Những cây thuốc có độc Nước ta ở vùng nhiệt đới, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho các loại cây cối phát triển. Cây giúp cho cuộc sống con người, cây đơm hoa kết quả, cây phát triển nền công nghiệp và cây làm thuốc. Cây đã làm giàu cho đất nước và cây còn chữa bệnh cứu người. Cây có nhiều tác dụng tốt, bên cạnh đó cũng có nhiều cây độc, xin giới thiệu cùng bạn đọc một số những cây độc và cách xử trí để giúp bạn đọc phòng tránh. Cây củ đậu: Còn gọi là cây đậu thự. Tên khoa học pachyrhizus erosus (L) urb, Fabaceae. Cây được trồng khắp mọi nơi, bà con thường lấy củ ăn sống, có khi xào nấu. Củ đậu mát, vị ngọt còn dùng để đắp mặt hay giã nhỏ lấy nước bôi lên mặt dưỡng da và chữa trứng cá. Bộ phận gây độc chính là ở lá và hạt, đều có thành phần chất rotenon và tephrosin. Những chất này rất độc với người, nếu ăn phải toàn thân co giật, đau bụng dữ dội, miệng nôn trôn tháo, đường huyết tụt, loạn nhịp tim, mê man bất tỉnh và tử vong do suy hô hấp. Trường hợp này phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu để được xử trí kịp thời bằng cách rửa dạ dày, chống độc, lợi tiểu và trợ hô hấp. Nhiều nơi bà con còn dùng hạt củ đậu giã ra hòa với nước phun vào cây cối để trừ sâu bọ và rệp. Nên chú ý vì có độc nên bà con phải có trang bị phòng độc khi sử dụng dung dịch này. Cây sui: Còn gọi là cây thuốc bắn. Tên khoa học Antiaria (Lesch). Cây sui thường mọc hoang nhất là vùng núi, toàn thân cây sui có nhiều nhựa màu trắng rất độc. Bà con thường dùng nhựa độc để làm đạn tẩm vào tên độc săn bắn thú rừng. Những con thú bị chết vì tên độc này không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nhiều nơi nhân dân còn dùng vỏ cây sui làm chăn, làm chiếu may quần áo, họ thường lấy vỏ tươi ngâm vài ngày để ép nhựa ra, quá trình làm nếu bị nhựa sui bắn vào mắt sẽ viêm sưng có khi gây mù, nếu nhựa dính vào vết thương hay trên da bị trầy xước lập tức ngộ độc ngay, các triệu chứng rầm rộ và rất nhanh, các cơ giãn ra trong đó có cơ tim, nhịp tim chậm dần và ngừng tim. Người nhão, mềm, mắt nhắm nghiền và mặt xanh tái. Cách xử trí: Khi bị nhựa cây sui bắn vào mắt hay dây vào vết thương cần nhanh chóng rửa sạch mủ, khẩn trương đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời. Để phòng tránh ngộ độc khi ép vỏ cây lấy nhựa, bà con nên đeo kính, đi găng tay và mặc quần áo bảo hộ. Cây hồi núi: Còn gọi là cây đại hồi núi. Bộ phận độc nhất là quả và lá của cây. Trong quả và lá có tinh dầu. Mùi tinh dầu này cũng gần giống mùi tinh dầu hồi dùng chữa bệnh nên có một số trường hợp khai thác và sử dụng nhầm gây ra những vụ ngộ độc đáng tiếc. Khi uống phải hồi núi người bồn chồn bứt rứt, vật vã, khó chịu, chân tay lạnh dần, nóng rát cổ họng, đau bụng dữ dội như ai cào xé trong dạ dày, kèm theo nôn thốc, nôn tháo, dãi chảy liên tục. Cần cấp cứu ngay bằng cách cho bệnh nhân giải độc, ủ ấm, hồi sức và rửa dạ dày, nâng cao thể trạng. Để phòng chống, bà con khi dùng hồi núi cần phân biệt rõ ràng quả hồi dùng làm thuốc thường có 8 đại, ta còn gọi là bát giác hồi hương hay đại hồi. Đôi khi cũng có quả 10-13 đại nhưng đầu các đại này không có mỏ nhọn cong như hình lưỡi liễm. Cây sơn: Còn gọi là tất thụ. Tên khoa học Rhus succedanea L, Anacardiaceae. Cây sơn mọc hoang nhiều ở trong rừng nguyên sinh, nhiều nơi trồng ở rừng tái sinh để lấy nhựa, nhựa mủ màu trắng ngà để lâu thành đen dần. Nhựa mủ rất độc, trong nhựa có chất urushiol. Bà con đi chặt cây sơn, làm việc trong môi trường sơn hay chỉ cần ngửi thấy mùi sơn ta là nguyên nhân gây dị ứng, dân gian gọi là lở sơn Những người có cơ địa dị ứng khi gặp và ngửi mùi sơn lập tức toàn thân mẩn đỏ, có nhiều vết sần dày to nhỏ, có mụn mọng nước, rất ngứa và đau rát. Nếu gãi ra nước vàng chảy đến đâu là lan đến đó dần dần bị toàn thân, người mệt mỏi, sốt cao. Nếu ăn phải sơn triệu chứng xuất hiện rầm rộ, thần kinh trung ương bị kích thích, đau đầu, nôn mửa, co giật toàn thân, co đồng tử và dẫn đến hôn mê. Cách xử trí: Nếu bị nhẹ ở chân tay dùng xà phòng rửa hay dung dịch natribicacbonat loãng rửa sạch. Sau đó dùng lá khế tươi giã nhỏ đắp vào vùng ngứa. Nếu bị loét, chợt da dùng lá bàng, lá chè tươi, lá chuối non vắt lấy nước bôi vào. Cho uống nước râu ngô, lợi tiểu để giải độc, đưa đi bệnh viện để truyền dịch và uống các thuốc dị ứng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cây sừng dê: Còn gọi là cây sừng bò, sừng trâu. Tên khoa học: Strophanthus divaricatus (Lour) Hook. Et Arn, Apocynaceae. Cây sừng dê cả lá, rễ, hạt và nhựa mủ đều độc. Trong hạt có chứa các glycozit. Có tác động đối với tim là divaricozit và divostrozit. Nếu dùng đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ thì kết quả tốt trong điều trị suy tim. Nếu dùng quá liều chỉ định sẽ gây ngộ độc. Khi ngộ độc người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt mờ dần và rối loạn nhịp tim, lúc nhanh, lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 48 giờ. Bị ngộ độc cần xử trí nhanh, khẩn trương loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày, cho uống thuốc tẩy, nằm nơi thoáng, yên tĩnh và truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim . và cây làm thuốc. Cây đã làm giàu cho đất nước và cây còn chữa bệnh cứu người. Cây có nhiều tác dụng tốt, bên cạnh đó cũng có nhiều cây độc, xin giới thiệu cùng bạn đọc một số những cây độc. Những cây thuốc có độc Nước ta ở vùng nhiệt đới, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho các loại cây cối phát triển. Cây giúp cho cuộc sống con người, cây đơm hoa kết quả, cây. này. Cây sui: Còn gọi là cây thuốc bắn. Tên khoa học Antiaria (Lesch). Cây sui thường mọc hoang nhất là vùng núi, toàn thân cây sui có nhiều nhựa màu trắng rất độc. Bà con thường dùng nhựa độc