Kinh nghiệm học (by Netwalker - ttvnol.com/forum) Tôi sẽ viết chủ yếu về việc nghiên cứu sau ĐH thể theo yêu cầu của một số bạn có dự đinh theo học sau ĐH. 1. Thói quen đọc sách Có một số đông sinh viên Việt Nam không có thói quen đọc sách. Tôi có cậu bạn cũng là dân chuyên ở Việt Nam qua nhưng cứ mỗi lân cầm quyển sách học là cảm thấy buồn ngủ và quả nhiên một lúc sau là “ thổi sáo”. Các bạn khi nghiên cứu về một chủ đề gì đó cần phải đến thư viện tìm chủ đề mình cần có những đầu sách gì. Nhiều thư viện của các trường ĐH nổi tiếng có các chương trình search chuyên dụng cho việc nghiên cứu vào một nghành nào đó như luật, quản trị kinh doanh, quản lý chính phủ, CNTT, Y tế, Chính trị, v…v kể cả luận án, ví dụ như bạn có thể xem cái luận án thesis, dissertation của mình đã có ai làm chưa, để khỏi bị trùng lặp hoặc giống quá, hoặc nếu người ta làm chưa đủ hoặc nghiên cứu vào thời kỳ khác mình có thể mượn ý để phát triển. Việc sao chép (copy) thành quả lao động, các bài viết của người khác ở phương Tây là tội rất nặng. Người phạm quy sẽ lập tức bị kỷ luật và có thể bị đuổi ra khỏi trường. Nguyễn Ngọc Anh, cô gái Hà Nội 18 tuổi, đã được giới hâm mộ trò chơi Nhịp điệu cuộc sống bình chọn là Miss Audition 2006. Kinh nghiệm của tôi là đọc mọi nơi, mọi chỗ (trừ toilet), kể cả khi đứng xếp hàng đợi trả tiền hoặc ở ngân hàng, trên tàu điện ngầm, đặc biệt là lúc transit ở sân bay có quyển sách hoặc máy tính để lên mạng thì quả là tuyệt vời. Nếu bạn chưa có thói quen đọc sách và nhất là bằng ngoại ngữ thì trước mắt đặt ra cho mình một mục tiêu nho nhỏ ví dụ như đọc xong một tờ báo trong vòng nửa tiếng ăn sáng , đọc tất cả các mục từ tin thời sự chạy tit trang nhất cho đên cáo phó ai chết, giao vặt, mất tích chó mèo, v…v. Đọc cả những hàng chữ nhỏ nằm ở những góc chết của tờ báo như báo này in ra ở đâu, tổng biên tập là ai, thư ký tòa soạn tên gì, ấn lượng phát hành bao nhiêu bản, in bằng giấy tái sinh hay gì, v v. Sau này khi làm nghiên cứu bạn cũng phải có thói quen trích dẫn nguồn tin, “ nói có sách mách có chứng”. Đọc báo dễ đọc và cho bạn vốn từ phổ cập, bao trùm nhiều lĩnh vực. Sau đó bạn có thể chuyển sang đọc sách chuyên môn ví dụ như kinh tế, chính trị, CNTT đại lọai là chuyên nghành của bạn. Bên cạnh đó nêu bạn muốn giải trí thì “ăn” thêm vài ba cuốn tiêu thuyết. Cứ như vậy dần dần bạn sẽ thành thói quen đến lúc đi đâu đó quên không mang theo quyển sách, để giết thời gian bạn sẽ đọc cả những tờ gấp quảng cáo, mảnh báo gói đồ, v…v. Bạn có thể đọc theo chủ đề. Ví dụ như năm nay bạn sẽ đặt mục tiêu đọc về Việt Nam. Bạn sẽ đọc tất cả các sách có liên quan đến Việt Nam từ văn hóa, lịch sử, chính trị, kinh tế, du lịch, v…v. Bạn cứ đọc như vậy, đọc hết quyển này thì lại ra thư viện lấy quyển khác. Dần dần tự nhiên trong đầu bạn có một khối kiên thức khổng lồ về chủ đề đó. Nếu như phải làm một bài luận về chủ đề Việt nam tôi dám chắc là bạn sẽ dễ dàng viết về nó, hoặc ít ra sẽ biết tìm đọc sách gì, ở đâu. Lẽ tự nhiên là bài nghiên cứu của bạn sẽ xuất sắc hơn nhưng người lúc đó mới đi tìm. Hơn nữa, kiểu học dần dần này sẽ giúp cho bạn phân bố đều về thời gian hơn, giúp cho bạn học bậc ĐH không phải chạy vắt chân lên cổ trong các kỳ thi. Nếu bạn muốn dành vị trí danh dự (honor student) hoặc Top ten ở trừờng để xin học bổng thì hãy quên ngay kiểu học nước đên chân mới nhảy, ngày mai thi thì hôm nay mới học. 2. Làm dự án (Project) Bạn hãy chọn những đề tài thực tiễn có tính ứng dụng cao. Những đề tài này bao giờ cũng được đánh giá cao ở trường (dẫn đến điểm cao), và dễ lấy được tài trợ từ bên ngoài của các doanh nghiệp (tiền nhiều, có thu nhập thêm. Điều này không tốt sao?). Ví dụ, tôi học về chuyên ngành quản trị kinh doanh. Trong khóa học Global Marketing Management, tôi chọn đề án tiếp thị cho xe hơi Toyota tại thị trường Hoa Kỳ. Tôi đã xin được sự tài trợ của Toyota. Tôi đã được Toyota cho mượn chiếc xe động cơ lai chạy cả xăng lẫn điện Toyota Prius chiếc duy nhất tại Hoa Kỳ, đem đi triển lãm Auto show ở New York , lúc đó còn ở dạng đơn chiếc (prototype – sản xuất thử để thăm dò thị trường). Tôi đã phải rất vất vả, chuẩn bị dự án, trình dự án để thuyết phục Toyota nhưng kết quả đạt được vượt quá sự mong ước của tôi và bạn bè trong nhóm nghiên cứu của tôi. Khi tôi đem xe Toyota Prius đến trường để làm presentation, tất cả trường đổ xô ra xem, kể cả thấy hiệu trưởng (Dean of graduate school), không khác gì sự kiện mười mấy sinh viên chui vào xe Volkswagen Beetle. Tất nhiên tất cả các thành viên trong nhóm của tôi được điểm A+. Sau dự án này, tất cả các thành viên đều có được những lời mời làm việc hậu hĩnh (good job offer). 3. Thuyết trình (Presentation) Bạn cần phải chuẩn bị trước, tập dượt trước (rehearsal). Hãy đứng trước gương nói vào cái máy ghi âm cassett. Tập nói đầu ngửng cao, mắt nhìn vào mọi người (eye contact). Chuẩn bị một số tờ giấy ghi chú nếu bạn không nhớ được (flash card or index card). Sau đó, nghe lại băng ghi âm mình nói để xem có lỗi gì không, có vấp váp chỗ nào không, có cần sửa gì không. Chú ý vào những điểm trọng tâm mà bạn muốn người nghe chú ý, hoặc muốn hướng người nghe theo. Tránh những điểm chưa chắc chắn để phòng khi bạn bị giáo sư phản biện hoặc nhóm khác vặn vẹo, chỉ trích. Bạn có thể dùng các động tác hoặc thủ thuật để hướng sự chú ý của mọi người sang hướng khác. Ví dụ như miệng nói tay chỉ vào đồ thị, hoặc màn hình TV ( nếu dùng băng video hỗ trợ), đưa ra những graphic, hinh vẽ, biểu đồ, để đánh lạc sự chú ý. Điều nữa, nếu bạn chưa bao giờ sự dụng các công cụ thuyết trình hoặc sử dụng không thành thạo bạn cần phải đến sớm để chuẩn bị kết nối thiết bị và tập dượt. Test xem thiết bị có trục trặc không, trong trương hợp thiết bị trục trặc thì giả pháp thay thế là gì (alternative solution). Phần lớn các trường ĐH nổi tiếng ngày nay đều trang bị digital projector kêt nối internet mạng băng thông rộng (broadband), phòng học có TV và đầu video. Bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn ngay các đường link để phong khi bị hỏi xoáy vào các chủ đề khác, bạn có thể trả lời rằng. “ Vì thời gian có hạn, tôi không muốn lãng phí thời gian quí báu cảu bạn cũng như giáo sư, bạn có thể tìm thấy câu trả lời đó ở chỗ sau…” Miệng nói tay bạn click vào đường link để mở ra cửa sổ mới, câu hỏi đã đươc trả lời một cách khóe lóe trong thực tế bạn chỉ mất 2 giây (2 seconds to solve a problem) mà không phải trả lời vấn đáp ( verbal communication). Nếu không có thiết bị thì bạn có thể dùng index card ghi lại. 4. Lãnh đạo (Leadership) Bạn hãy cố gắng giành những vị trí lãnh đạo. Tất nhiên, để thuyết phục mọi người vào trong nhóm của mình rồi lại thuyết phục người ta để bạn làm lãnh đạo, trưởng nhóm không phải là dễ. Ai mà chẳng muốn làm lãnh đạo. Bạn phải chứng tỏ cho các thành viên của nhóm bạn là người có năng lực, chăm chỉ, cận thận, chu đáo và cặn kẽ. Bạn phải chuẩn bị từ trước, bạn phải làm việc nhiều hơn. Khi mọi người còn đang phân vân cần phải làm dự án về cái gì. Bạn đã đưa ra một chủ đề, kèm theo lươc thảo, bản kế hoạch đường hướng tiến hành. Lập tức có rất nhiều người muốn vào nhóm của bạn bởi vì họ thấy ngay cái lợi (Tây thực dụng mà). Nếu bạn là người lãnh đạo tốt (charismatic leadership) bạn có thể biết khóe léo chọn thành viên trong nhóm của mình sao cho hiệu quả nhất. Nếu bạn là người giỏi, mỗi lần làm project có rất nhiều bạn sẽ đăng ký tham gia nhóm của bạn từ rất sớm để hy vọng chiếm chỗ trước. ( Tâm lý “Trâu châm uống nước đục” mà). Bạn có quyền chọn lựa giống như tuyển nhân viên vậy. Ngựơc lại, bạn cũng phải giữ tín nhiệm ( credit) của mình, bạn phải đảm bảo làm sao mà tất cả các thành viên trong nhóm chắc chắn sẽ được điểm A. Nếu không lần sau, không ai đến với bạn. Một khi bạn lấy được tín nhiệm rồi mọi việc sẽ đi vào guồng máy, hoạt động trơn chu, hiệu quả và bạn chỉ việc ngồi một chỗ chỉ tay năm ngón. Ví dụ, tôi có thể cử một người giỏi về toán thống kê lo phần khảo sát (survey) và số liệu (data), một người chuyên nghành quảng cáo lo về quảng cáo và tiếp thị, một đứa sẽ lo làm website, graphic để làm presentation sao cho bắt mắt, v v. Bạn sẽ có nhiệm vụ vạch đường hướng, làm cầu nối thông tin giữa các thành viên, biên tập (edit), sửa chữa kết quả, test thử, nếu phát hiện ra lỗi phải sửa ngay ( trouble shooter). Có lần chúng tôi còn làm phỏng vấn thị hiếu người tiêu dùng, có đứa mựợn được máy quay chuyên dụng để quay phỏng vấn và tự thiết kế lấy quảng cáo với sự giúp đỡ của mấy sinh viên chuyên ngành thiết kế. Kết quả mỹ mãn. 5. Giúp đỡ (Help) Nếu bạn cần giúp đỡ hãy lên tiếng nhờ. Về học vấn ( academy) bạn có thể thảo luận với giáo sư hướng dẫn (supervisor professor), hội ý với các bạn sinh viên khác. Về đời sống, bạn có thể liên hệ với hành chính nhà trường, ví dụ như bạn có cảm giác trầm uất (blue, depression) bạn nên liên hệ với các chuyên viên tư vấn ở trường (counselor). Tất cả những yếu tố này trông vậy thôi nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của bạn. Một khi đã vào hồ sơ học bạ (record) rồi là không thây đổi được nữa. Một lần vì lý do gia đình. Tôi đã cố gắng học tập, điểm thi tốt ( A) nhưng tôi không có thời gian làm dự án vì phải đi về Việt Namcó việc gấp. Tôi đã không nhờ giáo sư cho lùi lại thời gian làm dự án (việc này có thể) mà tôi đã để cho người khác làm trưởng nhóm. Mấy người trong nhóm đề bạt một tay chuyên viên tài chính cao cấp của Bank Boston làm trưởng nhóm(Bank Boston sau này đã bị Sovereign mua lại, một số chi nhánh bị bán cho Fleet). Hắn lấy nguyên báo cáo tài chính thường kỳ ra sửa lại một chút rồi đem nộp( sau này tôi trở về đọc lại và suy đóan vậy – không dám chắc). Kết quả là lĩnh một điểm C, đánh tụt điểm GPA của tôi một cách thảm hại. Đây là điểm C duy nhất. Tôi chưa bao giờ có điểm B, tất cả là A ( A straight student). Chuyện học ở xứ Trời Tây, khác với chúng ta nhiều lắm. Về lý thuyết, sinh viên Việt Nam rất tốt nhưng đến phần ứng dụng và thực hành thì …………… Việc học bên này thực tế hơn, ứng dụng, gần gũi với cuộc sống hơn ở Việt nam. Khi tôi đi dạy thêm (tutor) học sinh PTTH (high school) ở đây mới thấy rằng chương trình học của Việt Nam chúng ta nặng quá mà trên thực tế các bạn thử hỏi sau ngần ấy năm học các bạn nhớ được những gì và tốt nghiệp ĐH ra có áp dụng được những gì học ở trường vào cuộc sống không?. Đúng ra mà nói để học tốt tất cả chương trình giáo dục của Việt Nam, học sinh sẽ phải học cắm đầu cắm cổ, không có thời gian cho các hoạt động khác, nói đâu vui chơi giả trí. Còn nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng quay cóp bài. Những học sinh cấp III có dự định học tiếp Đại học sẽ chỉ tập trung vào luyện thi Đại Học. Việc luyện thi tốt nghiệp PTTH theo trình tự đứng hạng thứ Nhất bị chuyển xuống hạng Hai trong ưu tiên. Ở phương Tây, điểm ở PTTH chính là điểm xét tuyển vào trường ĐH. Học sinh PTTH ở đây nếu cảm thấy không thể đi theo con đường học hành (academy) học cao hơn nữa vì bất cứ lý do gì trình độ học vấn cũng như khả năng tài chính thường sẽ chuyển sang học ở các trường dạy nghề (Trade school) để có thể nhanh chóng tốt nghiệp ra đi làm. Ví dụ như học về y tá, hành chính, xây dựng, công nghệ thông tin. Các bậc phụ huynh tôn trọng quyết định của họ. Sau một vài năm đi làm, nếu họ cảm thấy có thể học tiếp được thì lại quay lại chốn giảng đường. Học sinh Việt Nam thường chịu sức ép của cha mẹ, sợ “mất mặt”. Tâm lý giáo dục châu Á vẫn là “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “Trứng đòi khôn hơn vịt”, bảo đi học là đi học, mặc dù có học vào đầu hay không không cần biết. Nếu học trường này không tốt thì chạy chọt chuyển sang trường khác. Thi không đỗ đại học thì mất tiền đi học, còn có đi học hay đi chơi thì cũng không cần biết. Học xong, tốt nghiệp ra thì lại xem có quen biết ai không để nhờ vả xin việc. Cứ như vậy từ bé đến lớn, từ lúc sinh ra, lớn lên, học xong đi làm, lập gia đình, Bố Mẹ lo hết. Điều này hình thành một lối suy nghĩ, ý thức hệ ảnh hưởng cà hai phía phụ huynh lẫn con cái. Tôi biết có những trường hợp người con đã tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ được Bố Mẹ nhờ vả xin cho được đi làm thư ký ở một công ty nước ngoài, lương hơn $100 nhưng Bố Mẹ vẫn nuôi ăn, nuôi ở, hàng tháng vẫn cho tiền đi mua sắm quần áo mới để đi làm, cho tiền đổi xe máy đẹp hơn để đi, tiền lương kiếm được chỉ để tiêu vặt và ăn quà. Về phía con cái thì cũng đâm ra ỷ lại. Tất nhiên không phải ai cũng vậy. tôi cũng biết những trường hợp sinh viên từ các tỉnh nghèo phấn đấu ra thành phố học, tự xin việc làm vì không ai giúp đỡ, sau đó còn kiếm được học bổng du học tại Hoa Kỳ, sau khi tốt nghiệp, kiếm được việc làm tại một công ty Luật nổi tiếng ở Mỹ, , rồi một mình đi làm gửi tiền giúp đỡ gia đình ở quê, cho các cháu ra thành phố học từ bậc phổ thông. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để tồn tại, để theo học được, để đạt được ước nguyện. Ý chí phấn đấu vươn lên của họ tuyệt vời. Trên đây chỉ là hai ví dụ điển hình mà tôi trực tiếp quen biết. Hiện nay, có một bộ phận lớn thanh niên nhất là con nhà khá giả, dân thành phố, có kinh tế tốt gần như không có định hướng cho tương lai, không có khả năng tự lập, hoàn toàn thiếu khả năng và kỹ năng sống, phụ thuộc vào gia đình từ mấy nghìn để đổ xăng đi chơi với bạn bè cho đến đồng quà sáng. Thanh niên 18-20 tuổi nhưng gần như không biết làm bất cứ việc gì. Nếu ai đó bảo đi làm tiếp thị hoặc gác cổng khách sạn thì bĩu môi không thèm làm, cho là “mất mặt”, “xấu hổ” với bạn bè. Việc gia đình tất nhiên không cần nói, con số thanh niên nhất là con trai biết giúp việc gia đình chiếm tỉ lệ rất thấp. ( Một phần cũng do tâm lý trọng Nam khinh Nữ tồn tại từ lâu đời). Có bao giờ bạn tự hỏi mình đã làm được gì cho bản thân, cho gia đình chưa? Nếu có, bao nhiêu lâu bạn lại dành thời gian ngồi xuống để tự suy nghĩ đánh giá, nhận xét về bản thân mình. Mỗi năm, năm năm, mười năm một lần, hay chưa bao giờ? Xin miễn hỏi câu …… làm được gì cho đời. Mỗi một năm qua đi bạn có dành được 5 phút để tự hỏi mình những câu hỏi trên đây không trong khi có dư thừa thời gian đi chơi, lượn lờ, đánh bóng mặt đường và hỏi bạn bè : “Có đứa nào nghĩ ra cái gì để giết thời gian không?”. Tôi rất mong muốn Mod làm một khảo sát thử nghiệm vô danh tính (anonymous survey) câu hỏi trên với đăng ở trên TTVN đẻ xem kết quả ra sao? (Ai ủng hộ ý kiến trên hãy viết thư cho Mod.) Vì vậy, sẽ không mấy ngạc nhiên khi thấy nhiều bạn sinh viên Việt Nam du học gặp phải cú shock văn hóa (culture shock) khi lần đầu tiên xa gia đình, xa người thân, xa bạn bè, phải một mình đối mặt với mọi thứ ở một xứ xở xa lạ. Lần đầu tiên phải sống tự lập, lần đầu tiên mới phát hiện ra rằng mình chẳng biết làm cái gì cả. Tất cả phải bắt đầu từ đầu, học cách sống cô đơn tự lập, học cách tự chăm sóc cho bản thân, học cách nấu ăn, và học cách tự học. Nói ra nghe buồn cười nhưng thực tế là vậy. Điều này gây sức ép nặng lên tâm lý (stress), ảnh hưởng đến chất lượng sống và học tập. Có nhiều người bị stress năng nề quá ảnh hưởng đến thần kinh hoặc phải bỏ học giữa chừng. Hy vọng diễn đàn này sẽ giúp cho các bạn mới sang tìm được những kinh nghiệm để nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới, nền văn hóa mới. Các bạn đang ở nhà thay đổi nếp nghĩ, cách học. Các bạn chuẩn bị đi làm cho các công ty nước ngoài sẽ hoc cách hòa nhập vào môi trường làm việc của công ty ( Coporate Culture). Bạn nên nhớ rằng mỗi một công ty có một cung cách làm ăn, quản lý riêng. Công ty Việt Nam có một lề lối làm việc kiểu khác, công ty nhà nước khác với công ty tư nhân, quản lý kiểu Mỹ khác với quản lý kiểu Nhật, hệ thống tài chính kế toán của Việt nam khác với Mỹ, v…v và v…v. Tôi hy vọng sẽ có thời gian để viết một bài riêng cho mục này. Làm thế nào để thăng tiến nhanh trong nghề nghiệp (How to be a fast tracker) nhất là trong môi trường các tập đoàn quốc tế. Nếu VN thì tôi nghĩ các bạn đã có câu trả lời rồi, phải không. Hy vọng các cao thủ thâm niên, kỳ cựu vào đây thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích với các bạn. HỘI NHẬP VĂN HÓA Việt Nam ta có câu: “ Nhập gia tùy tục” , văn hóa phương tây có câu : “ đến La Mã làm như người La Mã”. Dân Mỹ thực dụng rút ngắn lại một chữ: “địa phương hóa” (localized). Khi đã xác định đi du học là bạn cần phải mở lòng mình ra để đón nhận những cái mới, những cái khác biệt. Cần phải hòa nhập với môi trường, nền văn hóa địa phương. Sau khi nhận giấy nhập học cần phải tìm hiểu chuẩn bị kỹ lưỡng, tham khảo tài liệu, kinh nghiệm của những người đi trước về nơi mình đến. Tìm hiểu về những điều nên và không nên làm, về sự khác biệt, đặc trưng của nền văn hóa đó. Khi đến nơi, đăng ký tham gia các câu lạc bộ của nhà trường, tham gia các hoạt động thể thao, gần như tất cả các trường ở My kể cả PTTH chứ không nói gi là ĐH ở Mỹ đều có phòng TD (Gyms), thậm chí có sân vận động để chơi bóng đá châu Âu (soccer) và bóng đá Mỹ (American football). Các hoat động này giúp cho bạn nhanh chóng hội nhập và tránh được culture shock, giúp cho ngôn ngữ của bạn tốt hơn. Bạn có thể đến văn phòng International Student Service (ISC) để hỏi thêm các thông tin, dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên quốc tế, địa chỉ liên hệ của hiệp hội sinh viên Việt Nam. Điều nữa cũng xin lưu ý một số bạn hội nhập kiểu gì mà đánh mất luôn bản sắc, “Tây hóa một cách thái quá” quên mất cả cội nguồn của mình. “Tây” còn hơn “ Tây” (Act more aggressive than a local). Có cậu bé mới sang Mỹ hoc 1 tháng trong chương trình trao đổi (Exchange Program) đã phat biểu với tôi như sau: “May có bọn anh nói chuyện với em chứ ở đây không có người Việt, một tháng nay nói toàn tiếng Anh quên mất tiếng Việt rồi”. Cậu bạn tôi tức quá không chịu được xổ ra một tràng tiếng Anh làm cậu bé kia trố mắt hỏi anh nói gì. Bạn tôi lại xổ ra thêm một tràng tiếng Việt: “Tao nói Bố mày sang đây mười mấy năm rồi mà vẫn chửi bậy giỏi đây này. Tao tưởng mày tiếng Anh giỏi quá quên mất tiếng Việt rồi.”. Hãy học những cái gì tốt của văn hóa họ (văn hóa phương Tây) và giữ lại những bản sắc tốt của mình. Có vầy bạn mới linh hoạt, có tính canh tranh, dễ hòa nhập với thế giới nhưng bạn vẫn là bạn.(A global man with his own identity. A flexible and competitive man). . lượng sống và học tập. Có nhiều người bị stress năng nề quá ảnh hưởng đến thần kinh hoặc phải bỏ học giữa chừng. Hy vọng diễn đàn này sẽ giúp cho các bạn mới sang tìm được những kinh nghiệm để. Còn nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng quay cóp bài. Những học sinh cấp III có dự định học tiếp Đại học sẽ chỉ tập trung vào luyện thi Đại Học. Việc luyện thi tốt nghiệp PTTH theo trình tự đứng. ĐH. Học sinh PTTH ở đây nếu cảm thấy không thể đi theo con đường học hành (academy) học cao hơn nữa vì bất cứ lý do gì trình độ học vấn cũng như khả năng tài chính thường sẽ chuyển sang học