1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mô hình kinh tế potx

9 216 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 78 KB

Nội dung

Lý thuyết tăng trưởng của Adam Smith (1723-1790) • Sự ra đời của khoa học kinh tế với "Sự giàu có của các dân tộc" • Học thuyết "giá trị lao động": lao động là nguồn gốc tạo ra của cải cho đất nước chứ không phải đất đai và tiền bạc • Học thuyết "bàn tay vô hình": "mọi cá nhân không có ý định thúc đẩy lợi ích công cộng mà chỉ nhằm vào lợi ích của riêng mình, và ở đây cũng như trong nhiều trường hợp khác, người đó được một bàn tay vô hình dẫn dắt để phục vụ một mục đích không nằm trong ý định của mình" • Phân phối thu nhập theo nguyên tắc "ai có gì được nấy": tư bản có vốn thì được lợi nhuận, địa chủ có đất đai thì thu được địa tô, công nhân có sức lao động thì nhận được tiền công" . Lý thuyết tăng trưởng của David Ricardo (1772-1823) "Các nguyên tắc của kinh tế chính trị học và thuế khóa" ra đời năm 1817 là điểm mốc đánh dấu sự ra đời của trường phái kinh tế cổ điển Các yếu tố của tăng trưởng kinh tế: • Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất, do đó các yếu tố cơ bản của tăng trưởng là đất đai, lao động và vốn • Trong từng ngành và trình độ kỹ thuật nhất định thì các yếu tố kết hợp theo một tỷ lệ cố định (đường đẳng lượng) • Đất đai là giới hạn của tăng trưởng: Tăng trưởng là kết quả của tích lũy, tích lũy là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực và chi phí này phụ thuộc vào đất đai "Các nguyên tắc của kinh tế chính trị học và thuế khóa" ra đời năm 1817 là điểm mốc đánh dấu sự ra đời của trường phái kinh tế cổ điển Phân chia xã hội và thu nhập: • Ứng với 3 yếu tố tăng trưởng có 3 nhóm người (giống Smith). Thu nhập của xã hội là tổng thu nhập của các tầng lớp dân cư: tiền công+lợi nhuận+địa tô • Nhà tư bản giữ vai trò quan trọng vì là người điều phối sản xuất và thực hiện tích lũy • Nhà tư bản thương lượng với công nhân để hình thành tiền công. Khi sản xuất phát triển có thể làm tăng tiền công nhưng chỉ là nhất thời (tiền công danh nghĩa tăng nhưng thực thì không đổi do giá cả thực phẩm tăng). "Các nguyên tắc của kinh tế chính trị học và thuế khóa" ra đời năm 1817 là điểm mốc đánh dấu sự ra đời của trường phái kinh tế cổ điển Vai trò của chính sách kinh tế đối với tăng trưởng • Không có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hoạt động của nền kinh tế • Có thể hạn chế khả năng phát triển kinh tế: thuế làm giảm tích lũy • Chi tiêu của nhà nước là chi tiêu không sinh lợi, những người quản lý nhà nước đã làm giảm bớt tiềm lực phát triển kinh tế Lý thuyết tăng trưởng của Karl Marx (1818-1883) • Các yếu tố tăng trưởng kinh tế: đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật • Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động khác với giá trị sử dụng của các loại hàng hóa khác: có thể tạo ra giá trị thặng dư • Để tạo ra giá trị thặng dư: giờ lao động, tiền lương và tăng năng suất bằng cách cải tiến kỹ thuật • Cải tiến kỹ thuật cần vốn nên nhà TB mới tích lũy giá trị thặng dư (Nguyên lý tích lũy của TBCN) • Phân chia giai cấp trong xã hội TB: địa chủ, nhà TB và công nhân • Thu nhập tương ứng là địa tô, lợi nhuận và tiền công • Khác với Ricardo, Marx: sự phân phối này là không hợp lý (bóc lột) • Hình thành giai cấp bóc lột (sở hữu tư liệu sản xuất) và giai cấp bị bóc lột (chỉ có sức lao động) Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự tăng trưởng: • Marx đứng trên lĩnh vực sản xuất để chia hoạt động xã hội thành 2 lĩnh vực: sản xuất vật chất và phi sản xuất. Chỉ có sản xuất vật chất mới tạo ra sản phẩm xã hội. • Về mặt giá trị: lao động cụ thể được chuyển vào và giữ nguyên giá trị (C) , lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới (V+m) • Về mặt hiện vật (dựa vào công dụng của sp): tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng • TSPXH (C+V+m) và TNQD (V+m) Chu kỳ sàn xuất và vai trò đối với chính sách kinh tế: • Khủng hoảng thừa do thiếu cầu (tiền lương thấp, tích lũy cao) • Khủng hoảng giúp nhà TB đổi mới, khôi phục • Chính sách nhà nước có vai trò quan trong, đặc biệt là kích cầu Alfred Marshall (1842-1924) với "Các nguyên lý của kinh tế học" năm 1890 Những nội dung mới: • Vốn có thể thay thế được lao động và có nhiều cách kết hợp khác nhau • Phát triển kinh tế theo chiều sâu: tăng vốn trên 1 đơn vị lao động • Phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng vốn phù hợp với tăng lao động • Tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế • Xu hướng cải tiến kỹ thuật: dùng vốn thay thế lao động Những quan điểm giống "cổ điển": • Nền kinh tế có 2 đường tổng cung: thực tế và tiềm năng. Tuy nhiên nền kinh tế luôn đạt được sự cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng • Trong điều kiện cạnh tranh, khi nền kinh tế có biến động thì giá cả và tiền công sẽ điều chỉnh nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng và sử dụng hết lao động. • Chính sách của chính phủ chỉ ảnh hưởng đến mức giá chứ không tác động vào sản lượng (vai trò mờ nhạt) Hàm sản xuất Cobb-Douglas: • Y = f(K, L, R, T) - K: vốn sản xuất - L: số lượng lao động - R: nguồn tài nguyên thiên nhiên - T: khoa học-công nghệ J. Maynard Keynes (1883-1946) với Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ (1936) Sự cân bằng của nền kinh tế: • 2 đường tổng cung: một phản ánh mức sản lượng tiềm năng và một phản ánh mức thực tế • Cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng mà thông thường ở mức thấp hơn Vai trò của tổng cầu trong việc xác định sản lượng: • Đánh giá cao vai trò của tiêu dùng • Xu hướng: thu nhập tăng thì tiêu dùng biên giảm (tiêu dùng trung bình giảm) và tiết kiệm biên tăng (tiết kiệm trung bình tăng). Đây là nguyên nhân cơ bản của trì trệ kinh tế • Đầu tư đóng vai trò quyết định quy mô việc làm. Nhưng khối lượng đầu tư phụ thuộc vào lãi suất cho vay và hiệu suất biên của vốn • Lý thuyết trọng cầu: khuyên nâng cao tổng cầu và việc làm Vai trò của chính sách kinh tế tới tăng trưởng: • Muốn thoát khủng hoảng và thất nghiệp thì nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế, bằng cách tăng cầu tiêu dùng • Sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp • Tăng khối lượng tiền tệ để giảm lãi suất • Đánh giá cao vai trò của hệ thống thuế để bổ sung ngân sách • Thuế thu nhập lũy tiến • Đầu tư công cộng của chính phủ là lực đẩy Roy Harrod (Anh) và Evsay Domar (Mỹ) cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển • Mô hình này coi đầu ra của các đơn vị kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó Ta có: g =∆Y / Y • s = S / Y mà S = I nên ta có s = I / Y • I =∆K • Gọi k =∆K /∆K (tỷ số gia tăng giữa vốn và đầu ra) thì k = I /∆Y • g =∆Y /Y =∆Y/Y. I/I = I/Y .∆Y/I = s / k • k =∆K /∆K hay k = I /∆Y là tỷ số gia tăng giữa vốn và đầu ra (ICOR - Incremental Capital Output Ratio). • Hệ số này nói lên trình độ kỹ thuật của sản xuất và số đo năng lực sản xuất của đầu tư • Ví dụ nếu đầu tư 3 tỷ đồng cho trang thiết bị mà làm tăng sản lượng 1 tỷ đồng/năm thì ICOR = 3 • ICOR nhỏ thể hiện trình độ kỹ thuật thô sơ và sử dụng nhiều lao động • ICOR còn thể hiện hiệu quả đầu tư. Nếu phân bổ hiệu quả thì cùng 1 mức đầu tư sản lượng tăng thêm lớn hơn và ICOR thấp hơn • g = s / k cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP tỷ lệ thuận với tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ nghịch với ICOR • Bí mật của tăng trưởng là tiết kiệm và đầu tư • Trở ngại của các nước đang phát triển là khả năng huy động vốn do thu nhập thấp nên s thấp • Cần có kế hoạch hóa và mệnh lệnh của chính phủ để thúc đẩy đầu tư Câu hỏi khó: • Có phải đầu tư luôn tạo ra tăng trưởng? Robert Solow (1956) đưa thêm lao động và công nghệ vào phương trình tăng trưởng Tiến bộ kỹ thuật là yếu tố quyết định đến tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn (y=Y/L, k=K/L, y = f(k)…) • Khắc phục nhược điểm H-D: COR không đổi • Trạng thái dừng • Vai trò s và vai trò công nghệ • Bằng chứng: các nền KT đóng/mở • Tiến bộ công nghệ: biến ngọai sinh •Số dư Solow a = gY - wK gK - wL gL • Giải thích điều kiện Harrod Domar trong kinh tế học hiện đại • Nếu tỷ lệ tiết kiệm cao thì nền kinh tế có GDP cao hơn • Tiết kiệm chỉ đưa đến tăng trưởng nhanh trong thời gian ngắn, trước khi nền kinh tế đạt đến trạng thái ổn định • Nền kinh tế có tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ có GDP cao nhưng không duy trì tốc độ tăng trưởng cao • Tính hội tụ của các nền kinh tế hay sự san bằng cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia Sự cân bằng của nền kinh tế: • Cân bằng nằm dưới sản lượng tiềm năng (keynes) • Nhà nước cần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và lạm phát chấp nhận được Paul Samuelson (1948) với Kinh tế học Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế: Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế: • Quan điểm của Tân cổ điển về tỷ lệ lao động và vốn • Quan điểm của Harrod-Domar về vai trò của vốn • Quan điểm Keynes về vai trò của tổng cầu Vai trò của chính phủ trong tăng trưởng kinh tế: • Thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động kinh tế: tác động qua lại giữa tổng cung và tổng cầu tạo ra sản lượng, việc làm, thất nghiệp, mức giá-lạm phát • Vai trò ngày càng tăng của chính phủ . điển": • Nền kinh tế có 2 đường tổng cung: thực tế và tiềm năng. Tuy nhiên nền kinh tế luôn đạt được sự cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng • Trong điều kiện cạnh tranh, khi nền kinh tế có biến. "Các nguyên tắc của kinh tế chính trị học và thuế khóa" ra đời năm 1817 là điểm mốc đánh dấu sự ra đời của trường phái kinh tế cổ điển Vai trò của chính sách kinh tế đối với tăng trưởng. "Các nguyên tắc của kinh tế chính trị học và thuế khóa" ra đời năm 1817 là điểm mốc đánh dấu sự ra đời của trường phái kinh tế cổ điển Các yếu tố của tăng trưởng kinh tế: • Nông nghiệp

Ngày đăng: 06/07/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w