Trong những trường hợp như thế này, chỉ nhận lỗi thôi chưa đủ, mà quan trọng nhất là bạn phải có những hành động để khắc phục các hậu quả do lỗi mình gây ra theo các nguyên tắc dưới đây:
Trang 1Lỡ mắc sai lầm, không
chỉ là nhận lỗi
Bất cứ ai đi làm nhiều hơn 1 ngày đều mắc một sai lầm Thừa nhận
và nói lời xin lỗi là điều tất yếu khi bạn lỡ mắc sai lầm, làm ảnh hưởng đến cá nhân hoặc doanh nghiệp
Nhưng mắc lỗi trong khi làm việc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn Bạn có thể làm sếp của bạn gặp rắc rối hoặc thậm chí ảnh hưởng đến mục tiêu của cả công ty Và cuối cùng sẽ tác động ngược lại chính bạn…
Trang 2Trong những trường hợp như thế này, chỉ nhận lỗi thôi chưa đủ, mà quan trọng nhất là bạn phải có những hành động để khắc phục các hậu quả do lỗi mình gây ra theo các nguyên tắc dưới đây:
Chấp nhận và thừa nhận sai lầm
Hãy báo cáo với sếp về lỗi bạn mắc phải ngay lập tức Chỉ có một ngoại
lệ duy nhất nếu lỗi bạn mắc phải không nghiêm trọng và không làm ảnh hưởng đến ai Đừng cố gắng giấu lỗi của mình Thậm chí nếu đó là sai lầm của nhóm, hãy thừa nhận vai trò của bạn đối với sai lầm của nhóm Trong trường hợp có ai đó bị tổn thương, hãy đưa ra lời xin lỗi
Hãy nhớ rằng ngay cả sếp cũng đã từng phạm lỗi, nên đừng tìm cách lảng tránh hoặc qua mặt sếp Bạn nhận lỗi, bạn có thể bị sếp la nhưng đấy mới chính là biểu hiện của một người làm việc có trách nhiệm, có ứng xử văn hóa và hiểu biết Đối với các sếp, quan trọng là bạn đừng bao giờ lặp lại lỗi lầm của chính mình, mà phải học hỏi từ nó
Tuyệt đối không được đổ lỗi cho người khác
Tâm lý phổ biến là hầu hết mọi người có xu hướng phản ứng thái quá với những sai lầm mắc phải Họ đưa ra những đánh giá không cân xứng
về được và mất, vì thế cái mất đi có vẻ lớn hơn so với những gì đạt được Kết quả là họ không cưỡng lại được việc che giấu sai lầm của
Trang 3mình hoặc thậm chí tệ hơn là đổ lỗi cho người khác Đây được xem là một trong những “căn bệnh khó trị nhất” của công sở
Tự mình gây ra lỗi khiến tổ chức gặp khó khăn, lỗi này đã không tìm cách để khắc phục lại còn tiếp tục gây thêm lỗi lớn khi không trực tiếp nhận lỗi mà lợi dụng điều kiện đổ vấy lỗi lầm của mình sang đồng nghiệp… Đây là hành động cần ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát trong công sở Bạn nên hiểu rằng phần lớn các nạn nhân bị người khác
đổ lỗi oan thường bị ám ảnh và để lại dư âm khó lường trong tương lai của họ
Người ta nói những kẻ khăng khăng đổ lỗi và trách cứ người khác một cách vô lý giống như những con sói đội lốt cừu hay những con rắn ẩn mình trong đám cỏ Những kẻ đó sớm muộn cũng sẽ bị đẩy ra khỏi tập thể, bị cô lập hoàn toàn… Nếu không muốn bị coi là "sói" hoặc "rắn" trong mắt mọi người, bạn hãy luôn thành thật với sai lầm của mình trước tập thể và trước bản thân mình
Sẵn sàng kế hoạch để sửa lỗi
Một khi bạn thừa nhận sai lầm của mình thì đã đến lúc khắc phục nó Khắc phục sai lầm không đơn giản chỉ đưa ra một lời xin lỗi hay một lý
do biện hộ mà bạn cần phải có kế hoạch hành động để sữa chữa sai lầm
Trang 4Khi bạn gặp sếp để thú nhận lỗi mình mắc phải, bạn đã phải có trong tay
kế hoạch để khắc phục lỗi Hãy trình bày kế hoạch khắc phục thật rõ ràng, trình bày cả thời gian để thực hiện kế hoạch và cả chi phí phát sinh nếu có…
Biến sai lầm thành trải nghiệm để học hỏi
Các chuyên gia nhận định: hầu hết các sai lầm đều góp phần vào việc học hỏi của cá nhân và tổ chức, chúng là một phần quan trọng của trải nghiệm và là một điều kiện tiên quyết cho sự đổi mới
Paul Schoemaker - Giám đốc nghiên cứu Trung tâm đổi mới công nghệ Mack, trường đại học Wharton Pennysylvania sau nhiều năm nghiên cứu
về văn hóa doanh nghiệp đã đưa ra kết luận được xem như kim chỉ nam cho thành công trong sự nghiệp, đó là: "Nếu bạn phải trả giá cho việc phạm sai lầm thì bạn cần phải có được sự học hỏi"
Loại sai lầm tốt nhất chính là sai lầm mang lại khả năng học hỏi cao nhưng chi phí thấp Nếu sai lầm là kết quả của một quyết định tồi, hãy giải thích với cấp trên của bạn và các bên có liên quan về việc bạn sẽ làm thế nào để tránh lặp lại sai lầm tương tự như vậy trong tương lai Bạn phải phản ứng nhanh chóng trước khi mọi người đưa ra đánh giá về tài năng và năng lực của bạn Schoemaker nói: "Bạn cần phải đi trước
nó, vượt lên khỏi nó và giải quyết nó"
Trang 5Bằng việc chứng minh rằng bạn đã trưởng thành hơn từ sai lầm mình mắc phải, bạn tái đảm bảo với cấp trên, đồng nghiệp và có thể nhanh chóng được tin tưởng, giao cho những nhiệm vụ hoặc các quyết định quan trọng tương đương trong tương lai…
Không sai lầm nào giống sai lầm nào Điều quan trọng là bạn biết nhận lỗi, học hỏi từ những sai lầm và nỗ lực sửa lỗi Bạn chỉ “được” chứ không “mất” nhiều như những kẻ chạy trốn lỗi lầm Mọi người vẫn nói
“thất bại là mẹ thành công” chính là vì vậy
Quỳnh Giao (Theo Tamnhin)