Quảng cáo đi trên phố Quảng cáo trên xe buýt đang tỏ ra là một trong những kênh quảng cáo ngoài trời hiệu quả nhất. Quảng cáo ngoài trời, quảng cáo di động Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì quảng cáo ngoài trời “Out Of Home” (OOH) là tất cả các loại hình quảng cáo tác động đến người tiêu dùng, khi họ bước ra khỏi ngôi nhà mà họ đang sinh sống. Trước đây, mọi người chỉ hiểu đơn thuần quảng cáo ngoài trời là những tấm bảng quảng cáo được dựng tại các nơi công cộng, có đông người qua lại. Quan niệm đó đúng, nhưng chưa đủ, bởi lẽ quảng cáo ngoài trời còn có rất nhiều các hình khác nhau. Theo đó, quảng cáo ngoài trời được phân ra gồm 4 loại chính thức: billboard, street furniture, transit và POSM. Trước tiên nói đến billboard - tên gọi chung cho tất cả các loại hình quảng cáo đặt ở tầm cao, ví dụ như trên nóc và tường các tòa nhà, các loại hình được dựng độc lập , rất kiên cố và thường sử dụng các kỹ thuật mới nhất… Trung bình, giá để có một billboard quảng cáo khoảng 30.000 USD/năm. Những công ty quảng cáo ngoài trời thường có “đất” cố định và việc khai thác “đất mới” rất khó khăn. Trong khi đó các sản phẩm làm thương hiệu ngày càng nhiều, nên đối với loại hình này, lượng cầu bao giờ cũng lớn hơn lượng cung. Theo chị Phương Thảo thuộc Công ty Đất Việt thì street furniture là tên gọi dành cho tất cả các loại hình quảng cáo đặt ở tầm thấp , dọc trên đường như nhà chờ xe buýt, ki ốt, bốt điện thoại… Trong đó, quảng cáo tại các nhà chờ xe buýt và ki ốt được khách hàng ưa chuộng nhất. Giá quảng cáo ở một nhà chờ xe buýt trung bình là 7.000 USD/1 năm. Transit là các loại hình quảng cáo ngoài trời di động như quảng cáo trên xe buýt, taxi, xe lửa, tàu phà Những thương hiệu lớn đã đặt quảng cáo trên xe buýt tại Việt Nam là Coca-Cola, LaVie, Kinh Đô, Motorola, Neptune, ACB Bank, Red Bull, Orient… Giá mua quảng cáo trên một chiếc xe buýt loại lớn khoảng 3.000 USD/năm và trên chiếc xe buýt loại trung khoảng 2.500 USD /năm. Đối tượng khách hàng sử dụng hình thức quảng cáo này thường có các sản phẩm gắn bó với người tiêu dùng hàng ngày, như dầu ăn, nước suối hay dầu gội đầu… Quảng cáo trên xe buýt cũng thuộc vào loại tầm thấp, nó có thể đập ngay vào mắt người tiêu dùng, mà không phải ngước nhìn như là quảng cáo trên các billboard ở trên cao. Còn về POSM (Points of Sales Material) là tất cả các vật liệu phụ trợ trực quan và trưng bày, đặt tại nơi bán hàng, khu vui chơi, công viên, nhà hát… Rẻ và hiệu quả Mới đây, chương trình khảo sát chỉ số hài lòng của người dân Viện Kinh tế Tp.HCM đã làm một cuộc thăm dò ý kiến các tầng lớp nhân dân vế mức độ hài lòng đối với các dịch vụ hành chính công, trong đó, xe buýt là một trong những dịch vụ công được người dân hài lòng nhất. Tại Việt Nam, với chủ trương phát triển mạng lưới giao thông công cộng phục vụ nhân dân của chính phủ, đặc biệt với chủ trương trợ giá xe buýt (với hàng ngàn tỉ đồng/năm) song hành với hàng loạt lớp tập huấn đào tạo lại đôi ngũ lái xe, phụ lái và tiếp viên, xe buýt đã và đang dần trở nên hấp dẫn hành khách hơn. Hiện tại chỉ ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM, đã có hơn 4.000 xe đang hoạt động phục vụ cho hàng triệu lượt hành khách mỗi ngày. Tại các nước trên thế giới, quảng cáo trên xe buýt rất phát triển với nhiều hình thức xóa bỏ hình ảnh đơn điệu, đem lại lợi ích thiết thực về mỹ quan và thông tin sản phẩm rất tiện nghi cho người tiêu dùng vì sự hiện diện thường xuyên của nó ngay tầm mắt và di chuyển khắp mọi nơi. Các sáng tạo rất ngộ nghĩnh và lạ mắt làm dịu đi sự căng thẳng khi tham gia giao thông. Ngay sau khi Hà Nội cho phép loại hình quảng cáo trên xe buýt được phép hoạt động trở lại vào năm 2007, nhiều chiếc xe buýt đã được thiết kế nhiều hình ảnh đẹp mắt của các nhãn hàng như Coca-Cola, LaVie, Kinh Đô, Motorola, Neptune, ACB, Bank, Red Bull, Orient… chạy khắp các đường phố và gây được sự chú ý của người tiêu dùng. Theo nhiều người dân địa phương, hình ảnh của những nhãn hàng quảng cáo đã làm cho chiếc xe buýt trở nên sống động, không còn đơn điệu như trước nữa và không thể không đập vào mắt của họ mỗi khi bước ra đường dù họ có đi xe buýt hay không. Theo đánh giá của những chuyên gia quảng cáo đầu ngành, “buýt quảng cáo” là một phương tiện truyền thông đại chúng thật sự hiệu quả, khi đối tượng nhìn thấy nó có thể nói là hầu hết những người dân Hà thành. Hãy thử làm một phân tích nhỏ: Trước hết, các tuyến xe buýt được quy hoạch ở các tuyến giao thông quan trọng nhất của thành phố, sao cho việc phục vụ sự đi lại của mọi người tối ưu nhất. Buýt có mặt khắp mọi nơi mọi người đi làm, vui chơi, mua sắm… Thứ hai, thời gian hiện diện ngoài đường của mỗi xe là hơn 15 giờ mỗi ngày , và tại Hà Nội và Tp.HCM cứ trung bình cứ 5 phút có một chuyến xuất phát, ở các bến Thứ ba, các hình ảnh được thiết kế ở hai bên hông xe, ngay tầm mắt người đi đường, bất kể là họ đang đi trong ô tô, xe máy, hay đi bộ. . Quảng cáo đi trên phố Quảng cáo trên xe buýt đang tỏ ra là một trong những kênh quảng cáo ngoài trời hiệu quả nhất. Quảng cáo ngoài trời, quảng cáo di động Theo. hình quảng cáo đặt ở tầm thấp , dọc trên đường như nhà chờ xe buýt, ki ốt, bốt đi n thoại… Trong đó, quảng cáo tại các nhà chờ xe buýt và ki ốt được khách hàng ưa chuộng nhất. Giá quảng cáo. USD/1 năm. Transit là các loại hình quảng cáo ngoài trời di động như quảng cáo trên xe buýt, taxi, xe lửa, tàu phà Những thương hiệu lớn đã đặt quảng cáo trên xe buýt tại Việt Nam là Coca-Cola,