DỊCH CHUYỂN KHỐI Dịch chuyển khối là dạng trượt lở lượng lớn đất đá theo các sườn ở các cấp độ lớn nhỏ, mạnh yếu, nhanh chậm khác nhau. Mọi dạng chuyển động đó đều là biểu hiện của trạng thái không ổn định, kém bền vững của các khối vật liệu lớn, nặng trên các sườn dốc, trong khi ma sát với nền đất phía dưới vì lí do này khác mà giảm đi. Dấu hiệu của đất chảy hay đất trượt, mức độ nhẹ nhất của dịch chuyển khối, là đất sườn bị xệ xuống đọng thành từng vệt dưới đáy thung lũng hay một vài đám cây bị nghiêng đi một cách khác thường. Các dạng dịch chuyển khối còn lại như đá lăn, đá lở, tuyết lở hay lũ bùn thực sự là những tai hoạ khủng khiếp do cường độ và phạm vi tác động lớn hơn rất nhiều so với hai dạng trên. Trong các hiện tượng trên, lũ bùn đá là một dòng sông đầy tràn đất đá ào ào đổ xuống theo các khe núi hẹp. Đáy thung lũng bỗng chốc trở thành biển bùn cát hay cuội đá các kích cỡ khác nhau. Lũ bùn đá thường xảy ra ở vùng có biên độ dao động nhiệt độ ngày và đêm cao và ở nơi có lớp phủ thực vật kém phát triển. Trong những điều kiện tự nhiên như vậy, quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ, tạo ra nhiều vật liệu vụn bở nằm chênh vênh trên sườn. Khi có mưa lớn, mực nước ngầm dâng cao, đới thông khí bị mỏng đi hoặc bị no nước biến thành bùn trơn, các loại vật liệu phong hoá vụn bở nói trên bị lôi tuột xuống chân sườn dưới tác dụng của trọng lực, tạo ra lũ bùn hay lũ đá. Dòng lũ dạng này thường chảy rất xiết đôi khi đạt tới 10m/s, cuốn phăng mọi vật cản chúng gặp trên đường, gây nên những tác hại đáng kể như vùi lấp đất đai canh tác, nhà cửa, công trình dân sinh. Năm 1903 một trận đá lở tại Canađa đã vùi lấp hơn 16km 2 trang trại cướp đi sinh mạng hơn 80 người. Năm 2003, một trận lũ bùn xảy ra trên địa phận tỉnh Lai Châu, xoá sạch một bản dân tộc, vùi chết hơn 100 người. Hình 18. Đất chảy Hình 19. Đất trượt lở Đất lở và đá lở có thể xảy ra ngay trong lúc mưa hoặc có thể diễn ra sau đó ít lâu, khi chân đế các vật liệu vụn bở không đủ sức giữ chúng lại lưng chừng sườn nữa. Khu vực ven kênh đào Panama, nơi có nền địa chất kém ổn định, mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch trong năm, trong các mùa lớn, do bị tác động nhiều do các hoạt động hàng hải, bảo dưỡng duy tu kênh đào nên thường xảy ra lở đất với những hậu quả nghiêm trọng, khó lường trước được. Các biện pháp nhằm giảm nhẹ tác hại của dịch chuyển khối bao gồm tăng cường quan trắc địa chấn, làm giàu mức che phủ của thực vật trên các sườn dốc, xây tường chắn các sườn có nguy cơ trượt lở, làm rãnh thoát nước phía trước các khối đất chênh vênh, đặc biệt ven các đường giao thông hoặc rìa trang trại, khu dân cư. . DỊCH CHUYỂN KHỐI Dịch chuyển khối là dạng trượt lở lượng lớn đất đá theo các sườn ở các cấp độ lớn nhỏ, mạnh yếu, nhanh chậm khác nhau. Mọi dạng chuyển động đó đều là biểu. các khối vật liệu lớn, nặng trên các sườn dốc, trong khi ma sát với nền đất phía dưới vì lí do này khác mà giảm đi. Dấu hiệu của đất chảy hay đất trượt, mức độ nhẹ nhất của dịch chuyển khối, . vệt dưới đáy thung lũng hay một vài đám cây bị nghiêng đi một cách khác thường. Các dạng dịch chuyển khối còn lại như đá lăn, đá lở, tuyết lở hay lũ bùn thực sự là những tai hoạ khủng khiếp