Bách hợp nhuận phế trừ lao ppsx

2 133 0
Bách hợp nhuận phế trừ lao ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bách hợp nhuận phế trừ lao Bách hợp còn gọi là cây tỏi rừng, mọc hoang ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Bắc, các đồi cọ Sapa (Hoàng Liên Sơn). Tên khoa học là Lilium brownii F.F. Var colchesteri Wils. Thuộc họ hành tỏi (liliaceae). Bách hợp là đồ phơi hay sấy khô của cây bách hợp. Bách hợp là loại cỏ sống nhiều năm, mùa xuân nảy dọc cao 0,9-1,2m. Lá mọc so le hình mác, nhẵn dài 2-15cm, rộng 0,5-3,5cm, cuống ngắn tựa lá trúc mà dày. Mùa hè nở hoa ở ngọn, hoa to dạng ống, hoặc hình loa kèn dài 14-16cm, có 6 cánh màu trắng hơi hồng, cuống dài 3-4cm. Quả nang dài 5-6cm. Hạt rất nhiều, xếp thành chồng hình trái xoan, đường kính chừng 1cm. Dọc thân có nhiều vảy xếp chồng lên nhau. Người ta dùng vảy để làm thuốc, thành phần hóa học: 30% tinh bột, 4% protid 0,1% chất béo, một ít vitamin C và chất colchixein C21H23O6N. Theo tài liệu cổ, bách hợp có vị đắng, tính hơi hàn, vào 2 kinh tân và phế, có tác dụng nhuận phế, trừ ho, ho có đờm, viêm khí quản, thổ huyết, ho lao, thần kinh suy nhược, hư phiền, hồi hộp, tim đập nhanh, định tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu. Ngày dùng 15-30g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. Bài thuốc có bách hợp Các chứng đau ngực thổ huyết Bách hợp (lượng đủ dùng) giã tươi lấy nước uống. Các chứng ho – viêm phế quản Bách hợp 30g, mạch môn 10g, thiên môn 10g, bách bộ 8g, tang bạch bì 12g, ý dĩ nhân 15g. Nước 3 bát ăn cơm, sắc còn 1 bát, chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn 1 giờ. Trị phế nhiệt ho ra máu mủ: Bách hợp 24g, thiên môn 10g, mạch môn 10g. Bách bộ 8g, xuyên bối mẫu 10g, tri mẫu 12g, tang bạch bì 12g, ý dĩ nhân 15g, tỳ bà diệp 10g. Cách sắc và uống như bài trên. Trị tà khí nóng lạnh, khắp người đau nhức Bách hợp 30g, sài hồ 20g, tri mẫu 12g. Lá tre 1 nắm tay. Cách sắc như bài trên. Làm thông lợi đại tiểu tiện: Bách hợp 24g, mạch môn 12g, bạch thược 12g, cam thảo 4g. Nước 2 bát sắc còn 7 phần bát, uống 1 lần vào buổi sáng. Chưa thông thì uống tiếp lần 2, 3. Chữa phù thũng: Bách hợp 24g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, xa tiền tử 10g, tang bạch bì 10g. Nước 3 bát sắc còn 1 bát chia 2 lần uống trưa và tối trước khi đi ngủ 1 tiếng. Trị bệnh tâm phế âm hư: Biểu hiện lâm sàng là các triệu chứng nội nhiệt, lúc nóng lúc rét, thần trí không yên, lẩm bẩm nói một mình giống như bệnh histeria. Dùng 30g bách hợp ngâm nước 1 đêm, hôm sau dùng 300ml nước sắc còn 100ml. Lại dùng tri mẫu 120g, nước 500ml, sắc còn 100ml, hòa 2 nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày. Trị phong thấp nhiệt, lở sưng: Dùng bách hợp núi giã với muối đắp vào các nốt lở sưng. Trị phổi nhiệt úng tắc, ho, phiền muộn: Bách hợp 200g hòa mật, nấu cho mềm, luôn luôn ngậm nuốt nước. Trị tai đau, điếc: Bách hợp khô nghiền nhỏ, uống 8g với nước ấm, ngày uống 2 lần. Trị trường phong ra máu: Hột bách hợp tẩm rượu sao, nghiền nhỏ, uống ngày 2 lần, mỗi lần 4g. Trị trẻ bị thấp lở loét khắp mình: Hoa bách hợp phơi khô nghiền nhỏ hòa dầu vừng hoặc dầu dừa bôi. . Bách hợp nhuận phế trừ lao Bách hợp còn gọi là cây tỏi rừng, mọc hoang ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Bắc, các. Bài thuốc có bách hợp Các chứng đau ngực thổ huyết Bách hợp (lượng đủ dùng) giã tươi lấy nước uống. Các chứng ho – viêm phế quản Bách hợp 30g, mạch môn 10g, thiên môn 10g, bách bộ 8g, tang. C21H23O6N. Theo tài liệu cổ, bách hợp có vị đắng, tính hơi hàn, vào 2 kinh tân và phế, có tác dụng nhuận phế, trừ ho, ho có đờm, viêm khí quản, thổ huyết, ho lao, thần kinh suy nhược, hư phiền,

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan