Trước hết, hiệu quả của cao hổ không phải như người ta tuyên truyền, cho nên chúng tôi giới thiệu với bạn đọc cách chọn xương, cách bào chế và cách nấu cao xương hổ với một quy trình hết
Trang 1Từ xương hổ thành cao - Chuyện không
đơn giản
Gần đây, có một số người đưa một miếng cao giá hàng triệu đồng đến hỏi các thầy thuốc có phải cao hổ không? Có người lại nói đây là cao hổ 100% Vậy để biết như thế nào là cao hổ thật và tốt?
Trước hết, hiệu quả của cao hổ không phải như người ta tuyên truyền, cho nên chúng tôi giới thiệu với bạn đọc cách chọn xương, cách bào chế và cách nấu cao xương hổ với một quy trình hết sức nghiêm túc để bảo đảm cao có chất lượng và hiệu quả Không nên nghe tuyên truyền mà để tiền mất tật mang
Người ta thường gọi là cao hổ cốt, có nghĩa là đối với cao hổ chỉ dùng xương để nấu, không có cách dùng thịt hổ để nấu cao
Bộ xương hổ cần được đầy đủ không được thiếu một xương nào thì cao mới tốt Không được để lẫn xương khác vào, xương hổ quý nhất là xương tay (hai chân trước) thường gọi
là “hổ lĩnh cốt”, tốt nhất các xương từ đầu, chân cho đến đuôi vẫn còn dính với nhau bằng gân của nó
Hai chân trước của hổ bao giờ cũng có vặn ở khửu và có 2 lỗ “thông thiên” để phân biệt giữa xương hổ, xương báo, xương beo và các xương khác Răng hổ bao giờ cũng có hình chữ “tam sơn”
Xương hổ chết lâu ngày trong rừng thì có màu trắng bột, xương hổ tốt nhất là loại trắng ngà, có mùi hơi hăng Bộ xương có đầy đủ các xương trọng lượng từ 10-15kg là loại tốt Nấu cao xương hổ phải phối hợp với xương linh dương mới tốt, thường 2 bộ xương hổ, 5
bộ xương linh dương là tốt nhất (ngũ dương nhị hổ)
Hổ ăn thịt thường thuộc âm nên hàn nhiều Linh dương ăn cỏ lá nên thuộc dương có tính
ôn, nấu hai loại xương này có âm có dương, có hàn có nhiệt nên cao mới có hiệu quả, xương linh dương nấu với xương hổ cũng phải được bào chế như xương hổ
Nấu cao hổ có 3 giai đoạn: làm sạch xương, sao tẩm xương, nấu nước cao và cô đặc
Trang 2Trước hết phải làm sạch thịt, gân, màng xương, tẩy nếu làm không sạch thì cao dễ hỏng Người xưa cho rằng nếu xương hổ làm không sạch, tẩy không hết tủy và màng xương thì cao đen, và khi uống vào dễ đau nhức xương cốt hơn là làm lành bệnh
Trước hết ngâm xương hổ với nước vôi loãng, cứ 100kg xương hổ ngâm với 500g vôi, được pha loãng, đổ ngập nước vôi đun sôi, tắt lửa ngâm một đêm, hôm sau đánh rửa sạch gân, thịt, màng xương, tủy, cũng có người dùng lá đu đủ đun thay nước vôi, xương lớn cưa khúc chẻ ra cạo sạch tủy, xương bé đạp dập cạo sạch tủy
Đối với xương nhỏ vì không dễ cạo sạch tủy có thể đun với dấm cứ 1kg xương dùng 3 lít dấm pha thêm nước cho ngập đun sôi 10 phút, sau đó dùng đá cuội xóc cho sạch tủy, đây
là công đoạn quan trọng phải làm nơi xa khu dân cư để bảo đảm vệ sinh nước, rửa xương
hổ phải đào hố chôn
Tẩm sao xương hổ
Khi xương hổ đã làm sạch, ngâm với nước trầu không, hoặc nước rau cải để loại các chất còn sót lại trong tủy, rửa sạch để khô sao
Sau đó tẩm với nước gừng sao để tăng tính ôn của xương Tẩm rượu sao để có tác dụng dẫn thuốc và cuối cùng tẩm mỡ dê sao vàng để tăng thêm khí lực của xương hổ
Khi sao xương hổ thường sao qua cát để xương không bị cháy sém mà bảo đảm vàng đều (để có đủ số liệu có thể tham khảo cuốn “Các phương pháp bào chế Đông được” do Trung ương Hội Đông y Việt Nam ấn hành có đủ phương pháp bào chế các loại cao như: ban long, khỉ, quy bản
Cách nấu nước cao
Dùng thạp bằng đồng ở giữa đặt lồng đan bằng tre để dễ múc nước, cho xương vào chung quanh đổ ngập nước khoảng 10cm, đun sôi lửa và phải để liên tục, đun 2 ngày 1 đêm thì múc ra một lần, bên cạnh có nồi nước sôi để khi nước trong nồi cao còn 2/3 thì đổ tiếp nước vào cho ngập như lần trước Nước dùng để nấu cao thì dùng nước máy, nước mưa, hoặc nước cất thì độ an toàn cao hơn, không được dùng nước giếng Sau khi đun với thời gian 2 ngày 1 đêm còn 2/3 nước thì múc ra, tiếp tục cho nước vào đun đủ 3 lần, sau đó dồn cả 3 nước để cô đặc thành cao Nước lần thứ nhất và lần thứ 2 cứ 6 tiếng đồng hồ thì phải đun sôi lên để tránh bị thiu Khi nấu xong cầm miếng xương bóp vụn ra là đạt yêu cầu Không nấu lần thứ 4 nước canxi trong xương tan ra làm hỏng cao
Trang 3Phương pháp cô đặc cao: Lúc đầu dùng lửa đun trực tiếp lửa vừa không được đun lửa quá
to khi cao gần đặc thì phải đun cách thủy để tránh cao bị cháy, bị khê, cao càng đặc thì lửa phải nhỏ dần, lúc đầu có thể ở nhiệt độ 80oC xuống 60oC và 40oC lúc này phải đánh liên tục, để bay hết hơi nước và cao không bị dính
Khi dùng dao rạch vào nồi cao mà một lúc sau mép rạch mới liền lại là được, hoặc lấy bát nước lã bỏ vào một giọt cao mà không tan là được
Khi cao đã đạt yêu cầu đổ lên khuôn (khuôn phải bôi mỡ hoặc dầu ăn để cao khỏi dính) khi đổ cao vào khuôn để chỗ sạch, thoáng gió sau 24 giờ thì cắt thành miếng gói lại Khi nấu xong miếng cao có màu ngà vàng, trong là loại cao tốt Nếu cao có màu đen là loại xấu
Để biết được cao hổ tốt hay xấu thì cắt một miếng nhỏ bỏ vào một chén rượu quấy nhẹ
mà nước cao tan ra đục như nước gạo là cao hổ loại tốt
Cao hổ vị mặn, ấm vào kinh thận và kinh can, có tác dụng trục phong hàn, bổ gân cốt, thường dùng để điều trị các chứng phong hàn, tê bại, làm mạnh gân cốt
Ngày dùng từ 6-12g Thường ngâm với rượu uống, người không uống được rượu có thể ngâm vào mật ong, hoặc thái nhỏ cao cho nước cơm vào hấp lên uống cũng được
Người cấm dùng cao hổ: Người âm hư hỏa vượng có tăng huyết áp không được dùng cao
hổ
Nấu cao hổ không làm đủ các quy trình trên thì không tốt, cao hổ có màu đen là không đạt yêu cầu
Hiện nay, một số cơ sở nấu cao hổ cho xương vào nồi áp suất ninh nhừ là điều lợi bất cập hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng