PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI (NHĨ CHÂM) (Kỳ 6) III. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ Ở LOA TAI KHI CƠ THỂ CÓ BỆNH Bình thường nhìn da ở loa tai thấy đồng màu, cũng có thể thấy những chấm hay những mảng sắc tố. Khi cơ thể có bệnh, từng vùng da trên loa tai có thể thay đổi (điểm phản ứng/loa tai), trở nên đỏ hỏn hoặc tái đi, xù xì, thô ráp, bong vảy khác với xung quanh. Tại các vùng hay điểm nói trên, điện trở sẽ thấp hơn những vùng gần đấy, khi nắn hoặc dùng que tù đầu ấn vào, bệnh nhân thấy đau trội hơn ở vùng kế cận. Trên lâm sàng ta có thể quan sát các hiện tượng sau: - Ở loa tai có vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng trong khi ở đường kinh tương ứng với vùng bệnh không tìm thấy điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng. - Ở loa tai không có vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng trong khi ở đường kinh tương ứng với vùng bệnh có điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng. - Ở loa tai và trên đường kinh tương ứng với vùng bệnh đều có điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng. - Riêng loa tai: điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng có khi xuất hiện ở cả 2 loa tai; có khi chỉ có ở 1 loa tai; có khi một bệnh nhân có nhiều điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng, có khi cùng một bệnh trên các đối tượng khác nhau lại có những vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng ở các vị trí khác nhau, không theo một quy luật rõ rệt. Những trạng thái này phản ánh sự đáp ứng khác nhau của cá thể đối với kích thích bệnh lý cho nên trong áp dụng lâm sàng, một mặt phải nắm được các điểm, các vùng phản ứng có quy luật đã được Nogier tổng kết; mặt khác phải luôn luôn nhớ đến các điểm phản ứng ngoài quy luật trên loa tai do ta tự tìm ra trên từng người bệnh cụ thể vì chúng quan hệ mật thiết đến tình trạng bệnh lý đang diễn ra trong cơ thể người bệnh. IV. CÁCH PHÁT HIỆN NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRÊN LOA TAI Thực tiễn lâm sàng cho thấy: khi cơ thể có bệnh trong đa số trường hợp trên mặt của loa tai, tại những vị trí của loa tai có quan hệ với nơi đang bị bệnh xuất hiện những vùng phản ứng bệnh lý. Điểm hoặc vùng này có thể xuất hiện từ lúc bắt đầu có bệnh đến khi khỏi bệnh. Hai tính chất phổ biến của điểm phản ứng này là ấn đau và điện trở da thấp. Bệnh càng nặng, cảm giác ấn đau của vùng này càng rõ và sự rối loạn về điện trở càng lớn hơn (điện càng thấp). Khi bệnh giảm hoặc khỏi, cảm giác ấn đau ở điểm này cũng giảm và mất đi và khi điện trở da trở lại bình thường. Lưu ý: có lúc vùng hoặc điểm nào đó ở loa tai có 1 hoặc đủ 2 tính chất trên nhưng không báo hiệu, không phản ánh một trạng thái bệnh. Đó là khi ở loa tai có sung huyết do ta gây nên, hoặc khi độ ẩm của da cao và nhất là khi nắn hoặc ấn quá mạnh, miết hoặc dùng que dò tại một điểm quá lâu. Mặt khác có thể do bệnh nhân trả lời không đúng, đụng đến chỗ nào cũng kêu đau và thầy thuốc chưa có kinh nghiệm đo điện trở ở da. Người ta dùng nhiều cách để phát hiện vùng hoặc điểm phản ứng bệnh lý trên loa tai. 1. Quan sát: Người có kinh nghiệm quan sát có thể nhận ra những biến đổi tại chỗ của da như hồng lên, tái đi, hoặc thô ráp không tươi nhuận, khác với xung quanh. 2. Tìm điểm ấn: Dùng đốc kim châm ấn với một lực vừa phải để dò tìm, khi đúng vào điểm phản ứng bệnh lý thường bệnh nhân sẽ chau mày, nhăn mặt hoặc nhích đầu ra. Muốn chắc chắn, cần so sánh với cảm giác vùng kế cận. Cảm giác đau tại điểm phản ứng bệnh lý rất đặc biệt mà bệnh nhân phân biệt được rất dễ dàng. 3. Đo diện trở da: Tại điểm phản ứng bệnh lý, điện trở da sẽ thấp hơn vùng kế cận. Nếu loại bỏ được yếu tố gây lầm lẫn thì việc đo điện trở da sẽ giúp xác định nhanh điểm phản ứng bệnh lý cần tìm. . PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI (NHĨ CHÂM) (Kỳ 6) III. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ Ở LOA TAI KHI CƠ THỂ CÓ BỆNH Bình thường nhìn da ở loa tai thấy đồng màu, cũng có thể. ứng. - Ở loa tai và trên đường kinh tương ứng với vùng bệnh đều có điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng. - Riêng loa tai: điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng có khi xuất hiện ở cả 2 loa tai; có khi. HIỆN NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRÊN LOA TAI Thực tiễn lâm sàng cho thấy: khi cơ thể có bệnh trong đa số trường hợp trên mặt của loa tai, tại những vị trí của loa tai có quan hệ với nơi đang bị