1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Lỵ trực khuẩn mạn tính ppt

5 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 190,7 KB

Nội dung

Lỵ trực khuẩn mạn tính Biện chứng đông y: Thấp nhiệt ẩn náu lâu ngày, lưu trệ đại tràng. Cách trị: Điềuhòa khí huyết, tiết nhiệt đạo trệ, giải độc chỉ lỵ, kiện tỳ trợ thận. Đơn thuốc: Thược dược thang gia giảm. Công thức: Đương quy 50g, Bạch thược 50g, Binh lang 15g, Chỉ xác 15g, Lai phụ tử 10g, Cam thảo 5g, Tửu quân 7,5g, Nhục quế 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Hiệu quả lâm sàng: Viên XX, nam, 38 tuổi, công nhân đến khám tháng 9- 1973, kể là đi lỵ, ỉa ra máu mủ đã 9 nǎm. Từ tháng 7-1964 bệnh nhân mắc bệnh lỵ, vào 1 bệnh viện dùng syntomycin, đã khỏi, sau khi ra viện thường bị lại, miệng khát, sức yếu, đi ngoài đau mót rặn, phân có máu mủ, mỗi ngày hơn 20 bận, về sau dường như nǎm nào cũng vào viện 1 lần, bệnh thường phát vào mùa hè. Nǎm 1968 sau khi ở bộ đội về bệnh càng nặng thêm, thường thì đại tiện có máu mủ bất kể mùa đông hay hè, lúc nặng lúc nhẹ, đã dùng nhiều thứ thuốc mà không khỏi. Chứng bệnh hiện nay đau bụng, mót rặn phân có máu mủ, mỗi ngày hơn chục bận, không sốt. Kiểm tra thấy tình trạng chung còn tốt, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng, mạch hoãn vô lực, bụng mềm, không có ấn đau và u cục, không sờ thấy gan lách. Xếp vào loại cửu lỵ, nên trị bằng phép điều hòa khí huyết, tiết nhiệt thông trệ, thêm các vị ôn dương. Uống "Thược dược thang gia giảm" được 3 thang thì bớt đau bụng, bớt mót rặn, bớt số lần đi ngoài, uống được 6 thang thì hết hẳn đau bụng, hết mót rặn, vẫn còn đôi chút máu mủ trong phân, lại uống 3 thang nữa thì khỏi hẳn. Hai nǎm sau khám lại không thấy tái phát. Bàn luận: "Thược dược thang gia giảm" là 1 thang xuất phát từ Thược dược thang có thêm bớt, thích hợp với cửu lỵ, thấp nhiệt không nặng, nhưng thiên về khí không điều hòa, thận dương không đủ, hiệu quả lâm sàng rất tốt. Nếu phân lỏng có thể thêm Xa tiền. Lỵ trực khuẩn mạn tính là thuộc về nhiệt lỵ, do lúc mới mắc chữa không đến nơi đến chốn, tà khí lưu trệ ở đại tràng, gây nên thấp nhiệt nung nấu, khí huyết bị tổn thương, cáu bẩn không tẩy sạch, hóa thành phân có mủ, thanh dương không lên được, trọc âm không trừ được, thịt mới không mọc, cho nên thường đi ngoài ra máu mủ. Khí huyết không thông, đường chuyển vận bị hỏng mà sinh đau bụng mót rặn, cửu lỵ ắt tổn thương đến dương của tỳ vị. lý Trung Tử nói: "Thận là cửa ngõ của vị khai khiếu ở hai âm, người chưa bị cửu lỵ thì thận không bị tổn hại, vì vậy trị lỵ mà không biết bổ thận thì chẳng phải là chữa lỵ". Cho nên khi chữa lỵ lâu ngày thì ngoài việc điều hòa khí huyết, thông tích trệ, còn cần phải ổn bổ thận dương, nhất thiết không được dùng vị khổ hàn để công phạt nó. Bài này dùng Qui, Thược để hòa dinh dưỡng huyết; Binh lang, Chỉ xác để hành khí đạo trệ, Lai phục tử để hành khí giải độc và cầm lỵ, Tửu đại hoàng thì tiết nhiệt thông phủ, Cam thảo để hòa trung kiện tỳ, Nhục quế để ổn thận trợ dương làm ấm hàn. Tất cả cùng điều hòa khí huyết, tiết nhiệt đạo trệ giải độc chỉ lỵ, kiện tỳ trợ dương, tất nhiên sẽ kết quả. Loét bờ cong nhỏ dạ dày Biện chứng đông y: Khí cơ uất trệ, thấp nhiệt hun đốt, túc ứ trở lạc. Cách trị: Tân khai khổ tiết, hóa ứ chỉ thống. Đơn thuốc: Phức phương tả kim hoàn (thang). Công thức: Xuyên liên 3g, Ngô thù du 1,5g, Bán hạ 10g, Xích thượng 10g, Bạch thược 10g, Chế xuyên quân (Đại hoàng) 6g, Mộc hương 10g, Đoạn ngoãn lǎng 30g, Thất tiếu tán 12g (bao). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Hiệu quả lâm sàng: Hoa XX, nam, 42 tuổi, công nhân. Tới khám ngày 17- 1201974. Đã hơn 10 nǎm nay bệnh nhân thường xuyên bị đau vùng dạ dày, đã chụp barit dạ dày ở một bệnh viện, chẩn đoán là loét bờ cong nhỏ dạ dày. Đã 2 lần bị xuất huyết ồ ạt, 10 ngày trước đây lại nôn máu, sau khi điều trị, đã ngừng xuất huyết, nhưng vẫn đau âm ỉ vùng dạ dày, ợ chua nhiều, miệng đắng, chua, khô và hôi. nửa phía trước lưỡi có rêu vàng, bẩn gốc dày sắc đen, chất lưỡi bệu xanh tím, mạch huyền tế. Chứng này là can vị đồng bệnh, thấp nhiệt hiệp với ứ cùng gây trở ngại lẫn nhau, không những khí cơ uất trệ, thấp nhiệt hun đốt, mà còn có biểu hiện tức ứ trở lạc. Cần trị bằng phép tân khai khổ tiết, hóa ứ chỉ thống. Dùng "Phức phương tả kim hoàn (thang)". Uống 3 thang các chứng đau dạ dày, ợ chua miệng khát đã giảm, cũng hết hôi mồm. Sau hai ngày ngủ tốt. Đã gần hết rêu dày, đen bẩn; mạch huyền tế. Dùng bài thuốc trên cho thêm Phật thủ 10g, Trần bì 10g, cho uống tiếp 4 thang. Uống hết thuốc, rêu đen bẩn đã sạch, các chứng đều gần hết, mạch như cũ. Lại cho dùng tiếp 3 thang "Phức phương tả kim hoàn (thang)" để củng cố kết quả điều trị. . cửu lỵ, thấp nhiệt không nặng, nhưng thiên về khí không điều hòa, thận dương không đủ, hiệu quả lâm sàng rất tốt. Nếu phân lỏng có thể thêm Xa tiền. Lỵ trực khuẩn mạn tính là thuộc về nhiệt lỵ, . Lỵ trực khuẩn mạn tính Biện chứng đông y: Thấp nhiệt ẩn náu lâu ngày, lưu trệ đại tràng. Cách trị: Điềuhòa khí huyết, tiết nhiệt đạo trệ, giải độc chỉ lỵ, kiện tỳ trợ thận mót rặn, cửu lỵ ắt tổn thương đến dương của tỳ vị. lý Trung Tử nói: "Thận là cửa ngõ của vị khai khiếu ở hai âm, người chưa bị cửu lỵ thì thận không bị tổn hại, vì vậy trị lỵ mà không biết

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN