Manchester không chỉ là thành phố của bóng đá… ppsx

4 243 0
Manchester không chỉ là thành phố của bóng đá… ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Manchester không chỉ là thành phố của bóng đá… Manchester là thành phố lớn thứ hai của nước Anh sau Luân Đôn và được mệnh danh là “Thủ phủ miền Bắc nước Anh”. Người ta không chỉ biết Manchester là trung tâm của những trận bóng đá cuồng nhiệt nhất hành tinh, mà còn là nơi lý tưởng để dạo chơi, tìm hiểu lối sống của người Anh và thăm những khu bảo tàng. Manchester phát triển từ một khu định cư quy mô trung bình năm 1750, đến nay đã thành một trong những thành phố công nghiệp quan trọng nhất trên thế giới. Sự phát triển thần tốc của đô thị này đã để lại cho thành phố nhiều điểm du lịch lý thú. Rất nhiều tòa nhà, các hội chợ triển lãm và cả các viện bảo tàng là chứng tích phát triển bùng nổ của Manchester. Công viên lịch sử Castlefield ở Manchester. Ảnh: digitaldesktopwallpaper.com Nếu so với các đô thị châu Âu thì Manchester thật yên bình, hơi trầm lắng. Các ngôi nhà trong thành phố thường được xây bằng gạch đỏ theo chia lô, nhỏ nhắn và thường chỉ 2-3 tầng. Các kiến trúc mang hơi hướng cổ điển của thế kỷ trước. Người Anh nói chung và dân Manchester nói riêng không thích các hình thức kiến trúc phô trương. Họ có xu hướng hoài cổ và đề cao ý thức bảo tồn di sản. Những cao ốc chỉ hiện diện ở khu trung tâm của thành phố. Nhưng cũng giống như “nhà gạch” của người dân, các kiến trúc cao tầng cũng mang nét đẹp cổ điển. Tuy nhiên, người Anh đặc biệt chú trọng các tiện ích trong sinh hoạt. Những gì tốt nhất, hiện đại nhất, có tính phục vụ cao nhất đều được tập trung trong lòng ngôi nhà. Manchester có rất nhiều viện bảo tàng luôn mở cửa cho du khách tham quan. Đầu tiên là Bảo tàng khoa học và công nghiệp Manchester đặt trong những tòa nhà của ngành đường sắt. Đây là nơi vô cùng thú vị để tìm hiểu thêm nhiều điều về những bước khởi đầu của nền công nghiệp thành phố và những thành tựu đặc biệt trong khoa học. Ngoài những bộ sưu tập được trưng bày, có những triển lãm đặc biệt thường xuyên diễn ra. Tại bảo tàng còn có một nhà hàng, một quán cà phê và một cửa hàng trong bảo tàng. Bảo tàng lịch sử nhân loại thì ở một trạm bơm nước cổ từ thời vua Edward. Nơi này thể hiện lịch sử lao động của giai cấp công nhân ở Anh, giúp người xem hình dung điều kiện làm việc khó khăn của các công nhân trong thời kỳ nền công nghiệp vải sợi phát triển mạnh. Bảo tàng chiến tranh đế quốc nằm bên bờ của con kênh Manchester ở khu Trafford. Bảo tàng mở cửa đón du khách tham quan vào ngày 5-7-2002 và nhanh chóng trở thành một trong những điểm đến nổi tiếng, hấp dẫn du khách ở vùng Tây Bắc nước Anh. Đây là bảo tàng thứ 5 trong chuỗi bảo tàng về chiến tranh đế quốc. Kiến trúc bên ngoài bảo tàng gây ấn tượng sâu sắc dựa trên ý tưởng về một quả địa cầu bị phá tan bởi xung đột và chiến tranh. Kiến trúc sư người Mỹ Daniel Libeskind đã dùng ba mảnh vỡ, đại diện cho trái đất, không khí và nước (ba mặt trận cơ bản trong chiến tranh), ghép lại để bố cục công trình. Du khách tham quan bước vào bảo tàng thông qua mảnh vỡ tượng trưng cho không khí, cao 55m, có hình giống như một kho chứa máy bay. Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ thành phố trải dài từ con kênh Manchester tới khu trung tâm. Mảnh tượng trưng cho trái đất được uốn cong, bao gồm không gian đón tiếp, không gian triển lãm lớn và các phòng triển lãm đặc biệt, những khu vực công cộng chính, khu học tập và vui chơi cho trẻ em. Sàn các phòng đều được làm cong để du khách có thể cảm nhận được độ cong của trái đất. Bảo tàng này có tên trong danh sách những công trình được tôn vinh trong thế kỷ 21 sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà thiết kế và khách du lịch trên thế giới. Chính nó đóng góp rất lớn vào sự tái sinh của Manchester, xốc dậy sự buồn tẻ và ảm đạm trong hơn một thế kỷ vốn gắn liền với khu vực này trở thành một điểm kiến trúc tầm cỡ thế giới. Nhà thờ lớn Manchester được xây dựng từ thế kỷ thứ 9, là niềm tự hào của thành phố bởi nó là nhà thờ lớn nhất ở Anh. Ở đây có một trung tâm công nghệ cao dành cho du khách, có những màn hình chiếu thể hiện lịch sử của nhà thờ và thành phố Manchester thời trung cổ, có nhà hàng và những khu vực xung quanh khá thoải mái để ăn uống và nghỉ ngơi, thư giãn. Công viên lịch sử Castlefield nằm ở phía Nam của thành phố, nó là một khu vực công nghiệp cổ xưa rất rộng, từng bị bỏ hoang cho đến những năm 1990 khi nó có những bước chuyển mình ngoạn mục với sự xuất hiện của những quán bar, nhà hàng và quán café. Là một mô hình của pháo đài La Mã nguyên bản, khu vực này là một bằng chứng sinh động của kỷ nguyên công nghiệp phát triển thần tốc của thành phố với hệ thống những kênh đào phức tạp, cạnh những cây cầu cạn, những chiếc cầu sắt và cả những kho chứa đồ. Tuy nhiên, điểm nhấn của Manchester luôn được nhắc trên các phương tiện truyền thông đó là sân vận động Old Trafford – đặc biệt đối với những du khách là “tín đồ của môn túc cầu giáo”. Sân vận động được mệnh danh là “Nhà hát của những giấc mơ”, hiện là một trong những sân vận động đẹp nhất trên thế giới. Mua tour bên ngoài sân vận động thì du khách sẽ được tham quan từ chỗ ngồi, các đường hầm, phòng thay đồ của cầu thủ, phòng họp báo…, ngoại trừ những phòng xây phía bên trên khán đài dành cho dân có tiền… The Quays (hay còn gọi là bến cảng) thu hút khách du lịch với những điểm vui chơi ngoài trời, thể thao, nơi có thể đi mua sắm, rạp chiếu phim, viện bảo tàng, bơi thuyền quanh cảng… Trên bến cảng có Viện bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia ghi dấu những câu chuyện về con người, về cuộc sống đã từng diễn ra trong các trận chiến hay những cuộc xung đột. Đại sảnh Ordsall hay còn được gọi là Viện bảo tàng Đại sảnh Ordsall, tồn tại cách đây 600 năm. Đại sảnh Ordsall của gia đình Radclyffe, có ảnh hưởng lớn trong vùng. Nơi đây ẩn chứa nhiều bí ẩn, những câu chuyện kỳ bí, truyền thuyết, ma quái. Trong đại sảnh Ordsall còn trưng bày bức tranh quý của họa sĩ John Ralston từ thế kỷ thứ 19. The Lowry Outlet – khu mua sắm tiện ích với sự góp mặt của hầu hết những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới tạo nên một The Quays hoàn hảo. Khách tham quan có thể mua những món đồ cao cấp từ các gian hàng của Marks & Spencer, Windsmoor, Whistles, Molton Brown, Nike Factory Outlet, Karen Millen và Black & Decker. . Manchester không chỉ là thành phố của bóng đá… Manchester là thành phố lớn thứ hai của nước Anh sau Luân Đôn và được mệnh danh là “Thủ phủ miền Bắc nước Anh”. Người ta không chỉ biết Manchester. 9, là niềm tự hào của thành phố bởi nó là nhà thờ lớn nhất ở Anh. Ở đây có một trung tâm công nghệ cao dành cho du khách, có những màn hình chiếu thể hiện lịch sử của nhà thờ và thành phố Manchester. nhà hàng và quán café. Là một mô hình của pháo đài La Mã nguyên bản, khu vực này là một bằng chứng sinh động của kỷ nguyên công nghiệp phát triển thần tốc của thành phố với hệ thống những kênh

Ngày đăng: 01/08/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan