1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đông Nam Bộ

7 163 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 728,5 KB

Nội dung

ĐÔNG NAM BỘ *Khái quát: - Gồm 6 tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh: Stt Tỉnh ( thành phố tương đương cấp tỉnh) Tỉnh lị 1 Thành Phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh 2 Bà Rịa- Vũng Tàu Vũng Tàu 3 Đồng Nai Biên Hoà 4 Bình Dương Thủ Dầu Một 5 Bình Phước Đồng Xoài 6 Tây Ninh Tây Ninh - S: 23.600 km 2 ; dân số: 2006 là 12 triệu người. -Là vùng có diện tích nhỏ, dân số và lao động thuộc loại trung bình, nhưng lại dẫn đầu cả nước về tổng sản phẩm trong nước, về giá trị công nghiệp và về giá trị hàng xuất khẩu. -Đông Nam bộ là vùng có nền kinh tế hàng hoá phát triển sớm, cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác. I- CÁC NGUỒN LỰC CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI. 1- Vị trí địa lý - Có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội - Phía nam tiếp giáp với ĐBSCL vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước: Lúa gạo, tôm cá, hoa quả - Phía Bắc tiếp giáp với Tây Nguyên có thế mạnh là cây công nghiệp lâu năm còn nhiều rừng, chim thú quý; giáp với cực nam của Duyên hải Nam Trung Bộ, giàu tiềm năng thuỷ sản -Phía đông tiếp giáp Biển Đông 90 km có cảng Vũng Tàu, Sài Gòn, cửa ngõ giao lưu với bên ngoài -Phía tây tiếp giáp với Cam- Pu- Chia giao thông thuận lợi, một trong những của ngõ nối nước ta với các nước Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á. (Mộc Bài- Tây Ninh). -Vị trí địa lí tạo nên tính năng động trong sản xuất kinh doanh trao đổi không nơi nào có được. 2-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1- Địa hình -Các cao nguyên đất đỏ là phần tiếp tục các cao nguyên cực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Độ cao trung bình 200m, địa hình tương đối bằng phẳng, gồm các bề mặt cao nguyên tháp và ít bị chia cắt. -Địa hình đồi lượn sóng là phần tiếp tục của các cao nguyên đến biên giới Căm- Pu- Chia. Độ cao từ vài chục mét cho đến khoảng 100m. Bề mặt tương đối bằng phẳng, nghiêng dần về phía nam. -Địa hình đồng bằng cửa sông Đồng Nai, Sông La Ngà, sông Bé tương đối thấp, dễ bị ngập nước trong mùa mưa, ở đây mực nước ngầm tương đối nông. 2.2-Đất đai. - Đất phù sa cổ nguồn gốc là đất phù sa nhưng bị rửa trôi sói mòn nên 74% là đất cát, 10% là đất thịt, 16% đất sét, 1 loại đất rễ thấm nước. Ở những nơi còn có rừng độ phì cao là địa bàn trồng cây công nghiệp hàng năm mía, lạc, ngô, đỗ tương, bông đồng thời cũng là nơi trồng cây công nghiệp lâu năm: Cao su, tiêu, điều. - Đất bazan sản phẩm của núi lửa nằm sát với Tây Nguyên chiếm 40% diện tích của vùng, gồm những đồi thấp bề mặt thoáng rộng bằng phẳng, thuận lợi để cơ giới hoá và thâm canh cao. Ở đây còn nhiều rừng. Tuy nhiên thích hợp nhất là cây công nghiệp lâu năm: cao su, tiêu, điều. - Đất phù sa nhiễm mặn ven biển: Cửa sông Sai Gòn có đất phù sa mới bồi nhưng bị ngập mặn thuộc huyện Cần Giờ là địa bàn trông cói, bông, đước, nuôi tôm cá. - Đất đai tạo điều kiện khai thác chiều sâu trong nông nghiệp có hiệu quả đủ các loại cây trồng vật nuôi. 2.3-Khí hậu -Nhiệt đới gió mùa có tính chất cận xích đạo, nhiệt độ trung bình năm cao nhưng tương đối điều hoà. -Tổng nhiệt độ trong năm từ 9000- 10.000 0 , lượng mưa từ 1200- 1600 mm/năm. -Thời tiết ít biến động thất thường, ít có bão. -Khí hậu phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng V- X, mùa khô từ tháng XI- tháng IV năm sau. Thuận lợi phát triển sản xuất cây công nghiệp nhiệt đới có năng suất cao và ổn định. Tuy nhiên thiếu nước trong mùa khô. 2.4- Nguồn nước: 1 - Đông Nam Bộ có nhiều sông lớn chảy qua: Đồng Nai, sông Bé, La Ngà, Vàm Cỏ Đông. Lượng nước của hệ thống sông Đồng Nai 30 tỉ m 3 nước cung cấp 1/3 dự trữ lượng điện cả nước. - Nhiều công trình thuỷ điện thuỷ lợi được xây dựng như: Đa Nhim, Trị An trên sông Đông Nai. Thác Mơ trên sông Bé, Hàm Thuận - Đa Mi trên sông La Ngà. Thượng lưu sông Sài Gòn đã xây dựng hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh rộng 270 km 2 , chứa 1,5 tỉ m 3 nước, tưới cho 170.000ha đất và vườn cây công nghiệp thường xuyên thiếu nước. -Dự án thuỷ lợi Phước Hoà (Bình Dương- Bình Phước) được thực hiện sẽ giúp chia một phần nước của sông Bé cho sông Sài Gòn, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Việc giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà sẽ làm tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất trồng hàng năm và khả năng bảo đảm lương thực thực phẩm của vùng cũng khá hơn. 2.5-Tài nguyên lâm nghiệp -Trong vùng có 532.600ha rừng bằng 6,8% S rừng cả nước. Rừng quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) có nhiều loại động thực vật quí hiếm; rừng Cần Giờ ven biển nhiều cây sú vẹt phục vụ nghiên cứu khoa học phòng hộ ven biển. - Rừng nhân tạo công viên Đầm Sen, Thảo Cầm Viên, những công trình con người xây dựng phục vụ du lịch. 2.6- Tài nguyên khoáng sản -Dầu khí là loại khoáng sản quan trọng nhất ngoài khơi Vũng Tàu, Từ năm 1986 đã tiến hành khai thác dầu trữ lượng ước tính 10- 12 tỷ tấn tại các mỏ lớn: Bạch Hổ, Đại Hùng, Sư Tử Đen; mỏ khí Lan Đỏ, Lan Tây. -Ngoài ra còn có đất sét cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liêu xây dựng, cao lanh cho công nghiệp gốm sứ (Bình Dương) 2.7-Tài nguyên biển. -Đông Nam Bộ nằm gần các ngư trường lớn như: Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, ngư trường Minh Hải- Kiên Giang. -Vùng có các điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá. -Ven biển có rừng ngập mặn, thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. -Ngoài ra vùng còn có tiềm năng lớn về phát triển giao thông vận tải quốc tế, khoáng sản biển, du lịch biển… 3-Điều kiện kinh tế- xã hội. 3.1-Dân cư và nguồn lao động. - Vùng có 12 triệu dân: 60% dân số sống ở đô thị mang theo phong cách lao động công nghiệp và dịch vụ. Trong vùng đang hội tụ nhân tài khắp cả nước đến sinh sống và lao động nhờ “Chính sách chiêu hiền đãi sĩ” -Đông Nam Bộ có một bộ phận dân cư là lao động đang sống và làm việc ở nước ngoài thường xuyên chuyển giao những tiến bộ KHKT phục vụ sản xuất -Lao động rất năng động với cơ chế thị trường 3.2-Cơ sở vật chất hạ tầng -Tốt nhất cả nước. -Trong vùng có 3 trung tâm kinh tế lớn Sai Gòn- Biên Hoà- Vũng Tàu. Có 20 thị xã, 52 thị trấn được xây dựng từ thời Mỹ Nguỵ được tiếp thu phong cách lao động tư bản Về cơ sở công nghiệp: có 415 xí nghiệp công nghiệp, 2 khu chế xuất Linh Trung, Tân Thuận; khu công nghiệp tập trung Biên Hoà, nhiều liên doanh thu hút lao động ở tất cả các địa phương. Cơ sở hạ tầng khá hoànn thiện có hệ thống cảng biển Sài Gòn, cảng hàng không Tân Sơn Nhất, xa lộ Biên Hoà, Sài Gòn. - Là vùng thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài: giai đoạn 1988- 2006 tổng số dự án 5061 chiếm 61,2% cả nước (8266 dự án); tổng số vốn đăng ký 42.012 triệu USD chiếm 53,7% cae nước (78248 triệu USD). II- VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU. 1- Khái niệm: - Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở tăng cường đầu tư KHKT và vốn để vừa tăng thêm sản phẩm xã hội thu nhập quốc dân ; vừa bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên. 2- Tại sao Đông Nam Bộ lại khai thác lãnh thổ theo chiều sâu? -Vùng có vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội thuận lợi hơn hẳn các vùng khác trong cả nước. - Là địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong vùng có TP. Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm kinh tế- xã hội phát triển nhất trong cả nước. 2 - Có diện tích nhỏ 2,36 triệu ha ( chỉ lớn hơn Đồng bằn sông Hồng). - Dân số thuộc loại trung bình nhưng dẫn đầu cả nước về GDP ( chiếm 42% tổng GDP cả nước) 3- Khai thác chiều sâu trong: 3.1- Khai thác chiều sâu trong CN - Đông Nam Bộ căn cứ vào vị trí nổi bật của mình phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao: Chế tạo máy, luyện kim, điện tử, tin học, hoá dược phẩm, thực phẩm. - Xuất phát từ nơi có nguồn lao động tay nghề cao, thuận tiện mua nguyên liêụ, bán sản phẩm, nên sản phẩm của vung có mặt khắp cả nước. - Để sản xuất công nghiệp trong vùng đã xây dựng các cơ sở năng lượng cung cấp điện cho sản xuất tránh tình trạng bị điện năng vào những ngày mùa khô xây dựng nhà máy thuỷ điện Trị An trên sông Đồng Nai công suất 400MW đi vào hoạt động năm 1988; thuỷ điện Thác Mơ trên sông Bé 150MW; thuỷ điện La Ngà, Hàm Thuận, Đa Nhim 36 vạn KW, Khôi phục và nâng công suất các nhà máy nhiệt điện: Thủ Đức 165MW, Chợ Quán 53MW, Chợ Lớn 20MW khôi phục lại thuỷ điện Đa Nhim 2 tổ máy, xây dựng đường dây 500KV Hoà Bình - Phú Lâm. Xây dựng nhà máy điện chạy băng khí đốt Phú Mĩ I, II, III công suất thiết kế 4.000MW. - Xây dựng nhà máy lọc dầu Cát Lái, sản xuất khí ga Sài Gòn hạn chế được việc sử dụng năng lượng điện, giải quyết được một phần chất đốt dành điện cho sản xuất. - Khai thác hệ thông thông tin phục vụ sản xuất: Trong vùng có điều kiện để mở rộng thông tin giao thông phục vụ sản xuất kinh doanh. ở đây đã khai thác hệ thông điện thoại nối liền 120 nước nhằm nắm bắt những tiến bộ về kĩ thuật giúp sản xuất gắn với thị trường . - Hệ thống giao thông đường hàng không: Sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ khách du lịch, các nhà kinh doanh đến Việt Nam. Hệ thông đường bộ từ Sài Gòn- Ph- nôm- pênh- Băng Cốc để tiêu thụ sản phẩm. - Khai thác năng lực sản xuất từ nguồn lao động và cơ sở hạ tâng trong vùng. - Khai thác năng lực sản xuất của các khu chế xuất tạo ra nguồn hàng xuất khẩu (TP HCM làm ra 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước), sản phẩm công nghiệp có mặt ở khắp các tỉnh nổi bật là hoá mĩ phẩm, hoá dược, hàng tiêu dùng… -Hiện nay trong vùng đã hình thành tứ giác động lực: TP Hồ Chí Minh- Biên Hoà - Thủ Dầu Một- Vũng Tàu. -Sự phát triển công nghiệp của vùng không tách rời xu hướng mở rộng đầu tư với nước ngoài. Vì vậy những vấn đề về môi trường phải luôn luôn được quan tâm. Sự phát triển công nghiệp của vùng cần tránh làm tổn hại đến ngành du lịch mà vùng cũng có rất nhiều tiềm năng. 3.2-Khai thác chiều sâu trong nông lâm nghiệp. -Để khai thác có hiệu quả chiều sâu trong nông- lâm nghiệp thì vấn đề xây dựng và khai thác các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu: + Hồ Dầu Tiếng rộng 270km 2 chứa 1,5 tỉ m 3 nước đảm bảo tưới tiêu cho 170.000ha đất và vườn cây công nghiệp thiếu vào mùa khô. +Dự án thuỷ lợi Phước Hoà (Bình Dương- Bình Phước) được thực hiện sẽ giúp chia một phần nước của sông Bé cho sông Sài Gòn, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. +Việc giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà sẽ làm tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất trồng hàng năm và khả năng bảo đảm lương thực thực phẩm của vùng cũng khá hơn. - Giống cây trồng: Thay giống cao su già cỗi băng giông cao su Ma-Lai-Xi-a năng suất gấp 1,5 đến 2 lần. Ứng dụng những tiến bộ bằng cách dâm cành, ghép cây đưa thêm các giống cây mới vào trồng để đủ sản phẩm: Giống cây cọ dầu, ca cao, đỗ tương… tránh hiện tượng mất mùa tăng sản phẩm phục vụ xuất khẩu. - Chế biến sản phẩm để hạ giá thành: gỗ cao su già làm ván ép, bã mía sản xuất giấp cao cấp, đỗ tương sản xuất thức ăn gia súc, mùn cưa trồng nấm linh chi - Tăng hệ số sử dụng đất : Trồng cây ngắn ngày xen với cây dài ngày, trồng 2- 3 vụ trong năm, lấy ngắn nuôi dài. - Du lịch sinh thái: Sử dụng vườn cây ăn quả vào du lịch miệt vườn rừng quốc gia Cát Tiên vào việc nghiên cứu khoa học; các công trình văn hoá nhân tạo : Kì Hoà, Đầm Sen, Tao Đàn vào mục tiêu kinh tế tăng hiệu quả của vốn rừng. - Chế biến sản phẩm nhằm tăng giá trị, gắn thị trường trong vùng với bên ngoài từ đó tăng hiệu quả sản xuất công nghiệp. 3.3- Khai thác chiều sâu kinh tế biển ( tổng hợp kinh tế biển) -Với 90 km bờ biển ở đó biển nông có 2 dòng chảy sông Cửu Long và sông Đồng Nai cung cấp nguồn thức ăn nên biển vùng này nhiều cá. Về độ thấp biển nông cá tầm vóc nhỏ sinh đẻ nhanh tạo nên năng suất đánh bắt. 3 - Đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản: Trong vùng có năng suất đánh bắt cá cao nhấtcả nước 50.000 tấn cá biển/ năm. - Nuôi và trồng rong biển: Tôm dảo, tôm sú nuôi trai láy ngọc, rong câu rong bún sản xuất miến, thức ăn gia súc. - Giao thông biển: ở đây có 1 cụm cảng gồm nhiều cảng nằm liền nhau Bến Đình, Sao Mai, Thị Vải. Cụm cảng SG – Nhà Rông – Bến Nghé là cửa ngõ giao lưu với bên ngoài. Cảng SG có công xuất bốc vác 8,5 triệu tấn/ năm trở thành nơi có nhiều tàu biển xuất nhập cảnh. - Vùng biển Đông Nam Bộ có nhiều dầu lửa nhất cả nước, từ dầu kéo theo nhiều ngành kinh tế khác làm thay đổi cơ cấu, nền kinh tế và cơ cấu lao động trong vùng này. -Thăm dò khai thác dầu khí: Năm 1986 tìm thấy mỏ dầu Bạch Hổ đến nay đã có 5 mỏ dầu được khai thác với số lượng 15tr tấn dầu/ năm. Khai thác dầu có khí đồng hành nhu cầu tận dụng khí đốt. Xây dựng đường ống dẫn khí vào bờ làm nguyên liệu cho nhà máy điện -đạm Phú Mỹ, lọc dầu thí điểm nhà máy Cát Lái sản xuất khí ga giảm sức ép sử dụng điện. Có dầu và có khí đốt, thu hút được vốn nước ngoài đầu tư kinh doanh sản xuất. Đông Nam Bộ có nguồn thu nhập theo đầu người cao nhất cả nước 1200USD/ người/năm. -Du lịch: Nơi có thu nhập cao, nhu cầu về đời sống và tiêu thụ hàng hoá lớn. Trong vùng có nhiều điểm du lịch nổi tiếng: bãi biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải. Có điểm suối khoáng Vĩng Hảo- Bình Châu, có địa danh lịch sử địa đạo Củ Chi, chiến khu D, có nhiều công viên có cảnh quan văn hoá, một hệ thông khách sạn, nhà hàng ẩm thực phục vụ khách du lịch. - Trong vùng có 3 vạn lao động làm công nghiệp riêng dầu khí có 9000 lao động; 2000 lao động có trình độ đại học có các gia đình chuyên gia nước ngoài làm việc trong ngành dầu khí kéo theo ngành dịch vụ y tế, giáo dục phục vụ con em công nhân chuyên gia. Dịch vụ ngành dầu khí làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong vùng. III- VÙNG CHUYÊN CANH CÂY CN LÂU NĂM HÀNG NĂM LỚN NHẤT. 1- Khái niệm - Vùng chuyên canh cây công nghiệp là nơi tập trung các loại cây công nghiệp dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên thuận lợi dễ trồng một số loại cây có giá trị. Hình thành vùng chuyên canh sẽ thu hút được nhiều lao động từ nơi khác tới giúp phân bố lại dân cư. 2- Cơ sở hình thành vùng chuyên canh. - Địa hình: đất trồng điển hình cho việc hình thành vùng sản xuất qui mô lớn bazan 711v ha, đất phù sa cổ 60 vạn ha, đất mặn ven biển. - Một tập đoàn cây trồng hàng năm, lâu năm. - Khí hậu: Nắng ấm, lặng gió, tưới tiêu từ các hồ chứa nước thuận lợi . - Dân cư và truyền thông: Người dân có công nghệ cao có truyền thống sản xuất hàng hoá, có lịch sử trồng cây công nghiệp đồn điền cao su từ thới Pháp. - Có vốn đầu tư, vốn ngoại kiều gửi về, vốn từ các liên doanh với các nước ngoài trồng cây công nghiệp nhiều nhà máy chế biến: Giấy Tân Mai, đường Biên Hoà, ván ép Đồng Nai. 3- Hiện trạng sản xuất cây công nghiệp. Tỉ trọng diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp của Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2005 (đơn vị: %) Cây công nghiệp Diện tích Sản lượng Vị trí so với cả nước Cao su 65,6 78,9 1 Cà phê 8,1 11,7 2 Hồ tiêu 56,1 62,0 1 Điều 71,1 76,3 1 Mía 22,3 30,3 1 3.1-Cao su: -Cao su lấy nhựa, một loại nhựa quý ít chịu tác động của thiên nhiên. - Đặc tính: ưa mưa, nắng ẩm lặng gió được trồng thí điểm từ 1914 đến nay tất cả các tỉnh đều trồng cây cao su với diện tích 108.000ha = 1/3 diện tích trông cao su cả nước. -Mỗi năm sản xuất được 27.000 tấn nhựa, sản xuất xăm lốp máy bay, ô tô, băng chuyền cao su, y tế, đệm mút. 3.2-Cà fê: - Diện tích cà fê 53.000 ha sản lượng 139.000 tấn trồng nhiều ở Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương. 4 3.3- Hồ tiêu: - Diện tích 1032ha = 60% S cả nước, sản lượng 1000 tấn hạt, sản xuất ngũ vị hương xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. 3.4- Cây ngắn ngày: - Cây lạc 72.700ha = 28% S cả nước: Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, sản xuất dầu ăn - Đậu tương 16200ha = 18 % diện tích cả nước: Đồng Nai, Tây Ninh sản xuất sữa đậu nành… - Mía 44.000ha = 20% diện tích cả nước: Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương làm ra đường ép hết tinh bánh kẹo, bã sản xuất giấy cao cấp. - Thuốc lá 10000ha TPHCM, Đồng Nai, nguyên liệu cho nhà máy thuốc lá Sài Gòn - Cây bông: 700ha = 10% bông cả nước Đồng Nai, TPHCM, làm nguyên liệu cho ngành dệt sản xuất chỉ khâu cao cấp. - Cói 250ha = 15% diện tích cả nước: TPHCM. 3.5- Cây ăn quả: -Có 2,6 vạn ha diện tích trồng cây ăn quả. Cơ bản cây ăn quả là những cây cao cấp: Thanh long, nho, dưa hấu, nhãn da bò, Xoài Cát- Hoà Lộc, chôm chôm Bình Thạnh sản xuất nước hoa quả cô đặc đóng hộp xuất khẩu. Mỗi năm xuất khẩu được 0,5 triệu tấn sang Thái Lan, Trung Quốc… Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây hàng hoá xứng đáng khai thác vốn đất theo chiều sâu có hiệu quả. 5 6 7 . nghiệp lâu năm còn nhiều rừng, chim thú quý; giáp với cực nam của Duyên hải Nam Trung Bộ, giàu tiềm năng thuỷ sản -Phía đông tiếp giáp Biển Đông 90 km có cảng Vũng Tàu, Sài Gòn, cửa ngõ giao lưu. nhờ “Chính sách chiêu hiền đãi sĩ” -Đông Nam Bộ có một bộ phận dân cư là lao động đang sống và làm việc ở nước ngoài thường xuyên chuyển giao những tiến bộ KHKT phục vụ sản xuất -Lao động rất. định. Tuy nhiên thiếu nước trong mùa khô. 2.4- Nguồn nước: 1 - Đông Nam Bộ có nhiều sông lớn chảy qua: Đồng Nai, sông Bé, La Ngà, Vàm Cỏ Đông. Lượng nước của hệ thống sông Đồng Nai 30 tỉ m 3 nước

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w