1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Rau má phòng chữa nhiều bệnh pps

3 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 90,53 KB

Nội dung

Rau má phòng chữa nhiều bệnh Rau má hết sức dân dã gắn bó gần gũi với đời sống của các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam và các dân tộc trên thế giới. Dân ta có câu “Đói ăn rau mưng rau má, đừng ăn quấy quá mà hại vào thân”. Xuất thân là rau dại, mọc hoang khắp nơi nay đã được nhiều nước trồng để làm thuốc. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L) Urb. Có nhiều loại rau có tên má tránh nhầm lẫn vì có loại ăn độc. Càng ngày rau má càng được các nhà khoa học trong và ngoài nước phát hiện thêm nhiều công dụng quý giá. Đối với nền y học Đông phương, rau má đã có tên trong các cổ thư như Bản thảo cương mục, Bản thảo cầu nguyên, Đường bản thảo, Dược tính luận, Bản kinh, Biệt lục và Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, với các tên liên tiền thảo, tích tuyết thảo. Theo Đông y: Rau má vị đắng tính hàn. Vào 3 kinh can, tỳ và thận. Có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng, giải độc, lợi sữa. Dùng chữa rất có hiệu quả các bệnh về mùa hè, tiết tả, lỵ, vàng da do thấp nhiệt, đái khó, đái đỏ, đái ra máu, đi ngoài ra máu, ho ra máu, nôn ra máu, họng viêm, mắt đỏ, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, lở loét, bỏng Một số kinh nghiệm dùng rau má trong nhân dân Trúng nắng (trúng thử): Cảm nắng do ở ngoài nắng lâu, bị nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn thường xảy ra vào mùa hè nắng hun đốt. Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối uống. Hoặc nước cốt rau má hòa nước bột sắn, đường phèn để uống. Bã đắp lên trán và thái dương, lấy khăn buộc lại. Giải nhiệt chữa rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt Rau má tươi giã (hoặc xay) lấy nước uống (30-100g) hằng ngày (có người cẩn thận dội qua nước sôi). Có nơi phối hợp rau sam, kinh giới. Bệnh sởi: Rau má 30-60g, sắc uống. Có thể phối hợp rau rệu Tiêu chảy mùa hè (do trúng thử): Rau má 30g, sắc với nước vo gạo uống. Sốt xuất huyết: Rau má tươi 30-100g, sắc uống, có thể thêm cỏ mực. Đái ra máu: Rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ 1 nắm giã nát lấy nước uống. Táo bón: Rau má 30g giã nát uống nước, bã đắp lên rốn. Vàng da do thấp nhiệt: Rau má 30-40g. Đường phèn 30g sắc uống, có thể thêm ít nhân trần Áp-xe vú (giai đoạn đầu): Rau má và vỏ quả cau sắc uống. Nếu uống được rượu pha thêm một chút hiệu quả càng cao. Hành kinh đau bụng đau lưng: Rau má khô tán bột, ngày uống 2 thìa con (thìa cà phê 15g). Trẻ biếng ăn, còi cọc, đại tiện phân sống: Rễ rau má 1 nắm to rửa sạch để cho thật ráo nước, sao khô, tán bột cho vào cháo hoặc nấu chung với bột gạo thành cháo. Có thể phối hợp bột củ mài. Giải độc các loại ngộ độc sắn, nấm: Rau má giã lấy nước uống, có thể cho thêm đường phèn. Rau má trong một số công thức mới - Toa căn bản: Rau má 8g, rễ cỏ tranh 8g, cỏ mực 8g, cỏ mần trầu 8g, ké 8g, lá muồng trâu 4g, củ sả 4g, gừng tươi 4g, vỏ quýt 4g, cam thảo nam 8g. - Hoàn dưỡng âm: Làm thuốc bổ trẻ em, người già yếu, mới ốm dậy. Rau má, lá dâu, vừng đen, củ mài lượng bằng nhau, làm hoàn 5g, ngày 2 lần x 1 viên. - Trà hạ áp: Rau má 16g, lá dâu 12g, rễ nhàu 16g, rễ cỏ tranh 12g, rễ kiến cò 12g, lá tre 12g, làm hoàn hoặc trà uống hằng ngày. Theo y học hiện đại, phân tích hóa học thấy rau má có nhiều chất nằm trong các nhóm glucozit, saponin. Nghiên cứu thực nghiệm thấy rau má có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, chống co thắt cơ trơn (tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, giảm đau). Rau má kích thích quá trình sinh trưởng tế bào da, tăng sinh mạng lưới tuần hoàn của tổ chức liên kết, làm cho vết thương mau lành. Rau má có tác dụng kháng khuẩn rất rõ rệt. Gần đây các nhà khoa học còn liên tục khám phá thêm nhiều tác dụng quý giá của rau má như cải thiện vi tuần hoàn chữa thiểu năng tĩnh mạch chi dưới, chống ôxy hóa, chống lão hóa, bổ dưỡng não tăng cường trí nhớ và nhiều tính năng công dụng khác đang được nghiên cứu. Rau má phối hợp với nghệ dạng viên bao phim với công dụng lợi mật, thông mật, còn mở rộng thêm công dụng giảm béo, giảm mỡ máu Rau má trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam: Các món rau má tươi sống (chấm tương, nước cá kho) rau má trộn rau sam với giấm, rau má luộc, nấu canh, rau má khô nấu nước uống hằng ngày. Sau đây là một số món ăn đặc hiệu từ rau má: Món chè rau má để bồi dưỡng sức khỏe thường xuyên. Chè rau được nấu bằng rau má (cả rễ củ), rau cải trời, rau muống, rau mồng tơi, rau dền, lá cách, lá sâm, đọt nhãn lồng (đọt dây lạc tiên), rau chay lượng bằng nhau có thể cho thêm vài lát gừng. Tổng lượng 500g. Bắc nồi đun 1 bát nước cho sôi rồi cho rau má vào trước đến khi rau má chín lấy ra 1 ít rồi cho các rau khác vào tiếp, đun cho nhừ, chắt lấy nước ra đổ vào bát nước rau má sẽ được một bát nước đặc thơm nức, có vị ngọt Vừa uống nước vừa ăn cả rau. Nên ăn vào buổi sáng, trưa, tránh ăn tối và dùng món này tốt vào mùa khô. Món ăn này có tác dụng phục hồi sức khỏe, chống suy nhược thần kinh, khiến cho tâm trí thoải mái, quên hết mọi ưu phiền ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, kích thích lao động, sáng mắt, da dẻ hồng hào Món ăn rau ghém tập tàng của các dân tộc Mường, Thái Rau má, rau dền, rau dệu rửa sạch, đồ chín. Cho rau ra mẹt hoặc lá chuối sạch, rắc ít muối riềng (riềng đã giã nhỏ), hành, mùi tàu (mùi gai). Lấy tay bóp nhuyễn, ủ khoảng 20 phút cho ngấm. Ăn món này với cơm. Có tác dụng tốt cho tiêu hóa, phòng chống tích tụ. Chú ý về tính mát lạnh của rau má ta cần quan tâm để phát huy ưu điểm nhưng tránh lạm dụng khi có thể trạng hư hàn, đang bị bệnh hàn đau bụng đi ngoài. Ông Russ Maslen (Úc) tác giả cuốn Bệnh thấp khớp và rau má nói: “Mỗi ngày chỉ cần nhai 2 lá (không hơn không kém) sau một thời gian bệnh sẽ khỏi”. Giải thích lý do của sự nghiêm ngặt của liều dùng này có lương y cho biết vì rau má không độc nhưng hàn! . tương, nước cá kho) rau má trộn rau sam với giấm, rau má luộc, nấu canh, rau má khô nấu nước uống hằng ngày. Sau đây là một số món ăn đặc hiệu từ rau má: Món chè rau má để bồi dưỡng sức khỏe. Rau má phòng chữa nhiều bệnh Rau má hết sức dân dã gắn bó gần gũi với đời sống của các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam và các dân tộc trên thế giới. Dân ta có câu “Đói ăn rau mưng rau. thể phối hợp rau rệu Tiêu chảy mùa hè (do trúng thử): Rau má 30g, sắc với nước vo gạo uống. Sốt xuất huyết: Rau má tươi 30-100g, sắc uống, có thể thêm cỏ mực. Đái ra máu: Rau má và ích mẫu

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN