1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI (NHĨ CHÂM) (Kỳ 3) pot

5 366 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 125,98 KB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI (NHĨ CHÂM) (Kỳ 3) 6. Thế kỷ XX: Năm 1950, BS. P. Nogier (Toulon, Pháp) trong lúc khám và chữa bệnh theo cách xoa bóp và nắn cột sống đã quan tâm đến các vết sẹo đặc biệt trên loa tai của một số bệnh nhân (có nguồn gốc từ cách chữa dân gian nêu trên). Ông đã thử áp dụng và thấy có kết quả, sau đó ông cũng tìm cách thay đổi việc dí bỏng bằng các mũi châm và cũng đạt được kết quả tương tự. Bằng sự lao động miệt mài của một nhà khoa học, với việc quan sát tỷ mỉ, với nhiều thí nghiệm trên nhiều loại đau, với ý định xây dựng một phản xạ liệu pháp theo kiểu kích thích xoang mũi như Bonnie (thất bại cũng nhiều), ông đã lần hồi xây dựng được bản đồ đầu tiên về các khu vực và các huyệt loa tai, phản ánh thân thể con người trên loa tai. Nhĩ châm hiện đại ra đời từ đây. Tuy nhiên, sự ra đời của nhĩ châm hiện đại cũng rất ồn ào (kể từ tháng 2/1956 khi Nogier giới thiệu phát minh của mình độc lập hoàn toàn với châm cứu học cổ truyền tại Hội nghị lần thứ I của Hội Châm cứu Địa Trung Hải) với rất nhiều tranh cãi. GS. Vogralick giới thiệu ngay phép điều trị đặc sắc này trong cuốn “Cơ sở của châm cứu học” xuất bản năm 1960 tại Liên Xô cũ. BS. Quaglia Santa (Turin - Ý), một chuyên gia nghiên cứu châm cứu học theo góc độ thần kinh, sau khi “phán xét” bản đồ định khu trên loa tai và bản đồ nội tạng định khu trên loa tai đã kết luận: “Trong hiện trạng về các kiến thức của chúng ta, nếu như chúng ta chưa thể đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho tính đặc thù mà Nogier nêu lên, chúng ta lại ít được quyền để khước từ nó”. Sau năm 1962, một trường phái nhĩ châm mới được hình thành “Nhĩ châm theo Nogier” và được áp dụng ở nhiều nước châu Âu. B. NHĨ CHÂM VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐÔNG PHƯƠNG Nhĩ châm là phương pháp trị liệu có cơ sở lý luận được đề cập trong các tài liệu kinh điển và cũng được ghi nhận bởi các y gia từ thời cổ đại. Trong những tài liệu Nội kinh và Nạn kinh, có nhiều đoạn kinh văn ghi chép về mối quan hệ giữa tai và toàn thân thông qua hệ thống kinh lạc, thể hiện tai không phải là một khí quan cô lập mà có quan hệ mật thiết với toàn thân, với lục phủ ngũ tạng. - Biển Thước (thế kỷ IV trước Công nguyên): dạy chữa mắt mờ đục bằng cách cứu huyệt nhĩ tiêm nhiều lần. Biển Thước đã dùng châm tre châm vào loa tai 3 lần để cứu sống Quắc Thái tử. - Trương Trọng Cảnh (đời nhà Hán, thế kỷ II trước Công nguyên): đã dùng nước hẹ đổ vào lỗ tai để cứu người bị chết đột ngột. - Hoàng Phủ Bật (215 - 282): ghi lại 20 huyệt ở trước và sau loa tai, với huyệt nhĩ trung ngay chính giữa loa tai, trong cuốn Châm cứu Giáp ất kinh. - Cát Hồng (281 - 340): dùng phương pháp kích thích tai để cấp cứu hồi sinh cho một số trường hợp, đồng thời cũng là người sáng lập ra thuật thổi không khí và thuốc bột vào lỗ tai để chữa bệnh. - Trần Tạng Khí (nhà Đường): có nêu cách dùng xác rắn lột nút hai lỗ tai chữa sốt rét trong bộ sách Y học Chỉ nam ngược phương. - Tôn Tự Mạo (581 - 682): châm huyệt Nhĩ trung chữa bệnh vàng da, cứu huyệt Dương duy ở mặt sau tai, chữa điếc và ù tai. - Sách Vệ sinh bảo giám đời nhà Nguyên dạy cứu tĩnh mạch sau tai chữa trẻ em kinh phong. - Dương Kế Châu (tác giả Châm cứu đại thành - đời nhà Minh): cứu Nhĩ tiêm chữa vẩy cá giác mạc. Tại vùng nông thôn Trung Quốc cũng như ở miền núi Việt Nam còn lưu truyền nhiều cách chữa dân gian bằng loa tai như: châm vào dái tai chữa bệnh đau mắt đỏ; dùng mảnh sành rạch nông trên loa tai chữa đau sườn, tiêu chảy. C. TÌNH HÌNH NHĨ CHÂM HIỆN NAY 1. Tại châu âu: Từ năm 1962, khi trường phái nhĩ châm Nogier ra đời đã tập hợp được nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi như Jarricot, Pellin và với nhiều công trình nghiên cứu trên thực nghiệm và trên người đã chứng minh được sự ánh xạ của thân thể và phủ tạng trên loa tai. Những nghiên cứu cơ bản này đã làm cho nhĩ châm phát triển rất mạnh trong 30 năm sau đó. Tại các Hội nghị Châm cứu quốc tế trong những năm 70, người ta đã dành một nửa thời gian của Hội nghị cho nhĩ châm và châm tê. Tại Liên Xô cũ, tiếp theo Vogralick, cũng có nhiều nhà nghiên cứu Liên Xô công bố các công trình nghiên cứu về nhĩ châm như Ia. Balacan (1962), E.S. Belkhova (1963), N.N. Kukharski (1962), V.I. Kvitrichvili (1969, 1972), K. Ia Mikhalpeskaia (1972), M.S. Kagan (1974), đã có nhiều tác phẩm về nhĩ châm được xuất bản. Đặc biệt trong cuốn Điện châm phản xạ liệu pháp của Portnop (1982), tác giả đã có giới thiệu những công trình thực nghiệm của mình trên chó và thỏ chứng minh sự tồn tại khách quan của các khu đại diện của các cơ quan nội tạng trên loa tai động vật và đề cập tới điện nhĩ châm và điện nhĩ liệu pháp. . PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI (NHĨ CHÂM) (Kỳ 3) 6. Thế kỷ XX: Năm 1950, BS. P. Nogier (Toulon, Pháp) trong lúc khám và chữa bệnh theo cách xoa. 20 huyệt ở trước và sau loa tai, với huyệt nhĩ trung ngay chính giữa loa tai, trong cuốn Châm cứu Giáp ất kinh. - Cát Hồng (281 - 340): dùng phương pháp kích thích tai để cấp cứu hồi sinh. một trường phái nhĩ châm mới được hình thành “Nhĩ châm theo Nogier” và được áp dụng ở nhiều nước châu Âu. B. NHĨ CHÂM VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐÔNG PHƯƠNG Nhĩ châm là phương pháp trị liệu có cơ

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w