ở trên nên thái độ của học sinh là học cho vui, cho biết, theo phong trào. Cho nên, việc dạy NN ở bậc tiểu học trong thời gian qua chỉ mang tính chất đối phó nên hiệu quả đương nhiên không cao. * Như vậy, ở bậc tiểu học, môn NN từ môn học tự chọn sang bắt buộc, làm thế nào để tránh tình trạng quá tải ở bậc học này? - Quá tải ở bậc tiểu học có nhiều lý do: số lượng tiết học của bậc tiểu học ở VN chỉ bằng một nửa hoặc 2/3 thời lượng học của các nước khác trên thế giới. Với một khối lượng kiến thức (tạm cho là tương đương với thế giới) mà nhét vào một quỹ thời gian ngắn hơn như vậy, làm sao mà không quá tải. Lý do thứ 2, đó là chất lượng đội ngũ giáo viên, chưa được đào tạo bồi dưỡng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, phương pháp truyền đạt chưa phù hợp nên lượng kiến thức truyền đến học sinh chậm, không chắc nên gây ra quá tải. Rồi hiện tượng dạy thêm, học thêm vẫn tràn lan, CT-SGK biên soạn chưa tinh lọc… Vì vậy, như tôi đã nói ở trên, để triển khai dạy NN chính thức từ lớp 3, thì điều kiện tiên quyết là trường đó đã triển khai dạy học 2 buổi/ngày nên lưu ý về quá tải đã rõ ràng rồi. * Theo ông, việc triển khai việc dạy học NN ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có khả thi? - Việc dạy NN chính thức từ lớp 3 sẽ triển khai theo lộ trình, dựa trên nguyên tắc các trường, các địa phương nhận thấy mình đã đủ điều kiện tham gia thì đăng ký chứ bộ không ép. Ví dụ như không thể ép tỉnh Yên Bái đến năm 2010 phải tổ chức dạy NN ngay vì không có giáo viên, cơ sở vật chất… Hiện TPHCM đã đi trước, Hà Nội, Đà Nẵng cũng có điều kiện để triển khai nhanh, hy vọng sẽ lan dần ra các thị xã, thị trấn theo tốc độ phát triển kinh tế. Đến năm 2018 sẽ triển khai được đến các vùng sâu, vùng xa. * Để triển khai việc giảng dạy này, cần bao nhiêu giáo viên và sẽ phải bổ sung lực lượng giáo viên còn thiếu như thế nào? - Hiện có khoảng 60.000 giáo viên dạy NN các cấp (từ THCS đến THPT, ĐH, CĐ và TCCN), giáo viên tiểu học được đào tạo bài bản hầu như không có. Vì vậy, việc bổ sung đội ngũ giáo viên khi bắt đầu dạy học bắt buộc NN ở bậc tiểu học khá căng thẳng. Trước mắt, năm 2010 cần 1.700 giáo viên, những năm sau, bổ sung bình quân 2.600 giáo viên mỗi năm. Các trường đại học NN và sư phạm NN sẽ phải tăng tốc đào tạo. . Sẽ tiến hành dạy tiếng Anh bắt buộc ở lớp 3 Lần đầu tiên ở cấp tiểu học, môn tiếng Anh sẽ là môn học bắt buộc với thời lượng 4 tiết/tuần, bắt đầu từ lớp 3. Kế hoạch này. điểm tiếng Anh bắt buộc vào 2010. Điều kiện để triển khai phụ thuộc vào trường lớp ở địa phương đó có đủ thời gian giảng dạy, bởi đặc trưng của việc học bắt buộc là thời lượng giảng dạy. việc dạy NN cho học sinh lớp 3 sẽ bắt đầu từ năm 2010 nên chúng ta còn hơn 1 năm để chuẩn bị. Bộ GD-ĐT xác định không thể triển khai đại trà ngay lập tức nên ban đầu, 20% học sinh lớp 3 sẽ

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w