CÁC ĐỚI CẢNH QUAN CỦA VÒNG ĐAI CẬN NHIỆT Nằm ở vị trí chuyển tiếp từ vòng đai ôn hoà sang vòng đai nhiệt đới, nét đặc trưng của các vĩ độ thuộc vòng đai cận nhiệt là có sự hoạt động của các khối khí nhiệt đới vào mùa hạ và các khối khí ôn đới vào mùa đông. Ở đây có sự lặp lại từ đới cảnh quan rừng Địa Trung Hải, đới cảnh quan rừng hỗn hợp cận nhiệt thường xanh, đới xavan cận nhiệt, đới nửa hoang mạc và đới hoang mạc cận nhiệt. Giới động, thực vật của các đới cảnh quan này cũng mang tính chất chuyển tiếp từ vòng đai ôn hoà sang vòng đai nóng. Đặc điểm này được thể hiện qua thành phần của các đới cảnh quan. 1. Đới cận nhiệt Địa Trung Hải Đới này có khí hậu cận nhiệt với mùa hạ nóng khô, mùa đông ấm và mưa nhiều. Đới này bao gồm phần ven Địa Trung Hải thuộc Nam Âu, Tây Bắc Phi, bán đảo Tiểu Á, Tây Á và bộ phận Bắc Biển Đen, một dải hẹp ven biển ở Bắc Mĩ (Califoócnia), Tây Nam Phi, Tây Nam Ôxtrâylia và Trung Chilê. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất từ 4 0 C đến 12 0 C, tháng nóng nhất từ 18 0 C đến 28 0 C. Lượng mưa từ 400 - 1000 mm/năm, mưa nhiều vào mùa đông, thời kì khô khan kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Mạng lưới thuỷ văn thường xuyên tồn tại, song hoạt động yếu, lưu lượng lớn nhất vào mùa đông. Các con suối nhỏ mùa hạ bị khô. Đất nâu là phổ biến. Quần lạc thực vật phổ biến nhất là cây bụi thường xanh, cây bụi rụng lá, rừng lá kim (thông ), rừng thưa sáng thường xanh (sồi ưu thế, gồm 3 - 4 tầng, không có lớp phủ rêu nhưng có khá nhiều cây phụ sinh, dây leo). Giới động vật mang tính chất hỗn hợp của vùng cận nhiệt đới và ôn đới, điển hình là thỏ rừng, chó rừng, linh cẩu, kền kền, đại bàng, có nhiều loài bò sát và lưỡng cư, thế giới sâu bọ phong phú. 2. Đới rừng hỗn hợp cận nhiệt thường xanh Đới này phát triển ở các khu vực gió mùa hay mưa front mùa đông. Tại Bắc Mĩ, đới này ở bờ biển phía Đông nước Mĩ (từ phía Nam tới 36 0 B). Ở châu Á đới này có ở các đồng bằng ven biển Trung Quốc và các đảo Nhật Bản, ở bán cầu Nam thấy ở khu vực từ 23 - 30 0 N của Braxin, ven bờ biển Đông Nam Phi và Đông Nam Ôxtrâylia. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất > 0 0 C và đôi chỗ đạt tới 19 0 C, tháng nóng nhất từ 21 0 C đến 28 0 C. Lượng mưa từ 800 - 1200mm/năm, mưa nhiều vào mùa hạ. Mạng lưới thuỷ văn khá phát triển. Đất đỏ và đỏ vàng là phổ biến. Trong đới rừng hỗn hợp cận nhiệt thường xanh thành phần của rừng rất phức tạp, có sự hỗn hợp của cây lá rộng với cây lá kim và các đại diện của hệ thực vật ôn đới. Có nhiều loài cây dây leo, cây bụi rậm rạp. Thế giới động vật về căn bản giống với động vật rừng lá rộng ôn đới, nhưng có thêm các loài ưa nóng (cá sấu, vẹt ). 3. Đới xavan cận nhiệt Đới này chỉ có ở đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ và ở vùng đất thấp Đông Nam Ôxtrâylia. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất từ 4 0 C đến 12 0 C, tháng nóng nhất từ 20 0 C đến 25 0 C. Lượng mưa từ 500 - 1200mm/năm, thời kì khô khan đôi chỗ kéo dài đến trên 7 tháng. Mạng lưới thuỷ văn không dày, có những dòng định kì. Đất nâu, đất đen hung hung đỏ là chủ yếu và đôi chỗ có đất sécnôdiom. Thực vật căn bản là cỏ cao, lác đác có các cây gỗ đứng riêng lẻ hay những đám rừng thưa gồm các cây ưa khô. Thế giới động vật mang tính chất chuyển tiếp từ hệ động vật nhiệt đới sang ôn đới, điển hình là các loài bò sát và gặm nhấm, ở Bắc Mĩ còn có hổ, cá sấu, ở Ôxtrâylia là thú có túi (kanguru), đà điểu v.v 4. Đới hoang mạc và nửa hoang mạc cận nhiệt Đới này chiếm một diện tích hẹp ở ven biển Libi - Ai Cập, cao nguyên Namibia (châu Phi), hoang mạc Atacama (Nam Mĩ), hoang mạc Victoria Lớn (Nam Ôxtrâylia) và Trung Á (Nam 40 0 B). Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất từ 13 0 C đến 19 0 C, tháng nóng nhất từ 25 0 C đến 35 0 C, l- ượng mưa chỉ có từ 50 - 400 mm/năm, nhưng thường không quá 200 mm/năm. Hầu như không có dòng chảy trên mặt thường xuyên, chỉ có một số dòng tạm thời. Nước ngầm và các hồ đều mặn. Phong hóa vật lí thống trị, trong đất tích tụ các loại muối, có đất nâu, đất nâu xám, xôlônsăc. Thảm thực vật rất thưa thớt và chủ yếu là cây chịu hạn. Các loài chính là cỏ thứ cấp sống lâu năm, thực vật ưa muối, cây bụi nhỏ ; động vật có các loài gặm nhấm bò sát và các loài có móng như sơn dương, chó đồng cỏ, thằn lằn, rắn, bọ cạp, lạc đà không bướu, linh cẩu vằn, chuột túi, chim câu, kền kền . CÁC ĐỚI CẢNH QUAN CỦA VÒNG ĐAI CẬN NHIỆT Nằm ở vị trí chuyển tiếp từ vòng đai ôn hoà sang vòng đai nhiệt đới, nét đặc trưng của các vĩ độ thuộc vòng đai cận nhiệt là có sự hoạt động của các. khí nhiệt đới vào mùa hạ và các khối khí ôn đới vào mùa đông. Ở đây có sự lặp lại từ đới cảnh quan rừng Địa Trung Hải, đới cảnh quan rừng hỗn hợp cận nhiệt thường xanh, đới xavan cận nhiệt, đới. và đới hoang mạc cận nhiệt. Giới động, thực vật của các đới cảnh quan này cũng mang tính chất chuyển tiếp từ vòng đai ôn hoà sang vòng đai nóng. Đặc điểm này được thể hiện qua thành phần của các