1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Truyền thuyết vị thuốc xà sàng tử pps

3 732 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Truyền thuyết vị thuốc xà sàng tử Tương truyền, thời xưa, ở một làng nhỏ, bỗng nhiên xuất hiện căn bệnh quái lạ: Trên da khắp người bệnh, mọc lên rất nhiều những nốt sẩn, nhìn như da gà, ngứa kịch liệt, phải gãi liên tục; có khi gãi đến rỉ cả máu vẫn không thấy đỡ. Căn bệnh lạ lan truyền rất nhanh, chỉ sau vài ngày, tất cả dân trong làng đều bị nhiễm bệnh. Thầy thuốc ở địa phương đã thử dùng đủ mọi loại thuốc, nhưng đều vô dụng. Khi đó, có một vị đạo sĩ qua thôn cho biết: Phải đến một hòn đảo nhỏ ở biển Đông, hái lấy quả của loài cây thuốc có lá như lông chim, nấu nước tắm, mới chữa khỏi được. Có điều, trên hòn đảo lại có rất nhiều rắn, mà rắn lại hay làm ổ trên những cây thuốc. Mọi người nghe thấy vậy, chỉ còn biết thở dài, thất vọng. Từng có hai chàng trai dũng cảm, thử liều mình đến đảo hái thuốc, nhưng trước sau đều không thấy về. Có lẽ họ đều bị rắn độc cắn chết. Trong khi đó, bệnh phát tác mỗi ngày một nặng, một số người bị viêm loét lòi cả xương thịt, máu mủ chảy đầm đìa khắp người. Nếu không chữa khỏi, thì sẽ là một tai họa khó lường trước được. Trước cảnh đau khổ đó, lại có một chàng trai quyết tâm ra đi kiếm thuốc. Có điều, sau khi rời khỏi làng, chàng trai không đến thẳng đảo rắn, mà đi khắp nơi để tìm thuốc chữa rắn độc cắn. Sau khi được một thầy thuốc bày cho cách phòng rắn độc bằng rượu pha hùng hoàng, chàng trai mới đáp thuyền tới đảo. Trải qua bao vất vả, cuối cùng chàng đã mang được thuốc về cho dân làng. Dùng thứ hạt đó nấu nước tắm, người bệnh nhẹ chỉ tắm 2-3 lần là khỏi, còn người nặng cũng chỉ phải tắm khoảng 5-6 lần. Vì là thứ hạt của loài cây mà rắn hay dùng làm “giường” nằm, nên thứ thuốc nói trên được đặt tên là “xà sàng tử”, nghĩa là “thứ quả trên giường rắn” (tử = quả, xà = rắn, sàng = giường). Theo khảo sát của các nhà thực vật, những nơi có cây xà sàng mọc, thường hay gặp rất nhiều loài rắn. Ngoài ra, ở những nơi nhiều rắn, dưới gốc cây xà sàng thường không thấy có hạt rơi vãi; Người xưa cho rằng, hạt xà sàng chính là thứ loài rắn dùng làm món ăn “chay”. Cho dù truyền thuyết kể trên là sự thật hay là hư cấu, thì tác dụng chữa lở ngứa của xà sàng vẫn là xác thực. Từ xưa đến nay, xà sàng vẫn được coi là vị thuốc tốt để chữa trị những chứng bệnh lở ngứa ngoài da, như mụn nhọt, chàm, viêm da dị ứng, phụ nữ ngứa âm đạo, viêm âm đạo, Kết quả nghiên cứu hiện đại đã chứng thực, xà sàng tử có tác dụng ức chế rất mạnh đối với tụ cầu khuẩn vàng (staphylococcus aureus), trực khuẩn mủ xanh (bacillus pyocyaneus), trùng roi âm đạo, và các loài nấm gây ngứa ngoài da (dermatophyte), như microsporum, epidermophyton và trichophyton. Chỉ có điều, xà sàng không phải là loài cây “đặc hữu” trên một hòn đảo nhỏ ở ngoài biển Đông, mà là một loài cây mọc hoang ở nhiều nơi. Tại Việt Nam xà sàng thường hay gặp ở các bờ, bãi ven sông, những khoảng đất trống, hay các ruộng hoang. Về mặt thực vật, xà sàng (cnidium monnieri L.) là loại cỏ (cây thảo), cao từ 0,4-1m. Thân mọc đứng, phân nhánh, có vạch dọc. Lá mọc so le, xẻ lông chim hai lần. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán kép, tổng bao có ít lá bắc hẹp, cuống hoa dài hơn cuống lá. Cụm hoa nhìn từ trên xuống, giống như cái giần hay cái sàng, nên cây còn có tên là “giần sàng”. Quả bế, hình bầu dục, hơi dẹt; vì quả rất nhỏ, chỉ dài khoảng 2-5mm, nên dân gian thường gọi là “hạt”. Để sử dụng làm thuốc, khi quả chín (tháng 6-8), người ta nhổ hay cắt cả cây về, phơi khô, đập lấy quả, loại bỏ tạp chất, phơi cho thật khô là được. Ngoài tác dụng chữa lở ngứa, xà sàng tử còn có tác dụng tăng cường chức năng sinh dục ở cả nam và nữ. Điều này đã được đề cập từ cách đây hơn 2.000 năm, trong sách Thần Nông bản thảo kinh, thành thư trong thời kỳ Tần – Hán; Đối với nam giới, trong sách Hồng nghĩa giác tư y thư, Tuệ Tĩnh từng viết: “Cường dương chừ xa sàng, ông già uống khá đương mười cô gái”. Nghĩa là, ông già uống vào có thể đảm đương 10 cô gái. Về tác dụng cải thiện chức năng sinh sản, trong Bản thảo cương mục, Lý Thời Trân cũng đã nhận định: Xà sàng tử là thuốc đi vào mệnh môn, tam tiêu và khí phận, được sách Thần Nông bản thảo xếp vào loại “thượng phẩm”, không chỉ có ích cho nam giới, mà còn có ích cả đối với phụ nữ, Còn kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, xà sàng tử có tác dụng tương tự như testosteron, làm tăng trọng lượng tử cung và buồng trứng ở động vật thí nghiệm. Thực tế lâm sàng cũng cho thấy, sử dụng xà sàng phối hợp với thục địa, sơn thù nhục, thỏ ty tử, đồng tật lê, nhục quế, dâm dương hoắc, theo nguyên tắc biện chứng luận trị, có thể mang lại hiệu quả trị liệu tốt, đối với những chứng bệnh liên quan tới chức năng sinh sản, ở cả nam giới và nữ giới. Xà sàng tử là vị thuốc được dùng ngoài nhiều hơn dùng trong, nên trong các sách thuốc Đông y hiện đại, xà sàng tử không xếp trong nhóm “thuốc bổ dương”, mà xếp vào loại thuốc dùng ngoài – trong nhóm “thuốc công độc, sát trùng, chống ngứa”. Theo Đông y: Xà sàng tử có vị cay đắng, tính ấm, hơi có độc; đi vào kinh thận. Có tác dụng sát trùng chỉ dương (chống ngứa), táo thấp (trừ thấp), ôn thận tráng dương. Chủ yếu dùng chữa âm hộ thấp dương (ẩm ngứa ở cơ quan sinh dục), thấp chẩn (chàm), giới tiên (lở ngứa); hàn thấp đới hạ, thấp tý yêu thống (đau lưng do tê thấp); thận hư dương nuy (liệt dương do thận hư), cũng lãnh bất dục (phụ nữ vô sinh do tử cung lạnh). Ngoài một số tác dụng đã nói ở trên, kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, xà sàng tử còn có những tác dụng khác, như chống rối loạn nhịp tim, điều hòa huyết áp; chống hen (bình suyễn), trừ đờm, tăng cường chức năng miễn dịch, chống dị ứng, giảm đau, gây tê cục bộ, cải thiện chức năng não, tăng trí nhớ, chống loãng xương, Một số bài thuốc tiêu biểu có dùng xà sàng tử: Thần tiên ngũ tử hoàn: Dùng xà sàng tử (tẩm giấm sao), phúc bồn tử, ngũ vị tử, thỏ ty tử (tẩm rượu 3 ngày, sau đó sấy khô), ba kích (bỏ lõi), bạch phục linh, tục đoạn, nhục thung dung (tẩm rượu hai ngày, sau đó sấy khô), câu kỷ tử, sơn dược, thục địa hoàng (thái nhỏ, sấy khô), nhục quế, tân lang, hắc phụ tử (nướng, bóc vỏ) - tất cả các vị trên mỗi thứ 60g, chỉ thực (sao với lúa mạch) 30g, can khương 30g. Tất cả nghiền thành bột mịn, làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20-30 viên vào lúc đói, chiêu thuốc bằng rượu ấm. Uống 10 ngày thì khí lực bắt đầu sinh, nửa tháng dương khí thịnh, 20 ngày tinh tủy đầy, một tháng tinh khí đều mạnh, da thịt tươi nhuận, mùa đông không thấy lạnh, mùa hạ không thấy nóng, tóc trắng đen lại, phụ nữ uống vào còn khiến cho da thịt ấm nhuận. Chữa ngọc hành sưng to như dùi trống: Dùng hạt xà sàng tán thành bột mịn, hòa với lòng trắng trứng gà đắp vào chỗ sưng đau, khô lại đắp thứ mới. Chữa âm đạo hay bộ phận sinh dục lở ngứa: Dùng hạt xà sàng, lá sen, bèo ván, mỗi thứ một nắm, nấu nước xông và rửa. Hoặc dùng xà sàng tử 30g, bạch phàn 6g, sắc nước rửa. . nhớ, chống loãng xương, Một số bài thuốc tiêu biểu có dùng xà sàng tử: Thần tiên ngũ tử hoàn: Dùng xà sàng tử (tẩm giấm sao), phúc bồn tử, ngũ vị tử, thỏ ty tử (tẩm rượu 3 ngày, sau đó sấy khô),. nữ giới. Xà sàng tử là vị thuốc được dùng ngoài nhiều hơn dùng trong, nên trong các sách thuốc Đông y hiện đại, xà sàng tử không xếp trong nhóm thuốc bổ dương”, mà xếp vào loại thuốc dùng. nên thứ thuốc nói trên được đặt tên là xà sàng tử , nghĩa là “thứ quả trên giường rắn” (tử = quả, xà = rắn, sàng = giường). Theo khảo sát của các nhà thực vật, những nơi có cây xà sàng mọc,

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:21

Xem thêm: Truyền thuyết vị thuốc xà sàng tử pps

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w