1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Những đứa trẻ siêu việt potx

6 127 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 139,28 KB

Nội dung

Những đứa trẻ siêu việt Những đứa trẻ bị ép học tập quá mức không phải vì nhu cầu của đứa trẻ mà chính là do yêu cầu của cha mẹ. Tình trạng này không chỉ có ở nước ta mà còn có cả ở nhiều nước trên thế giới. Sức ép từ cha mẹ Bác sĩ Benjamin Spock đồng thời là nhà giáo dục nổi tiếng ở Mỹ kể: “Tôi nhớ trường hợp một bà mẹ vài năm trước đây đã than phiền với tôi đứa con gái 11 tuổi của bà ngày càng căng thẳng về thần kinh và hay khóc bởi những chuyện không đâu. Hỏi ra mới biết bà đã đăng ký cho con gái của bà học cưỡi ngựa ngày thứ hai, học trượt băng ngày thứ ba, học khiêu vũ ngày thứ tư, học âm nhạc ngày thứ năm, học múa balê ngày thứ sáu, và ngày thứ bảy học đánh giá các buổi nhạc kịch. Ngoài ra điều quan trọng là nhà trường của cháu đòi hỏi trình đột kiến thức rất cao và các giáo viên cho bài tập rất nhiều. Khi tôi gợi ý cho bà mẹ đó rằng sự quá tải trong học tập là nguyên nhân của sự căng thẳng thần kinh của con gái bà thì bà vội kêu lên: Nhưng đó là những môn học quan trọng không thể thiếu được.”. Bà mẹ nói trên không phải là cá biệt. Cái kiểu suy nghĩ này người ta thường thấy trong các gia đình lấy sự thành đạt trong xã hội làm mục đích tối thượng trong cuộc đời. Người nào thường yêu cầu phải có địa vị và thu nhập cao trong xã hội, thì người đó thường có yêu cầu cao như vậy đối với con cái mình. Đúng là nếu chúng ta không sớm quan tâm đến nhu cầu tri thức và tình cảm của các cháu thì sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu sau này. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc thúc đẩy học tập quá mức là có lợi cho trẻ. Thực tế, một sự thúc đẩy như thế rất có hại cho trẻ vể mặt lâu dài. Những đứa trẻ chịu sức ép nặng nề như vậy, khi trưởng thành bao giờ cũng chỉ nghĩ đến việc giành lấy vị trí hàng đầu trong xã hội, đến mức không tìm được thú vui nào khác ngoài cái thế giới cạnh tranh nhỏ hẹp. Kinh nghiệm cho thấy dù cha mẹ có thúc đẩy các cháu giành được cái tuyệt hảo trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác thì sự phát triển của cháu sẽ méo mó, mất cân đối, rất có thể cháu sẽ cô độc, khô khan, ích kỷ và nhiều thứ khác nữa. Có một công trình nghiên cứu về tuổi trẻ của những nhân tài, những người có thành tích sáng tạo đặc biệt trong mọi lĩnh vực, cho thấy họ có một mẫu số chung, đó là hồi nhỏ họ đều có một đam mê nào đó, một trò tiêu khiển hay một dự án nào đó (không nhất thiết là có liên quan đến nghề nghiệp của họ sau này) và cứ kiên trì phấn đấu theo hướng đó. Xin lấy một thí dụ: ông Charles Darwin, người cha của thuyết tiến hóa. Hồi nhỏ, ông học rất dốt, cha ông và các thầy giáo đều cho rằng ông hơi ngốc. Ông không thích học, chỉ thích đi chơi ngoài đồng. Cha ông bắt học ngành y nhưng chỉ được vài tháng. Khi chuyển ông sang học trường ĐH Cambridge, ông lại học một giáo sư nổi tiếng về lịch sử tự nhiên. Từ đó ông đi theo khuynh hướng của ông, trở thành một nhà bác học, tác giả của “Nguồn gốc các loài” nổi tiếng. Rối loạn tâm thần vì học quá mức Một bà mẹ dẫn đứa con đang học cấp hai của mình đến khoa nhi TT sức khoẻ tâm thần TP do sau một đợt thi kéo dài một tuần, con bà bỗng trở nên không buồn ăn uống, chỉ thích nằm dài. Sau một đợt trắc nghiệm tâm lý, các bác sĩ cho biết con bà bị rối loạn tâm thần do học quá sức. Nghe theo lời bác sĩ, bà đành chấp nhận cho con mình ra khỏi lớp chuyên. Hầu hết các em học sinh bị rối loạn tâm thần đều do phải trả giá những kỳ vọng quá mức của phụ huynh đối với con em mình. Bác sĩ Phạm Văn Trụ, trưởng khoa khám nhi TT sức khoẻ tâm thần TP, phân tích: “Khả năng trí tuệ của các em có thể chia thành dạng cao, trung bình và kém. Tỷ lệ những em xuất sắc không cao. Thế nhưng nhiều phụ huynh không nắm được khả năng của con mình, cứ lo trường tốt, thầy giỏi, rồi bắt con học quá nhiều, cứ nhất thiết phải bắt con thi đậu ĐH cho bằng được.” Đã có những trường hợp các em bị rối loạn tâm thần vì hàng ngày phải thức dậy từ lúc 5 giờ sáng và học đến tối mịt mới về. Có em, vốn bị động kinh, đã lên cơn co giật trong những ngày học hành căng thẳng. Yếu tố quyết định trong điều trị bệnh tâm thần do trẻ học quá tải là việc thay đổi quan niệm cứng nhắc của phụ huynh về việc hoạch định tương lai cho con. Một bà mẹ sau khi nghe bác sĩ phân tích bệnh trạng của con mình, đã chép miệng thở dài :”Vậy thì tôi sẽ không kỳ vọng quá nhiều ở cháu nữa.”. Sức ép không chỉ ở phía gia đình mà còn ở phía nhà trường. Nhiều trường chạy theo thành tích, đã buộc học sinh phải học quá sức. Các biểu hiện rối loạn tâm thần thường thấy ở trẻ em học quá tải là:  Đau đầu, mất ngủ  Thi không đậu không tỏ ra buồn phiền.  Gia tăng những hành vi sai lạc: quạu quọ, đối xử không tốt đối với những người xung quanh và đồ vật sỡ hữu (sách vở, đồ chơi…).  Hay quên.  Hay lăng xăng. Thông thường, các em cấp III rất ngại đến khám chữa tại TT sức khoẻ tâm thần do sợ bạn bè biết được và trêu chọc. Chữa trị bệnh rối loạn tâm thần do học quá mức không quá khó khăn, chỉ cần sắp xếp cho trẻ nghỉ ngơi vài tuần là hồi phục. Thế nhưng, sau đó phụ huynh cần thay đổi nề nếp sinh hoạt, học tập của các em vì rối loạn tâm thần nếu tái phát sẽ gây ra hậu quả lâu dài, khó trị. . Những đứa trẻ siêu việt Những đứa trẻ bị ép học tập quá mức không phải vì nhu cầu của đứa trẻ mà chính là do yêu cầu của cha mẹ. Tình trạng. nghĩa là việc thúc đẩy học tập quá mức là có lợi cho trẻ. Thực tế, một sự thúc đẩy như thế rất có hại cho trẻ vể mặt lâu dài. Những đứa trẻ chịu sức ép nặng nề như vậy, khi trưởng thành bao. độc, khô khan, ích kỷ và nhiều thứ khác nữa. Có một công trình nghiên cứu về tuổi trẻ của những nhân tài, những người có thành tích sáng tạo đặc biệt trong mọi lĩnh vực, cho thấy họ có một

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN