Đông y với bệnh huyết áp thấp Huyết áp thấp là huyết áp luôn luôn ở mức thấp hơn đa số người bình thường ở cùng lứa tuổi. Huyết áp động mạch phụ thuộc vào thể tích máu của tâm thất trái đẩy vào hệ mạch máu theo đơn vị thời gian (còn gọi là cung lượng tim) và trở kháng đối với lượng máu của mạch máu ngoại vi. - Huyết áp, lưu lượng máu và sức cản ngoại vi có một mối liên quan chặt chẽ với nhau, khi lưu lượng tuần hoàn tăng, sức cản của ngoại vi tăng thì huyết áp sẽ tăng và ngược lại. - Vậy huyết áp thấp là do hai yếu tố tác động chủ yếu lưu lượng tim và sức cản ngoại vi xuống dòng lưu lượng tim phụ thuộc vào sức co bóp cơ tim chủ yếu là chức năng bóp của tâm thất trái, sức cản ngoại vi phụ thuộc chủ yếu vào độ đàn hồi của thành mạch máu. Có hai loại huyết áp thấp: huyết áp thấp tiên phát và huyết áp thấp thứ phát. Huyết áp thấp tiên phát (huyết áp thấp tiên phát hoặc huyết áp thấp do thể trạng). Đây là những người có thể trạng đặc biệt, từ nhỏ đến lớn huyết áp vẫn thấp mà không hề có triệu chứng hoặc biến chứng ở bộ phận nào trong cơ thể, khi gắng sức thì thấy chóng mặt. Đây không coi là bệnh lý và không cần điều trị. Huyết áp thấp thứ phát: Là huyết áp bình thường nhưng sau đó huyết áp bị tụt dần xuống tới mức được coi là huyết áp thấp. Thường gặp ở những người suy nhược kéo dài, mắc các bệnh thiểu năng tuần hoàn não, lao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc kéo dài, thiếu máu kéo dài, bệnh nội tiết suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp mạn tính. Những người huyết áp thấp thường thấy các biểu hiện: mệt mỏi, toàn trạng yếu, giảm tập trung trí lực, hoa mắt, ruồi bay, nhất là khi thay đổi tư thế có thể thoáng ngất hoặc ngất. Nhịp tim nhanh có thể có ngoại tâm thu mạch yếu có khi nhịp chậm, cung lượng tim giảm rõ rệt. Xác định huyết áp thấp dựa vào đo nhiều lần, nhiều tư thế khác nhau thấy huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) thường xuyên dưới 100mmHg là huyết áp thấp. Đặc biệt khi thay đổi tư thế (nằm sang đứng huyết áp tối đa hạ thấp tới mức nguy hiểm dưới 70mmHg). Để điều trị bệnh huyết áp thấp phải nhanh chóng đưa huyết áp trở về vị trí bình thường, sau đó duy trì để tránh tái phát. Y học cổ truyền cho chứng huyết áp thấp thuộc phạm trù “huyễn vậng” Y học cổ truyền cho rằng chứng huyết áp thấp do ngoại cảm gây nên thường biểu hiện bệnh cấp là biến chứng, thực chứng. Do nội thương gây bệnh hoãn cấp lý chứng – hư chứng, thường do tỳ, vị, can, thận bị tổn thương; khí hư, huyết hư, khí huyết lưỡng hư. Chứng “huyễn vậng” do huyết áp thấp gây nên, nguyên nhân cơ bản do khí huyết hư, tỳ thận hư nhưng phổ biến nhất là thể khí huyết lưỡng hư. Tỳ khí hư, huyết hư, vì khí sinh hóa, khí có tác dụng thúc đẩy huyết, khí là thống soái của huyết, khí hành thì huyết hành, khí tăng giáng mất điều hòa, thanh dương không lên tâm não mất nuôi dưỡng của huyết, não thiếu sự nuôi dưỡng gây ra chứng đầu váng mắt hoa, sắc mặt nhợt, tay chân yếu run, vô lực. Tùy bệnh mà dùng bài thuốc điều trị cụ thể. Thể khí huyết đều hư Chứng trạng: Đầu váng mắt hoa, ù tai, ngại nói, tinh thần mệt mỏi, ngực bí, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế sác. Bài thuốc: Đẳng sâm 15g, ngũ vị tử 10g, sơn thù 12g, cam thảo 10g, mạch môn đông 12g, sinh địa 12g, kỷ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Thể khí hư dương hư Chứng trạng: Sắc mặt trắng bệch, thở gấp, ngại nói, mệt mỏi vô lực, chân tay lạnh, di tinh, hoạt tinh, chất lưỡi bệu, rêu trắng nhợt, mạch trầm tế vô lực. Bài thuốc: Hoàng kỳ 30g, ngũ vị tử 30g, sài hồ bắc 3g, đẳng sâm 30g, mạch môn đông 10g. Sắc uống ngày 1 thang. . Đông y với bệnh huyết áp thấp Huyết áp thấp là huyết áp luôn luôn ở mức thấp hơn đa số người bình thường ở cùng lứa tuổi. Huyết áp động mạch phụ thuộc vào thể. áp thấp thứ phát. Huyết áp thấp tiên phát (huyết áp thấp tiên phát hoặc huyết áp thấp do thể trạng). Đ y là những người có thể trạng đặc biệt, từ nhỏ đến lớn huyết áp vẫn thấp mà không hề có. thì th y chóng mặt. Đ y không coi là bệnh lý và không cần điều trị. Huyết áp thấp thứ phát: Là huyết áp bình thường nhưng sau đó huyết áp bị tụt dần xuống tới mức được coi là huyết áp thấp.