Những vị thuốc từ ký sinh cây dâu Cây dâu (dâu tằm) thường hay bị ký sinh bởi một loài thực vật – cây tầm gửi gọi là tang ký sinh hoặc những côn trùng như bao trứng con bọ ngựa (tang phiêu tiêu) và ấu trùng con xén tóc (tang đố trùng). Những sản phẩm ký sinh này được dùng làm thuốc từ lâu trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Tang ký sinh, thu hái quanh năm, tốt nhất khi cây chưa có hoa, đem về, bỏ rễ, cắt ngắn, phơi trong râm mát hoặc sấy nhẹ cho khô. Khi dùng, có thể tẩm rượu, sao qua. Dược liệu có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng bổ gan thận, lợi khí huyết, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau: - Chữa đau xóc hai bên hông: Tang ký sinh 30g, để tươi, rửa sạch, giã nhuyễn, thêm nước, gạn lấy một bát, uống vào lúc đói (Nam dược thần hiệu). - Chữa đại tiện ra máu, lưng gối đau: Tang ký sinh phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn mỗi lần uống 4g với nước ấm. Ngày 2-3 lần. - Chữa tăng huyết áp: Tang ký sinh 16g, chi tử, câu đằng, ngưu tất, ý dĩ, mã đề, mỗi vị 10g; xuyên khung, trạch tả, mỗi vị 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Hoặc tang ký sinh 16g, đỗ trọng 14g, thạch quyết minh 20g, dạ giao đằng 16g, ích mẫu 16g, phục linh 12g, ngưu tất 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, thiên ma 8g. Nếu nhức đầu, thêm cúc hoa vàng 16g, mạn kinh tử 12g; nếu ít ngủ, thêm toan táo nhân 8g, bá tử nhân 8g. Tất cả sắc uống làm hai lần trong ngày. - Chữa chân tay tê bại, tắc tia sữa: Tang ký sinh 16g, ngưu tất 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống ngày một thang. - Chữa đau bụng, động thai: Tang ký sinh 16g, cao ban long 10g (nướng cho thơm), lá ngải cứu 10g. Sắc uống làm 2-3 lần trong ngày. - Chữa ho ra máu: Tang ký sinh 16g, thài lài tía 16g, rễ chuối hột 10g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc uống ngày một thang. - Chữa đau lưng: Tang ký sinh 16g, cẩu tích 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống trong ngày. - Chữa suy nhược thần kinh: Tang ký sinh, thục địa, hoài sơn, hà thủ ô, kim anh, liên nhục, mỗi vị 12g; quy bản, kỷ tử, thỏ ty tử, ngưu tất, đương quy, táo nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa, ổ cào cào đeo dâu), thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 1. Tổ có hình cầu hoặc hình trứng hơi dài, dẹt ở phía trên, đầu múp, hạt có lỗ và mỏ nhọn, dài 2-5cm, rộng 1-3cm, màu nâu vàng đến nâu sẫm, mặt ngoài có nhiều nếp xếp ngang tương ứng với những ngăn hẹp bên trong chứa đầy trứng. Khi dùng, đem đồ khoảng nửa giờ cho chín trứng bên trong, nướng vàng hoặc sao giòn, sao với rượu, giấm hoặc đốt tồn tính, rồi tán bột, rây mịn. Dược liệu chứa protid, lipid, canxi và sắt, có vị ngọt, mặn, hơi tanh, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, ích tinh, giảm đau chữa mồ hôi trộm, đái nhiều về đêm, xuất tinh sớm, di tinh, liệt dương, đau lưng, trẻ em đái dầm, người cao tuổi đái són, phụ nữ kinh bế, khí hư. Thường dùng phối hợp. - Chữa đau lưng, đái són: Tang phiêu tiêu 30g, ba kích 30g, thạch hộc 20g, đỗ trọng 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột, rây mịn, luyện với mật ong làm viên 6g. Ngày uống hai lần, mỗi lần 1 viên với ít rượu hâm nóng. Hoặc tang phiêu tiêu 10g, kim anh 10g, liên tu 10g, sơn dược 12g, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. - Chữa đái dầm: Tang phiêu tiêu 12g, đảng sâm 12g, phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 8g, thỏ ty tử 8g, ba kích 8g. Các dược liệu phơi khô, sắc uống làm 2-3 lần trong ngày. - Chữa xuất huyết ở phổi, dạ dày: Tang phiêu tiêu 9g, sao vàng, tán bột mịn, uống làm ba lần trong ngày với nước sắc bạch cập (15g sắc lấy 100ml). - Chữa tiểu tiện không thông: Tang phiêu tiêu 8g, hoàng cầm 10g, nấu nước uống ngày một thang. - Chữa bạch đới, khí hư: Tang phiêu tiêu tẩm rượu, sao khô, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống 8g với nước gừng, ngày 2-3 lần. - Chữa viêm tai có mủ, đau nhức: Tang phiêu tiêu 10g, đốt tồn tính; xạ hương 0,5g tán nhỏ, rây mịn. Trộn đều, dùng tăm bông thấm thuốc bôi vào tai, ngày vài lần. - Chữa hóc xương cá: Tang phiêu tiêu 12g, giã nhỏ, nấu với giấm, uống làm nhiều lần trong ngày. Tang đố trùng (sâu dâu, nhậy dâu), thu hoạch bằng cách tìm những lỗ thủng trên thân cây dâu, có phân đùn ra ngoài, cắt lấy và chẻ dọc để lấy sâu. Chỉ dùng những con to, dài 3-5cm, toàn thân mềm nục, màu trắng như sữa, có những điểm chấm nhỏ màu nâu đỏ ở phần ngực và chia đốt ở phần bụng. Dùng ngay hoặc phơi, sấy khô. Dược liệu có vị ngọt, mặn, béo, mùi thơm (khi sao), tính ấm, không độc, có tác dụng tiêu tích, giải độc, giảm ho, cầm máu. Theo sách thuốc cổ Nam dược thần hiệu, tang đố trùng (nam 7 con, nữ 9 con) nấu với gạo nếp thành cháo, ăn làm 3 lần trong ngày chữa nốt đậu nung mủ không đầy. Theo kinh nghiệm dân gian, tang đố trùng 3-5 con, cho vào một chén nhỏ cùng với ít mật ong hoặc đường kính, hấp chín rồi nghiền nát cho trẻ uống làm nhiều lần trong ngày, chữa cam còm, lở mũi miệng, đau mắt, chảy nhiều nước mắt, ho sốt, kinh phong. Tang đố trùng nướng qua, ngâm vào rượu trong nhiều ngày, uống chữa suy nhược, gầy yếu, hay mệt mỏi ở người cao tuổi. Để chữa ho, lấy tang đố trùng nướng vàng giòn, tán bột, trộn với mật ong mà uống. Khi bị băng huyết, phụ nữ thường lấy tang đố trùng nướng cho gần cháy đen, tán bột, uống với rượu hâm nóng, mỗi lần 4-8g, ngày 2-3 lần. Phân của tang đố trùng (tên gọi ở miền Nam là bù xè) sao vàng, tán bột mịn, ngày uống hai lần, mỗi lần 4g với rượu để chữa hậu sản ra máu, băng huyết. Nếu trộn phân tang đố trùng với nước làm thành viên bằng hạt nhãn, uống mỗi lần 1-2 viên với nước cơm lại chữa hậu sản đi lỵ nhiều lần trong ngày. . Những vị thuốc từ ký sinh cây dâu Cây dâu (dâu tằm) thường hay bị ký sinh bởi một loài thực vật – cây tầm gửi gọi là tang ký sinh hoặc những côn trùng như bao trứng. tóc (tang đố trùng). Những sản phẩm ký sinh này được dùng làm thuốc từ lâu trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Tang ký sinh, thu hái quanh năm, tốt nhất khi cây chưa có hoa, đem. Tang ký sinh 16g, chi tử, câu đằng, ngưu tất, ý dĩ, mã đề, mỗi vị 10g; xuyên khung, trạch tả, mỗi vị 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Hoặc tang ký