Nhân sâm - Thuốc bổ vạn năng? (Kỳ I) ppsx

3 200 0
Nhân sâm - Thuốc bổ vạn năng? (Kỳ I) ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhân sâm - Thuốc bổ vạn năng? (Kỳ I) Trong cuộc sống rất nhiều người, đặc biệt những người có điều kiện kinh tế đều cho rằng: “Khi có bệnh dùng thuốc bổ là rất tốt, làm tăng khả năng hồi phục sức khỏe, thậm chí lúc khỏe mạnh không có bệnh hay cảm thấy hơi mệt mỏi cũng thích dùng một chút thuốc bổ”. Cũng chính vì nguyên nhân này, trên lâm sàng một số thầy thuốc không cẩn thận biện chứng bệnh là hàn hay nhiệt, hư hay thực, bệnh có ngoại tà hay không và nghĩ rằng: “Cho thuốc bổ thì có gì sai? Với bệnh nhân mắc bệnh nặng, chết thì cũng không còn phải hối tiếc nữa”, từ đó thuận ý bệnh nhân thích dùng thì cho dùng, vô hình gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nhẹ thì dẫn đến thiệt hại về kinh tế, nặng hơn thì gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như bệnh nhẹ thành nặng, nặng thì càng nặng hơn Kỳ 1: Nhân sâm có phải là thuốc bổ vạn năng? “Thanh cung mật sử” có ghi: Hoàng đế Quang Tự mắc phải chứng bệnh đờm nhiều, ứ tắc, khó khạc ra, bụng trướng đau, người mệt mỏi, gầy yếu nên ra lệnh cho quan Thái y kê thuốc bổ uống. Hoàng đế uống thuốc bổ do quan Thái y kê bệnh tình không những không thuyên giảm mà càng nặng. Thấy vậy khi sắc uống người sắc thuốc ở Thái y viện lén bỏ thêm một chút la bặc tử, Hoàng đế uống vào lần thứ nhất bụng đỡ đau, lần 2 cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng khoan khoái, lần 3 thì khỏi hẳn. Quang Tự rất vui mừng ban thưởng hậu hĩnh cho quan Thái y mà không biết rằng công lao đó do người sắc thuốc. Nguyên nhân bệnh của Hoàng đế là vì ngày thường uống nhiều rượu, ăn nhiều cao lương mỹ vị, lâu ngày không tiêu ứ lại ở tỳ vị làm chức năng tỳ vị hư tổn sinh ra đàm thấp; la bặc tử có tác dụng hành khí kiện vị, tiêu thực, hóa đàm, nhờ vậy mà bệnh Hoàng đế dần khỏi. Truyền thuyết cũng ghi lại rằng: có một vị thái tử vì muốn nhanh chóng được thừa kế ngôi vị đã dùng nhân sâm để giết vua cha, nhưng không ai biết được dã tâm đó mà vẫn cho rằng thái tử là người con có hiếu. Những câu chuyện này cho chúng ta thấy rằng thuốc bổ không thể dùng bừa bãi mà “lợi bất cập hại”. Nhân sâm là vị thuốc đứng đầu trong các vị bổ; Thần nông bản thảo kinh ghi: “Nhân sâm bổ ngũ tạng, an thần, định hồn, chỉ kinh, trừ tà khí, minh mục, khai tâm, ích khí”; Dùng dược pháp tượng ghi: “Nhân sâm ngọt, ấm, bổ phế khí, trung nguyên khí, phế khí vượng tức khí, của tứ tạng đều vượng, tinh tự sinh mà đủ ”; theo Biệt lục: “Nhân sâm điều trung, chỉ tiêu khát, thông huyết mạch”; Bản thảo kinh thư: “Nhân sâm có tác dụng hồi dương khí, đuổi hư tà ”. Theo y học cổ truyền nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, vào kinh tâm, phế, tỳ; có tác dụng đại bổ nguyên khí, trợ hỏa, hồi dương cứu nghịch, bổ tỳ ích phế, sinh tân, an thần, bổ khí cố thoát, là vị thuốc đứng đầu trong điều trị các chứng hư, mệt mỏi, nội thương. Nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh thành phần hóa học của nhân sâm chứa hơn 15 loại yếu tố vi lượng, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, duy trì chức năng làm việc bình thường của hệ thống thần kinh trung ương, hưng phấn hệ thống tuyến yên, tuyến vỏ thượng thận, thúc đẩy công năng của tuyến sinh dục nam và nữ, nâng cao hiệu quả năng lực làm việc, cải thiện tình trạng mất ngủ, làm giảm đường huyết, tăng khả năng ghi nhớ và năng lực phân tích Là loại thuốc được mọi người tín nhiệm sử dụng làm thuốc bổ tốt nhất, đặc biệt hiện nay nhờ công nghệ khoa học kỹ thuật trồng trọt tiên tiến, giá nhân sâm phù hợp với tất cả mọi người nên nhân sâm đã trở thành bạn thân của nhiều nhà, hoặc để biếu tặng hoặc được lưu dùng làm thuốc bổ thường trực trong nhà. Nhân sâm có mặt trong rất nhiều các sản phẩm dinh dưỡng cũng như bảo vệ sức khỏe như rượu, đường sữa, bánh kẹo ngày càng được mọi người nhiệt liệt, hào hứng tiếp nhận. Nhưng mọi người đều không bao giờ nghĩ rằng chính sự sử dụng thiếu hiểu biết quá nhiệt tình này đã dẫn đến nguyên nhân đáng tiếc nói trên. Một số người dùng nhân sâm cũng như chế phẩm của nhân sâm một cách thái quá không thích đáng hoặc uống liều quá cao, hoặc dùng quá dài ngày đã dẫn đến tình trạng ngộ độc nhân sâm như: tăng huyết áp, chảy máu mũi, thần kinh hưng phấn quá độ (gây ra phiền táo, không yên, mất ngủ, dễ bị kích thích, đau đầu, chóng mặt ), dị ứng phát ban, nổi mề đay, mẩn ngứa, thậm chí nặng hơn có thể bị co giật Y học gọi những triệu chứng này là hội chứng này là “hội chứng ngộ độc nhân sâm”. Như chúng ta đã biết: mục đích của việc dùng thuốc bổ là để điều chỉnh sự cân bằng khí huyết, âm dương của cơ thể, tạo lập sự cân bằng trong cơ thể nâng cao tố chất, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống đỡ bệnh tật. Tuy là thuốc bổ có tác dụng bổ ích nhưng đồng thời cũng có nhất định những tác dụng không mong muốn, sử dụng không hợp lý không những lợi ít mà hại nhiều, dễ dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ thể, chức năng các cơ quan tạng phủ sinh ra rối loạn. Vì vậy chúng ta tuyệt đối không thể coi nhẹ tác dụng phụ của nhân sâm và để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe; tuyệt đối không được lạm dụng nhân sâm cũng như không nên quá tin tưởng vào một số tuyên truyền, quảng cáo phiến diện với mục đích kinh doanh nhằm cường điệu tác dụng của thảo dược này như: “Có bệnh thì chữa bệnh, không bệnh thì tăng cường sức khỏe. Ai ai cũng phù hợp, bổ lục phủ ngũ tạng, kéo dài tuổi thọ ”, cách suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Mặc dù thực tế lâm sàng cũng như các nghiên cứu dược lý đều đã chứng minh nhân sâm có nhiều tác dụng tốt nhưng nhân sâm không phải là thuốc bổ vạn năng nên không thể sử dụng một cách tùy tiện, không phải bất kỳ ai cũng phù hợp. Kỳ 2: Một số lưu ý khi dùng nhân sâm. . Nhân sâm - Thuốc bổ vạn năng? (Kỳ I) Trong cuộc sống rất nhiều người, đặc biệt những người có điều kiện kinh tế đều cho rằng: “Khi có bệnh dùng thuốc bổ là rất tốt, làm. thuốc bổ không thể dùng bừa bãi mà “lợi bất cập hại”. Nhân sâm là vị thuốc đứng đầu trong các vị bổ; Thần nông bản thảo kinh ghi: Nhân sâm bổ ngũ tạng, an thần, định hồn, chỉ kinh, trừ tà khí,. loại thuốc được mọi người tín nhiệm sử dụng làm thuốc bổ tốt nhất, đặc biệt hiện nay nhờ công nghệ khoa học kỹ thuật trồng trọt tiên tiến, giá nhân sâm phù hợp với tất cả mọi người nên nhân sâm

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan