Chuẩn bị kỳ thi cho trẻ Lúc này không phải là lúc hối thúc, nhồi nhét, bắt trẻ học suốt cả ngày mà phải quan tâm, chăm sóc và khích lệ chúng. Đây cũng là một trong những biến cố quan trọng gây căng thẳng trong mỗi năm học nhưng năm nay bạn cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Sau đây là một vài lời khuyên bổ ích cho các bậc cha mẹ: Biết chính xác lịch thi: Tất cả các trường học đều có gởi thông báo về ngày, giờ thi của các môn. Nếu con bạn không đưa thông báo lịch thi thì lập tức phải kiểm tra cặp của trẻ. Khi không nhận được phản hồi từ phía phụ huynh thì một số giáo viên thường hay gọi điện thoại trực tiếp thông báo cụ thể về lịch thi. Nhưng với con số trung bình là 40 học sinh trong mỗi lớp thì nên chủ động hỏi con chứ đừng chờ giáo viên báo cho bạn. Cùng trẻ lập một kế hoạch nghiêm túc và linh hoạt: Không nên nghiêm cấm mọi hoạt động vui chơi thường ngày của trẻ như cấm xem ti vi, chơi game hay đi chơi với bạn bè vì điều này chỉ làm cho trẻ buồn chán mà thôi. Thay vì cấm đoán trẻ, bạn nên cùng trẻ lập kế hoạch ôn thi và nhớ là có cả thời gian cho trẻ giải trí. Tuy nhiên cha mẹ chỉ nên cùng trẻ lập kế hoạch chứ đừng làm thay cho trẻ vì dù chỉ có 6 – 7 tuổi nhưng trẻ thích được tự mình quyết định. Hãy để trẻ sắp xếp lịch học và giúp trẻ chuẩn bị cho kỳ thi. Trẻ sẽ tích cực thực hiện kế hoạch mà nó có góp phần lập nên hơn là kế hoạch do bạn đơn phương đưa ra. Tìm ra chủ đề trọng tâm: Đôi khi, giáo viên cho đề cương về những nội dung sẽ được kiểm tra trong kỳ thi. Thường thì các chủ đề này đã được giảng rất kỹ trong giờ học thường ngày. Đây là cơ sở tốt nhất cho việc lập kế hoạch ôn tập. Nếu có những bài chính tả khó, bạn hãy sao ra làm ba bản. Một bản để trên bàn học của trẻ, bạn giữ một bản và bản còn lại để trẻ mang đến trường. Đừng bắt ép trẻ phải lấy cho được điểm cao nhất trong lớp vì không thể nào nhồi nhét vào đầu của trẻ hàng tấn trang bài học hoặc đề thi các trường điểm. Những gì phụ huynh cũng như giáo viên cần làm trong giai đoạn này là giúp bé bổ sung những lỗ hổng kiến thức trong chương trình học. Biết được điểm yếu của trẻ: Phải hiểu rõ con mình yếu những môn học nào. Nếu chưa xác định được thì kiểm tra ngay và lập ra một kế hoạch giúp đỡ. Ví dụ như trẻ gặp vấn đề trong việc cộng trừ các con số lớn hơn 50, hãy cho trẻ làm những bài toán trong phạm vi này một ngày 2 lần trong hai tuần liền. Giải trí: Như đã nói ở trên, trong lịch học ôn thi của trẻ cũng phải bố trí giờ cho trẻ nghỉ ngơi. Đi bơi hay đạp xe đều rất tốt. Nếu trẻ thích xem tivi hơn, hãy để trẻ thưởng thức chương trình trẻ thích, nhưng phải chắc rằng sau đó trẻ phải tiếp tục việc ôn tập cho kỳ thi sắp tới. Sáng tạo: Tham gia trả lời các câu hỏi đòi hỏi sự thông minh và khéo léo. Nếu trẻ đã quen với việc học bằng tranh ảnh, hãy khuyến khích trẻ viết ra thành câu dựa trên các hình vẽ vì chúng có thể gợi ý cho trẻ về mặt từ ngữ cũng như ý tưởng và từ đó trẻ có thể viết văn hoặc sáng tác truyện. Xây dựng lòng tự tin: Trẻ con thường nghĩ rằng chúng ta – bậc làm cha mẹ – thường vội kết luận kết quả học tập của trẻ chỉ qua một bài kiểm tra bị điểm thấp. Trách móc trẻ vì trẻ bị điểm thấp thì chỉ làm tăng sự thất vọng và buồn phiền của chúng. Hãy xem qua bài làm, khen ngợi những bài trẻ đã làm được và giải thích những bài mà trẻ đã làm sai. Như vậy trẻ sẽ giữ được sự tự tin vì khi trẻ cảm thấy chán nản vì điểm thấp, trẻ sẽ mất hứng thú đối với môn học đó, cảm thấy môn học đó quá khó và không thể vượt qua. Bức tường về tâm lý là chướng ngại vật khó vượt qua nhất. Giảm bớt sự căng thẳng: Tạo sự miễn nhiễm đối với bịnh stress cho bạn và cả cho trẻ. Stress dễ dàng xâm nhập vào những người có hệ miễn nhiễm kém như người đang bị bệnh, hãy phòng chống bệnh stress bằng cách bổ sung lượng vitamin và các chất khoáng cần thiết. Lời khuyên này rất có ích cho bạn và cả con của bạn. Hãy cố giảm bớt căng thẳng trước khi bạn đang dần chuyển kỳ thi của con thành sự lo lắng của mình. Hãy nhìn mọi việc ở đúng vị trí của nó: kỳ thi không phải là sự kiện quan trọng nhất trong đời. Cứ tắm rửa, ngủ nghỉ, ăn uống đầy đủ, nhảy múa theo nhạc; tất cả những hoạt động này sẽ giúp bạn và cả con bạn giảm bớt căng thẳng trong việc chuẩn bị cho kỳ thi. . kế hoạch chứ đừng làm thay cho trẻ vì dù chỉ có 6 – 7 tuổi nhưng trẻ thích được tự mình quyết định. Hãy để trẻ sắp xếp lịch học và giúp trẻ chuẩn bị cho kỳ thi. Trẻ sẽ tích cực thực hiện kế. điều này chỉ làm cho trẻ buồn chán mà thôi. Thay vì cấm đoán trẻ, bạn nên cùng trẻ lập kế hoạch ôn thi và nhớ là có cả thời gian cho trẻ giải trí. Tuy nhiên cha mẹ chỉ nên cùng trẻ lập kế hoạch. ôn thi của trẻ cũng phải bố trí giờ cho trẻ nghỉ ngơi. Đi bơi hay đạp xe đều rất tốt. Nếu trẻ thích xem tivi hơn, hãy để trẻ thưởng thức chương trình trẻ thích, nhưng phải chắc rằng sau đó trẻ