Nước hồ bơi nguy hiểm với trẻ viêm mũi Do nước hồ bơi chứa rất nhiều vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, những trẻ có bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang không nên đi bơi. Đó là lời khuyên của BS. Đặng Hoàng Sơn – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV Nhi Đồng 1 khi trao đổi với PV VietNamNet ngày 3/6. Một số nghiên cứu đã khuyến cáo, mặc dù đã được khử khuẩn, nước hồ bơi cũng vẫn chứa rất nhiều vi khuẩn hoặc ký sinh trùng sống được trong nước. Nhiều trẻ chỉ bị viêm xoang một bên, sau khi đi bơi về, có thể bị luôn cả hai bên mũi. Sau đó, những viêm nhiễm đó có thể lan đến tai giữa. Đối với những tình trạng bệnh này, điều trị thông thường không đáp ứng. Trẻ phải được đưa đến bệnh viện để nội soi, nạo hút, và dùng các kháng sinh đặc trị. Theo BS. Sơn, không chỉ tại hồ bơi, những trẻ có vấn đề về đường hô hấp cũng không nên đi biển. Mũi là cửa ngõ ngăn chặn vi trùng đầu tiên nhất. Nếu viêm mũi dai dẳng, không được điều trị, dễ dẫn đến viêm xoang, viêm tai giữa. Các xoang bị tắc, không khí nở ra, ép vào sọ gây ra những cơn nhức đầu. Ngoài ra, môi trường ẩm ướt, lạnh còn dễ làm trẻ bị viêm phổi. Những trò chơi làm ấm người như nhảy dây, đá banh, chạy bộ, đạp xe đạp… thường có lợi hơn là bơi lội đối với những trẻ có các bệnh hô hấp như viêm mũi dị ứng. . Nước hồ bơi nguy hiểm với trẻ viêm mũi Do nước hồ bơi chứa rất nhiều vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, những trẻ có bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang không nên đi bơi. . trùng sống được trong nước. Nhiều trẻ chỉ bị viêm xoang một bên, sau khi đi bơi về, có thể bị luôn cả hai bên mũi. Sau đó, những viêm nhiễm đó có thể lan đến tai giữa. Đối với những tình trạng. còn dễ làm trẻ bị viêm phổi. Những trò chơi làm ấm người như nhảy dây, đá banh, chạy bộ, đạp xe đạp… thường có lợi hơn là bơi lội đối với những trẻ có các bệnh hô hấp như viêm mũi dị ứng.