Mùa thi nên ăn đỗ xanh Hằng năm thi cử tổ chức vào mùa hè, thi cử thì đầu óc phải làm việc nhiều tiêu hao năng lượng, đồng thời tâm trạng lại lo âu căng thẳng. Mùa hè lại nóng bức; cơ thể phải cố gắng thích nghi nên càng mệt mỏi, khó tránh khỏi ảnh hưởng của thời tiết. Theo Đông y, vào dịp này là bối cảnh hội tụ các nguyên nhân gây bệnh cả nội nhân tình chí và ngoại nhân lục dâm. Để khắc phục những tác nhân đó, ta phải “phù chính khu tà (nâng đỡ chính khí để thắng tà khí) và khu tà trợ chính (trừ tà để bổ trợ chính khí)”. Một trong những biện pháp rất hữu hiệu là chăm lo bồi dưỡng ăn uống chu đáo và thích hợp. ua quá trình chọn lọc, với sự liên hệ Đông Tây y về chế độ ăn cho não và mùa hè, ta thấy đỗ xanh là nguyên liệu để chế biến các loại món ăn và làm thuốc tăng cường sức khỏe tương đối toàn diện (chống nóng bức, tăng cường sức khỏe và trí nhớ) trong những ngày thi cử của mùa hè. Đỗ xanh còn gọi là đỗ chè. Tên Hán là lục đỗ (lục là xanh). Tên khoa học là Vigna radiata L.Wilezek var radiata. Theo Đông y, đỗ xanh tính mát lạnh, vị ngọt, mùi hơi tanh. Có công năng thanh nhiệt, chống khát, lợi tiểu, giải tất cả các chất độc. Thực vật bản thảo viết: “Đỗ xanh có đủ tính năng của mọi loại thảo dược ”. Sách khác: “Về công hiệu chữa bệnh thì đỗ xanh đứng đầu các loại ” là “loại hạt cứu đời”. Thần nông bản thảo xếp đỗ xanh vào loại thượng phẩm. Thực liệu bản thảo nói “đỗ xanh làm mịn màng da dẻ, nên ăn thường xuyên”, “Mùa hè biết chọn đỗ xanh để ăn là khôn ngoan ”. Theo Tây y, trong 100g đỗ xanh có 23,8g protein, 0,5 chất béo, 58,8g đường, 0,22g caroten, 0,53g vitamin B1, 1,8g PP, 80mg Ca, 360mg P, 6,8mg Fe, 332 calori. Giá trị dinh dưỡng như vậy cao hơn thịt gà 3 lần về nhiệt lượng, hàm lượng Fe gấp 4 lần, canxi gấp 7 lần, B1 gấp 14 lần. Ngoài ra, đỗ xanh có 0,76mg đồng, 5mcg vitamin A, 0,47mg B6, 4mg vitamin C, 121mcg axít folic, 2,5mcg axít pantothenic. Trong đỗ xanh có chất isoflavone giống oestrogen. Các hormon thực vật này giúp điều chỉnh sự mất cân bằng kích thích tố. Do đó ăn thực phẩm giàu isoflavone như đậu xanh có thể cung cấp thêm sinh lực. Lợi ích chính là đỗ xanh cung cấp carbon hydrat tiêu hóa và hấp thu chậm để duy trì nguồn sinh lực kéo dài. Như vậy đỗ xanh sẽ giúp ích cho sĩ tử hoạt động tốt trí não. Về giá trị phòng và chữa bệnh của đậu xanh: Các nhà khoa học ở Southamton đã chứng minh được hoạt chất nằm trong vỏ đậu xanh khống chế vi khuẩn gây bệnh sống trên thành ruột thừa nên có tác dụng phòng ngừa viêm ruột thừa. Với thành phần và tác dụng như trên ta thấy đỗ xanh sẽ phục vụ tốt cho sức khỏe của các sĩ tử (và gia đình) ở bất kỳ mùa nào, nhưng đặc biệt vào mùa hè nắng nóng. Một số cách dùng đậu xanh Hạt đậu xanh làm thức ăn với cơm (có phối ngũ với thực phẩm có nguồn gốc động vật sẽ hoàn thiện hơn) bổ dưỡng hơn. Thanh nhiệt giải độc, bồi bổ sinh tân dịch. Đậu xanh 500g, giò heo trước 1kg. Nấu đông. Giò heo nấu cùng đậu xanh đã đãi sạch với 1 lít nước, trong nồi (đất). Khi giò heo gần nhừ thì lấy ra bóc lớp da cho vào bát thêm 3g hành thái, 3g gừng, 6g muối lại cho vào nồi đậu xanh đun tiếp, cho chân giò chín thật nhừ. Bắc ra để nguội rồi cho vào tủ lạnh để khi đông cắt thành miếng mỏng 5mm. Món này thích hợp với người lo âu, bồn chồn, nhất là người làm việc nơi có nhiệt độ cao. Bổ tỳ vị, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu: Đậu xanh 500g, dạ dày lợn 200g, diếp cá 30g, gừng 5g, hành 5g, muối vừa đủ. Dạ dày thái miếng vuông, cho đậu xanh đã đãi sạch nấu với dạ dày trong 500ml nước. Đun to lửa cho sôi rồi hạ lửa nấu 1 tiếng cho các thứ còn lại vào trong 10 phút là được. Ngày 1 lần ăn 50g dạ dày lợn (1/4) còn lại ăn tùy ý. Bổ can thận, tinh khí, giải độc: Đậu xanh 100g, hải đới 100g, xương ống lợn 200g, muối vừa đủ. Hải đới ngâm nở, thái chỉ, xương lợn đập giập. Cho tất cả vào 500ml nước. Đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ, lửa đun khoảng 1 tiếng. Ngày ăn 1 lần, mỗi lần 50g hải đới. Uống nước canh. Chữa táo bón, đại tiện ra máu, lòi dom, trĩ mới phát: Đậu xanh với gạo nếp nhồi vào một đoạn ruột lợn vừa đủ với tỷ lệ 2 đỗ 1 nếp, 2 đầu ruột buộc chặt lại luộc 1 tiếng cho chín rồi ăn. Có công năng nhuận tràng, bổ trung ích khí, thanh nhiệt. Tư âm bổ phế, thanh nhiệt giải độc, bổ khí huyết: Đậu xanh 100g, tổ yến 20g, gạo 100g. Đường phèn 20g giã nát. Tất cả phải làm sạch (yến nhặt hết lông) cho đậu, tổ yến, gạo vào 500ml nước đun sôi, rồi hạ bớt lửa, nấu trong 1 tiếng, cho đường vào quấy tan làm bữa ăn chính. Mỗi lần khoảng 100ml. Giá đậu xanh So với đậu hạt: Vitamin A ở giá gấp 2 lần, vitamin C ở giá gấp 40 lần, vitamin B1 ở giá gấp 30 lần. Đây là một loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, đặt biệt đó là một loại rau mầm chống lão hóa. Với giá đỗ xanh nhân dân ta cũng có rất nhiều cách chế biến làm thức ăn dạng tươi, khô, đơn thuần và phối hợp với nhiều rau củ khác. Các món giá sống: Dưa giá, giá chần tái, giá luộc trộn húng láng chấm tương hoặc trộn rau mùi và hoắc hương. Nước cốt giá đậu xanh: Giá đậu xanh 150g, chanh tươi 1 quả, đường 20g. Chữa khô khản cổ, đái rắt, đái nóng đỏ sẻn hay xảy ra vào mùa hè. Giá chần tái, trộn rau muống luộc với vừng. Canh chua giá đậu xanh cá lóc. Công dụng trừ nóng khát, tiểu tiện đỏ sẻn, sốt. Bánh lấy giá làm nhân: Ví dụ: bánh khoái Gò Công. Vỏ đậu xanh: Phơi khô làm gối sẽ ngủ ngon, dậy sảng khoái, bình can giáng hỏa, hạ huyết áp, chữa nhức đầu. Lưu ý: Do đậu xanh tính lạnh nên người lạnh bụng, đang tiêu chảy không nên ăn chè đậu, bột đậu xanh. . Mùa thi nên ăn đỗ xanh Hằng năm thi cử tổ chức vào mùa hè, thi cử thì đầu óc phải làm việc nhiều tiêu hao năng lượng, đồng thời tâm trạng lại lo âu căng thẳng. Mùa hè lại nóng. thì đỗ xanh đứng đầu các loại ” là “loại hạt cứu đời”. Thần nông bản thảo xếp đỗ xanh vào loại thượng phẩm. Thực liệu bản thảo nói đỗ xanh làm mịn màng da dẻ, nên ăn thường xuyên”, Mùa hè. tương đối toàn diện (chống nóng bức, tăng cường sức khỏe và trí nhớ) trong những ngày thi cử của mùa hè. Đỗ xanh còn gọi là đỗ chè. Tên Hán là lục đỗ (lục là xanh) . Tên khoa học là Vigna radiata