1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đừng giam hãm con potx

4 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 218,89 KB

Nội dung

Đừng giam hãm con Sinh con ra, cha mẹ nào cũng mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con. Thế nhưng nếu yêu thương không đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tính cách của con cái. Nhìn Nam, chẳng ai nghĩ một cậu bé lớp 7 lại “già” như thế. Trông Nam như một ông cụ non với cặp kính dày cộp đeo trên đôi mắt lúc nào cũng mệt mỏi, cùng với dáng người gầy gò khoác trên lưng một cái cặp đen to bự, nặng trịch. Tuổi thơ hồn nhiên Thời gian biểu mà bố mẹ sắp xếp cho cậu bé, dày đặc những lịch học: học trên lớp xong về nhà lại học, hết học thêm Toán, Anh, lại Văn… Không còn thời gian gặp gỡ bạn bè… dường như thế giới của cậu bé chỉ còn là căn phòng với bốn bức tường sơn vàng được dán đầy hình ảnh của những nhân vật siêu nhân, hoạt hình. Cậu bé có đầy đủ mọi tiện nghi hiện đại như điện thoại di động, Ipod… Nhưng lại thiếu không gian được giao lưu với bạn bè bên ngoài. Với cậu bé, không còn niềm vui nào khác ngoài giam mình trong phòng riêng, lên mạng chơi game và chát chít… Còn bố mẹ cậu chỉ nghĩ đơn giản, con trai mình ở nhà sẽ là cách tốt nhất để tránh những tệ nạn xấu bên ngoài luôn luôn rình rập. Nói về tâm lý của những đứa trẻ này, chuyên viên tư vấn Thanh Hoà chia sẻ: “Theo tôi, tâm lý của trẻ bị nhốt trong lồng kính có hai khả năng. Thứ nhất, những đứa trẻ được chăm sóc bao bọc thái quá thì sẽ mất đi khả năng thích ứng với môi trường và khả năng tự chủ độc lập; Thứ hai, những đứa trẻ có cá tính sẽ cảm thấy rất ngột ngạt và luôn tìm kiếm lối thoát. Và khi thấy bạn bè làm được những điều mà chúng không làm được thì chúng luôn tìm cơ hội để thực hiện, chính vì thế rất dễ bị lôi kéo và khó kiểm soát hành vi của mình… Từ đó cho thấy cả hai chiều hướng đều không mang lại sự phát triển toàn diện cho trẻ”. Có thể thấy nhiều bậc cha mẹ đã quên đi một mơ ước bình dị mà chính đáng của bất kỳ đứa trẻ nào, đó là ước mơ được tung tăng chạy nhảy cùng chúng bạn, được ra sân đá bóng, đạp xe cùng bạn bè đồng lứa, được sống với sự hồn nhiên và ngây thơ nhất của tuổi mình. Thật tội nghiệp khi bắt gặp ánh mắt khát khao của những đứa trẻ bị “giam hãm” mỗi khi chúng thấy các bạn cùng trang lứa đang được đá bóng, nô đùa… Còn những bậc cha mẹ khi thầm tự hào rằng con mình ngoan ngoãn nghe theo mọi lời dạy bảo thì có biết đâu chính họ đã “cướp” mất tuổi thơ của con mình. Vậy thông điệp gửi đến các bậc cha mẹ là: Hãy để con trẻ được sống trong tuổi thơ của mình. Xin đừng giam hãm con! Bởi lẽ yêu thương, che chở con một cách thái quá, dẫn đến những hiện tượng tâm lý như trên cũng chính là một dạng khác của việc trừng phạt trẻ em về mặt tinh thần! . “cướp” mất tuổi thơ của con mình. Vậy thông điệp gửi đến các bậc cha mẹ là: Hãy để con trẻ được sống trong tuổi thơ của mình. Xin đừng giam hãm con! Bởi lẽ yêu thương, che chở con một cách thái. Đừng giam hãm con Sinh con ra, cha mẹ nào cũng mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con. Thế nhưng nếu yêu thương không đúng cách. mắt khát khao của những đứa trẻ bị giam hãm mỗi khi chúng thấy các bạn cùng trang lứa đang được đá bóng, nô đùa… Còn những bậc cha mẹ khi thầm tự hào rằng con mình ngoan ngoãn nghe theo mọi

Ngày đăng: 06/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w