1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Dùng gừng cách nào có lợi? potx

3 169 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 79,19 KB

Nội dung

Dùng gừng cách nào có lợi? Gừng có tác dụng tán hàn, ôn trung, hồi dương, thông mạch, hạ khí, hóa đàm, trừ ho, trợ lực cho thuốc phát biểu và lợi tiểu. Trong ăn uống: Gừng giảm bớt tính lạnh của thức ăn lạnh (bầu bí, các loại cải, thủy hải sản (ốc, cua, cá) gia cầm (vịt), gia súc (thịt bò, thịt trâu). Ốc hấp lá gừng là sản phẩm tuyệt vời ngon bổ! Gừng làm thức ăn uống dậy mùi thơm (bánh xuân cầu, mứt, chè bà cốt, rượu, bia ). Chống nhiễm vi sinh vật trong các loại dưa. Để phòng chữa bệnh Cảm lạnh ho sốt không ra mồ hôi và rối loạn tiêu hóa - Uống trong, bằng nhiều cách nhai tươi, nuốt cả cái lẫn nước, ngậm gừng khô, gừng nướng uống nước gừng sắc. - Dùng ngoài ở trường hợp cảm lạnh: dùng gừng đánh gió dã gừng đắp khi bị chấn thương, gây sưng bầm khớp đau nhức, côn trùng thú cắn. Gừng phòng chống thấp khí vùng rừng núi nên rất cần cho đồng bào dân tộc thiểu số để bảo vệ sức khỏe lâu dài bằng những cách trên như một vị thuốc quý tại chỗ. Theo Tây y Gừng tươi chứa nhiều gingerol hơn nên cay hơn. Qua phơi sấy khô bị mất nước thành shoagol. Shoagol nóng hơn gingerol. Tinh dầu: Trong gừng khô chứa 200 chất và tiêu biểu là gingerone. Chất khoáng: K, Ca, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Co, Ge, Se. Các caroten (tiền vitamin A), nhóm B, C, E. Gừng chống ôxy hóa, chống lão hóa: Mạnh hơn cả vitamin E do chứa 12 hoạt chất chống ôxy hóa. Gừng chống cục máu đông. Các nhà khoa học Anh phát hiện gừng có một số chất đặc biệt có cấu trúc hóa học giống aspirin. Tiêm chất đó ngăn ngừa sự ngưng đọng máu gây cục máu đông phòng nhồi máu cơ tim rất lý tưởng. Khác với aspirin là gừng không gây loét và xuất huyết dạ dày. Các nhà khoa học Mỹ cũng thấy gừng khống chế sự đông và lắng đọng máu. Tác giả Đan Mạch cho rằng gừng ngăn cơ thể sản xuất dramcin (chất gây kết dính tiểu cầu) nên ngừa được tình trạng tạo cục máu dẫn đến nghẽn mạch. Bộ máy tiêu hóa: Gừng tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, tăng hấp thụ. Các nhà khoa học Nhật thấy gừng hạn chế sự hình thành sỏi mật và khuyên người có sỏi mật ăn gừng. Gừng chống viêm, giảm đau trong viêm cơ xương khớp (75-85%). Bột gừng hòa nước uống làm dịu cơn đau đầu. Gừng khống chế sinh trưởng tế bào ung thư ở một số giai đoạn nhất định và chữa hội chứng nôn mửa của bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng hóa dược và xạ trị. (h. Routre 1998). Trên tim mạch: Gừng ức chế men ATPase. Kích thích thần kinh tim tăng nhịp tim, dãn mạch, tăng cường tuần hoàn, làm ấm cơ thể, giảm đau. Phòng chống say tàu xe, chóng mặt, nôn mửa. Trên bộ máy sinh dục. Gừng làm tăng lượng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng 70-90% (S Qureshi và cs 1989). Đông y từ lâu đã nói dùng gừng xào với tỏi tôm ăn buổi tối để lấy lại sự trẻ trung sung mãn và chữa chân dương kém ở những người trẻ bị lãnh cảm tình dục. Nên chú ý một số đặc điểm khi dùng gừng Phải luôn nhớ đặc tính của gừng là tân tán, phát biểu để tôn trọng cách dùng. Phản chỉ định: Bệnh gan, đau mắt, trĩ, nội nhiệt. Dùng theo thời khắc: “Mùa hè ăn gừng, (mùa đông ăn củ cải), sáng trưa ăn gừng, chiều tối kỵ gừng. Có sách viết: “Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể. Cần thận trọng đối với phụ nữ có thai, người dễ ra mồ hôi. Phân biệt các dạng bào chế của gừng: Để biết tính năng, công dụng khác nhau: gừng tươi (sinh khương), gừng tươi phơi khô (can khương), gừng tươi lùi nướng (ổi khương), gừng lát tươi sao tồn tính 80%, sao đen (thán khương), gừng tươi sao vàng cháy xém (tiêu khương), nước gừng tươi (trấp khương), vỏ gừng tươi (khương bì) Chúng không phải là một vị gừng có nhiều tên (như một số tài liệu đã hướng dẫn). Sinh khương vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Còn gừng khô lại vào những 6 kinh phế, tỳ, vị, tâm, thận và đại tràng. Mỗi thứ được chỉ định chữa một số bệnh. Chỉ có gừng khô mới thay thế được riềng ở trường hợp bất đắc dĩ không có riềng (ăn thịt chó)! Gừng tươi, riềng tươi đều tân ôn nhưng nơi phát huy tác dụng của chúng khác nhau trên cơ thể do gừng nhiều tinh dầu cay hơn riềng và phát tán mạnh hơn! Cặp đôi gừng với tỏi được người xưa tuyển chọn từ ngàn xưa (tỏi không đi với nghệ). Sinh khương phải dùng loại 8-9 tháng không bị quá non, quá già. Gừng để vỏ thì mát, bỏ vỏ thì nóng (Chu Đan Khê). Trà gừng sản xuất công nghiệp: Không thể thay thế nước uống hằng ngày để giải khát (như một số hãng sản xuất trà gừng đã quảng cáo) vì không thể uống nhiều cả ngày như nước đun sôi để nguội. Có tỷ lệ thích hợp giữa gừng và đường mới tạo điều kiện cho gừng phát huy tác dụng. Nếu đường ngọt quá và gừng hết cay sẽ làm mất dược tính của chế phẩm. Vì vậy cần nghiên cứu công nghệ chế biến khống chế nhiệt độ của GS. Weidner để bảo vệ chất cay của gừng (gingerol) không bị chuyển thành chất shoagol (giảm công hiệu chữa đau khớp và lại gây kích ứng dạ dày). Gừng để chống say tàu xe nôn mửa. Gừng không gây buồn ngủ nên du khách tỉnh táo chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đường, phòng chống rối loạn tiêu hóa do thức ăn lạ ở những nơi mới đến, phòng cảm gió lạnh khi trở trời trên hành trình chống tê mỏi do phải ngồi lâu trên ô tô. Trà gừng là bạn của du khách, không quên nó trong hành trang. Còn có nhiều cách dùng gừng dân dã, kịp thời để chống nôn, chóng mặt. Củ gừng tươi cả vỏ rửa sạch khía từng lát mỏng. Khi cần lấy ra một, hai lát ngâm, nhậm nhi nuốt nước có thể nuốt cả cái (cách này tốt nhất). Đắp gừng tươi thái mỏng lên các huyệt nội quan lấy băng dính cố định. Có thể giã gừng với tỏi, đắp lên huyệt nội quan và đan điền (dưới rốn). Gừng giã nát, hòa nước đun sôi gạn lấy nước thấm khăn (vắt hết nước) quấn quanh cổ. Uống trà gừng dấm: gừng 25g, dấm ăn 25g. Gừng sạch thái lát cho vào lọ đổ dấm ngâm 1 đêm lấy ra 5 miếng, cho ít đường vào pha nước sôi, uống thay nước đi đường. Đến bữa ăn nên có món gừng muối chua Uống bia gừng - cho gừng thái sợi vào bia, vừa trừ được hàn thấp lại gây lợi tiểu chống bụng phệ (bụng bia). . Dùng gừng cách nào có lợi? Gừng có tác dụng tán hàn, ôn trung, hồi dương, thông mạch, hạ khí, hóa đàm, trừ ho, trợ lực cho thuốc phát biểu và lợi tiểu. Trong ăn uống: Gừng giảm. Uống trong, bằng nhiều cách nhai tươi, nuốt cả cái lẫn nước, ngậm gừng khô, gừng nướng uống nước gừng sắc. - Dùng ngoài ở trường hợp cảm lạnh: dùng gừng đánh gió dã gừng đắp khi bị chấn thương,. tính của gừng là tân tán, phát biểu để tôn trọng cách dùng. Phản chỉ định: Bệnh gan, đau mắt, trĩ, nội nhiệt. Dùng theo thời khắc: “Mùa hè ăn gừng, (mùa đông ăn củ cải), sáng trưa ăn gừng, chiều

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w