1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cá trắm làm thuốc ppt

2 108 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 56,61 KB

Nội dung

Cá trắm làm thuốc Có hai loài cá trắm là cá trắm cỏ và cá trắm đen thuộc họ cá chép. Hai loài đều là cá nước ngọt, chỉ khác nhau ở màu sắc. Cá trắm cỏ có màu xanh hơi vàng, còn cá trắm đen thì màu đen đậm hơn ở lưng và vây. Cá trắm cung cấp thịt và mật được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là thanh ngư. Thịt cá trắm (thanh ngư nhục) chứa 17,9 - 19,5% protit, 4,3 - 5,2% lipit, các muối Ca 36mg%, P 173mg%, sắt 0,7mg% và các vitamin B1 0,03mg%, B2 0,17mg%, C 12,2mg%. Dược liệu có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng ích khí, khu phong, hóa thấp, thường được dùng dưới dạng thức ăn - vị thuốc trong những trường hợp sau: Thuốc tăng cường khí huyết, bổ thận, giải cảm, tiêu độc, phòng cúm: Thịt cá trắm đen thái lát, ướp muối, rượu và gia vị, sau đó rắc gừng, hành, tỏi băm nhỏ và dầu ăn vào cá, nấu chín mà ăn. Chữa tăng huyết áp, ngộ độc: Thịt cá trắm cỏ 200g, rán chín vàng, rồi nấu với bí đao 200g và nước vừa đủ trong 3 - 4 giờ. Thêm gia vị và muối cho đủ đậm. Ăn trong ngày. Chữa cảm lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, sốt rét: Thịt cá trắm cỏ 150g, gừng tươi 25g, rượu 100ml, cho vào nửa bát nước sôi, thêm ít muối, nấu chín, ăn nóng cho ra mồ hôi. Mật cá trắm (thanh ngư đởm) chứa sterol, có vị đắng, tính hàn, có độc, có tác dụng chống viêm, giải độc, minh mục chữa đau tắc họng, hóc xương cá, mắt có màng mộng. Các sách thuốc cổ thường ghi mật cá trắm chỉ được dùng ngoài. Như chữa cổ họng sưng đau bằng cách bôi hoặc ngậm dung dịch đặc có mật cá trắm (thường là loại trắm đen) trộn với mật ong (lượng bằng nhau) ngày làm vài lần (Nam dược thần hiệu). Mật cá trắm liều cao sẽ gây độc. Ở một số nơi, nhân dân đã tự ý dùng mật dưới dạng nuốt cả túi mật còn tươi hoặc pha mật với rượu mà uống, không có liều lượng cụ thể, đã dẫn đến ngộ độc với triệu chứng là đau bụng dữ dội, nôn nhiều, tiêu chảy nặng đến phù nề, bí đái, khó thở, nôn ra máu rồi hôn mê và tử vong. Vì vậy cần tránh nuốt cả túi mật cá trắm. . Cá trắm làm thuốc Có hai loài cá trắm là cá trắm cỏ và cá trắm đen thuộc họ cá chép. Hai loài đều là cá nước ngọt, chỉ khác nhau ở màu sắc. Cá trắm cỏ có màu xanh hơi vàng, còn cá trắm. ghi mật cá trắm chỉ được dùng ngoài. Như chữa cổ họng sưng đau bằng cách bôi hoặc ngậm dung dịch đặc có mật cá trắm (thường là loại trắm đen) trộn với mật ong (lượng bằng nhau) ngày làm vài. Cá trắm cung cấp thịt và mật được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là thanh ngư. Thịt cá trắm (thanh ngư nhục) chứa 17,9 - 19,5% protit, 4,3 - 5,2% lipit, các

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:20

w