Chuẩn bị ươm mầm tài năng? Điện ảnh học đường – dự án do Thụy Điển tài trợ, được triển khai thí điểm tại một số trường tiểu học ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong 3 năm. Chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan đều nhận ra khả năng giáo dục sâu sắc của hình thức nghệ thuật này. Nhưng chưa có nhiều ý kiến đề cập tới điện ảnh học đường như mảnh đất màu mỡ để ươm mầm tài năng, đặt nền móng cho việc đào tạo công chúng của nghệ thuật thứ 7… Từ Trò chớp bóng hình Giờ thực hành điện ảnh học đường của học sinh Trường tiểu học Minh Đạo, TP Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu Điện ảnh bắt đầu như một trò chơi – Trò chớp bóng hình (chiếu tại Paris năm 1895) nên tự thân đã rất gần gũi với trẻ em. Một số “tác phẩm điện ảnh” đầu tay của học sinh trường tiểu học Lê Văn Tám, Kim Đồng thực hiện trong dự án này cho thấy trẻ vào cuộc rất nhanh. Các em tham gia vào nhiều công đoạn: đưa ý tưởng kịch bản, quay phim, diễn xuất… Sự non nớt khi bắt hình, diễn xuất… là điều có thể chấp nhận được, cái đáng nói là các em có “kho” ý tưởng giàu có. Một đạo diễn từng nói: Chúng ta chưa có một nền điện ảnh cho thiếu nhi, và đây là cơ hội rất tốt để người lớn “vay” ý tưởng và “trả” cho các em những bộ phim hay, phù hợp với chúng. Thùy Linh, lớp 5D, trường tiểu học Kim Đồng chia sẻ: “Chúng em hy vọng sẽ có nhiều bộ phim hay dành cho lứa tuổi của mình”. Điện ảnh hấp dẫn như trò chơi, nên việc các em tiếp thu kiến thức, kỹ thuật chuyên môn cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Đây là thời điểm “vàng” để những người làm điện ảnh tranh thủ chuyển tải kiến thức cơ bản, gieo niềm say mê nghệ thuật thứ 7 cho thế hệ trẻ Việt Nam. Nhà quay phim Lý Thái Dũng, một trong những tay máy hàng đầu của Việt Nam từng “ngán ngẩm” khi sinh viên của mình đạt điểm văn quá thấp. Nhiều bạn trẻ đến với điện ảnh mà thiếu “phông” kiến thức cơ bản về môn tới nghệ thuật tổng hợp này. PGS.TS Trần Thanh Hiệp (Hiệu trưởng trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội) đưa ra ý kiến: Cần thu hút nghệ sỹ uy tín nhằm bồi dưỡng giáo viên, hướng dẫn phân tích phim và làm phim cho các trường tiểu học”… Hiện nay, “Điện ảnh học đường” mới chỉ là hoạt động ngoại khóa nhưng từ những hoạt động làm quen này, điện ảnh trong nước có thể gặt hái một mùa bội thu về nguồn lực điện ảnh chuyên nghiệp trong tương lai không xa. Đã thấy niềm ham thích của các em với dự án này: “Em đã được làm phim, và cũng là diễn viên nữa. Em thích nhất việc quay phim, có nhiều cái hay và bổ ích”, “Em muốn học thật giỏi, mơ ước trở thành nhà viết kịch bản để làm những bộ phim hay cho thiếu nhi”, và “Biết đâu trong số chúng em sau này sẽ có những nhà biên kịch, đạo diễn, diễn viên thật giỏi làm rạng danh nền điện ảnh Việt Nam”. Đến cảm thụ và làm điện ảnh Ngoài việc cho học sinh làm phim, dự án này còn tổ chức chiếu, phân tích phim, nghĩa là cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về “bếp núc” của điện ảnh. Ông Tạ Hoàng Anh (Viện phim Việt Nam) cho biết: “Sau mỗi buổi xem phim, phần thảo luận phim ngày càng gây hứng thú với các em”. Ngoài thảo luận, các em còn vẽ tranh, “cô đọng” hình ảnh ấn tượng. Học sinh tiểu học Kim Đồng nói: “Chúng em được hướng dẫn cách đánh giá, phân tích nội dung và nghệ thuật của phim. Điều này giúp chúng em cảm thụ phim tốt hơn”. Đạo diễn Nguyễn Nhân Lập (PGĐ Hãng Phim hoạt hình Việt Nam) phấn khởi nhận xét: “Giáo viên và các em nhỏ đã hiểu rõ hơn công tác đạo diễn phim hoạt hình”. Sự hiểu biết, cảm thụ tốt điện ảnh của thế hệ măng non cũng là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh nước nhà. . Chuẩn bị ươm mầm tài năng? Điện ảnh học đường – dự án do Thụy Điển tài trợ, được triển khai thí điểm tại một số trường tiểu học. này. Nhưng chưa có nhiều ý kiến đề cập tới điện ảnh học đường như mảnh đất màu mỡ để ươm mầm tài năng, đặt nền móng cho việc đào tạo công chúng của nghệ thuật thứ 7… Từ Trò chớp bóng