1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Truyền thuyết hoa thược dược và vị thuốc bạch thược ppt

3 620 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 76,53 KB

Nội dung

Truyền thuyết hoa thược dược và vị thuốc bạch thược Người Việt ta chơi hoa quanh năm, nhưng chỉ đến ngày xuân, mới có cảnh trăm hoa đua nở. Và chỉ lúc này, con người mới cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp và giá trị của các loài hoa. Hoa không chỉ đẹp, mà còn có một giá trị rất lớn khác, đó là giúp con người giữ gìn sức khỏe. Trong các loài hoa, mẫu đơn đứng đầu, thược dược đứng vị trí thứ 2. Nên mẫu đơn là “hoa vương”, thược dược là “hoa tướng” (chúng hoa phẩm trung dĩ mẫu đơn vi đệ nhất, thược dược vi đệ nhị, cố vị mẫu đơn vi hoa vương, thược dược vi hoa tướng”). Trong sách Bản thảo cương mục, bộ bách khoa toàn thư về thảo dược của Đông y, thầy thuốc Lý Thời Trân từng đánh giá như vậy, trước khi nói tới những tác dụng chữa bệnh của hai loài danh hoa. Thược dược tuy chỉ là “hoa tướng”, đứng sau mẫu đơn, nhưng lại được thành danh sớm hơn mẫu đơn. Tương truyền, từ 3.000 năm trước, vào thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu), thược dược đã được trồng để thưởng ngoạn ở rất nhiều nơi, đã rất nổi tiếng, và khi đó người ta còn chưa biết tới hoa mẫu đơn. Khi mới phát hiện ra mẫu đơn, người ta tưởng đó chỉ là một loài thược dược, nên đã gọi mẫu đơn là “mộc thược dược”. Mẫu đơn và thược dược thoáng nhìn rất giống nhau, nên người xưa thường gọi là “hai chị em”. Về sau mới dần dần phát hiện ra rằng, mẫu đơn và thược dược tuy cùng thuộc một họ thực vật, nhưng lại là hai cây khác nhau: thược dược là loài cây thân thảo, còn mẫu đơn là cây thân gỗ. Khi tìm hiểu về tác dụng chữa bệnh, người ta còn thấy mẫu đơn và thược dược khác nhau nhiều hơn: thược dược được xếp vào nhóm các vị thuốc “bổ huyết”, sử dụng chủ yếu để bồi dưỡng cơ thể. Còn mẫu đơn được xếp vào nhóm thuốc “thanh nhiệt lương huyết”, sử dụng chủ yếu khi cơ thể đã bị mắc bệnh. Bạch thược (Paeonia lactiflora Pall.) là cây thân thảo, sống lâu năm, thân nhẵn, mọc thẳng đứng, không có lông, cao 50-80cm. Lá mọc so le, chụm hai hay chụm ba, xẻ sâu thành 3 – 7 thùy hình trứng, dài 8 – 12cm, rộng 2 – 4cm, mép nguyên, phía cuống hơi hồng. Hoa rất to, mọc đơn độc ở ngọn thân, tựa như hoa mẫu đơn hay hoa thược dược cảnh, cánh hoa hồng nhạt hoặc trắng muốt, nhị màu vàng cam. Rễ phình to thành củ to, dài, màu nâu nhạt, trong có bột trắng. Củ đào về, rửa sạch đất cát, luộc chín, rồi phơi khô, đó chính là vị thuốc “bạch thược”. Nhân tiện xin lưu ý: Không nên nhầm cây bạch thược (thược dược) làm thuốc, với cây hoa thược dược (Dahlia variabilis Desf.), được trồng làm cảnh, bày bán rất nhiều vào dịp Tết. Tương truyền, tác dụng chữa bệnh của bạch thược đã được danh y Hoa Đà thời Tam Quốc phát hiện ra trong một tình huống rất ly kỳ. Để dễ nhận biết và tránh nhầm lẫn các vị thuốc, Hoa Đà trồng đủ thứ cây thuốc quanh nhà. Một hôm, có người đem biếu ông một cây hoa lạ, nói rằng có thể dùng làm thuốc, nhưng không rõ chữa được bệnh gì. Hoa Đà đem trồng ở góc sân phía bên cửa sổ. Mùa xuân tới, cây ra hoa những bông hoa rất to, cánh trắng muốt, thơm như hoa hồng. Hoa Đà thử hái hoa sắc uống, nhưng không nhận thấy có vị gì lạ. Ông lại hái lá, rồi hái cành đem thử, cũng không phát hiện ra điều gì đặc biệt. Nghĩ rằng cây hoa này tuy đẹp, nhưng không thể dùng để chữa bệnh, nên mấy năm liền Hoa Đà không để ý tới cây đó nữa. Một đêm mùa thu, Hoa Đà đang ngồi đọc sách, bỗng nghe thấy ngoài cửa sổ có tiếng con gái khóc thút thít. Nhìn ra ngoài cửa sổ, dưới ánh trăng mờ, thấy có cô gái rất trẻ đẹp, đang đứng đó khóc. Hoa Đà tự hỏi: Không biết là con cái nhà ai? Chắc có nỗi oan ức gì đây, nên nửa đêm mới tới đây khóc lóc như vậy. Hoa Đà khoác áo bước ra ngoài, nhưng nhìn trước nhìn sau mãi, chẳng thấy bóng cô gái đâu nữa. Chỗ cô gái đứng khóc, chỉ còn thấy một cây bạch thược. Hoa Đà lắc đầu, đi vào nhà, mỉm cười tự nhủ: Cho dù nhà ngươi có linh nghiệm, nhưng bây giờ đang là mùa thu, hoa đã tàn, lá đã rụng, còn sử dụng được vào việc gì? Hơn nữa, tất cả các bộ phận của ngươi, chẳng thể dùng được vào việc gì! Nhưng ông vừa ngồi xuống tiếp tục đọc sách, lại nghe thấy tiếng khóc thút thít, nhìn ra ngoài thấy vẫn là cô gái ban nãy. Ông lại bước ra, cô gái lại biến mất, vẫn chỉ thấy có cây bạch thược. Sự việc cứ lặp đi lặp lại như vậy mấy lần, khiến Hoa Đà vô cùng ngạc nhiên. Ông bèn đánh thức vợ đang ngủ say dậy, kể lại toàn bộ sự việc. Bà vợ nhìn ra ngoài sân nói: Tất cả các loài cây cỏ ở trong vườn nhà ta đều được ông sử dụng làm thuốc cứu người, chỉ có mỗi cây bạch thược này bị bỏ quên, chắc là nó có nỗi oan ức. Hoa Đà nói: Tôi đã nhiều lần thử dùng tất cả các bộ phận của nó, chẳng thấy có tác dụng gì cả, vậy thì còn oan ức nỗi gì? Bà vợ nói: Ông mới thử những thứ ở trên mặt đất, thế còn rễ của nó thì sao? Hoa Đà nói: Hoa, lá, cành chẳng có gì đặc biệt, vậy thì còn thử rễ làm gì? Dứt lời, liền nằm xuống và ngủ thiếp đi. Bà vợ suốt cả đêm không sao chợp mắt, nghĩ rằng chồng mình đã thay đổi, không còn biết lắng nghe ý kiến của người khác như trước kia nữa. Vài hôm sau, bà vợ Hoa Đà bỗng nhiên bị đau bụng, huyết băng rất nhiều, uống đủ các thứ thuốc mà không thấy đỡ. Bà liền lén ra vườn, đào rễ cây bạch thược đem vào sắc uống. Chỉ nửa ngày sau, bụng đã hết đau, máu cũng không còn chảy xuống nữa. Khi nghe vợ kể lại sự việc, Hoa Đà rất cảm kích và nói: Cảm ơn phu nhân đã thức tỉnh ta, nếu không có phu nhân thì ta đã bỏ sót, để mai một mất vị thuốc quý. Sau sự việc đó, Hoa Đà tiếp tục thử nghiệm và phát hiện thấy, ngoài tác dụng giảm đau, cầm máu, rễ cây bạch thược còn có tác dụng dưỡng huyết và có thể sử dụng để chữa trị nhiều bệnh phụ khoa. Cây hoa lạ ban đầu có tên là “bạch thược”, khi soạn sách Thanh nang kinh, Hoa Đà đã thêm chữ “dược”, nên từ đó cây có tên là “bạch thược dược”. Cùng với thời gian, Đông y đã phát hiện thêm nhiều tác dụng mới của rễ bạch thược. Thược dược trở thành một vị thuốc bổ huyết thiết yếu, có phổ tác dụng rộng và tần suất sử dụng rất cao. Theo dược lý Đông y cổ truyền, bạch thược có vị ngọt, đắng, chua; tính hơi lạnh (vi hàn); vào 2 kinh can và tỳ. Có tác dụng dưỡng huyết liễm âm, nhu can chỉ thống, bình ức căn dương. Chủ trị nguyệt kinh bất điều (rối loạn kinh nguyệt), tự hãn (vã mồ hôi), đạo hãn (mồ hôi trộm), đầu thống huyễn (đau đầu, chóng mặt). Trên lâm sàng hiện đại, bạch thược là vị thuốc quan trọng trong chữa trị các bệnh như tử cung xuất huyết, viêm thận mạn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm võng mạc, cường tuyến giáp, thuộc thể “âm huyết bất túc” theo cách phân loại chứng bệnh của Đông y. . Truyền thuyết hoa thược dược và vị thuốc bạch thược Người Việt ta chơi hoa quanh năm, nhưng chỉ đến ngày xuân, mới có cảnh trăm hoa đua nở. Và chỉ lúc này, con người. là vị thuốc bạch thược . Nhân tiện xin lưu ý: Không nên nhầm cây bạch thược (thược dược) làm thuốc, với cây hoa thược dược (Dahlia variabilis Desf.), được trồng làm cảnh, bày bán rất nhiều vào. thứ 2. Nên mẫu đơn là hoa vương”, thược dược là hoa tướng” (chúng hoa phẩm trung dĩ mẫu đơn vi đệ nhất, thược dược vi đệ nhị, cố vị mẫu đơn vi hoa vương, thược dược vi hoa tướng”). Trong sách

Ngày đăng: 06/07/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w