1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Paul Krugman: Không nên sợ hãi lạm phát docx

6 177 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 135,54 KB

Nội dung

Paul Krugman: Không nên sợ hãi lạm phát Sự lo ngại về khả năng lạm phát hiện nay ít nhất cũng một phần vì lý do chính trị chứ không phải kinh tế. Đột nhiên như thể ai cũng đang bàn về lạm phát. Nhiều ý kiến nghiêm túc cảnh báo rằng siêu lạm phát đã cận kề. Và thị trường có vẻ đang chú ý đến những cảnh báo này: lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn tăng phần nào vì mối lo lạm phát. Nhưng có cần phải sợ hãi không? Về cơ bản là không. Và tôi ngờ rằng sự lo ngại này ít nhất cũng một phần vì lý do chính trị chứ không phải kinh tế. Trước hết, cần nhận thức được rằng nền kinh tế hiện nay không chịu áp lực lạm phát. Giá tiêu dùng thấp hơn năm ngoái, và lương ngừng tăng do thất nghiệp cao. Giảm phát chứ không phải lạm phát mới là nguy cơ rõ ràng trước mắt. Vì vậy nếu giá không tăng, sao phải lo chuyện lạm phát? Một số người quả quyết FED in nhiều tiền sẽ gây lạm phát, số khác lại khẳng định thâm hụt ngân sách cuối cùng sẽ buộc chính phủ Mỹ phải dùng đến lạm phát để giảm nợ. Ý thứ nhất chắc chắn sai. Ý thứ hai có thể đúng, nhưng trong trường hợp này thì không. Thực sự là gần đây FED đã có những bước đi chưa từng thấy. Cụ thể hơn, họ đã mua rất nhiều nợ của cả chính phủ lẫn khu vực tư nhân, và trả tiền bằng cách bơm thêm dự trữ cho các ngân hàng. Bình thường, điều đó sẽ gây ra lạm phát cao: các ngân hàng chất đầy dự trữ sẽ tăng cường cho vay, khiến cầu tăng đẩy giá tăng. Nhưng đây không phải lúc bình thường. Ngân hàng không cho vay ra khoản dự trữ thêm. Họ đơn giản chỉ giữ khư khư lấy chúng – thực tế, họ gửi lại tiền cho FED. Vì thế FED không hề in tiền. Vậy có phải những hành động này không sớm thì muộn cũng gây ra lạm phát? Không. Ngân hàng Nhật Bản khi đối mặt với những khó khăn kinh tế không khác mấy những khó khăn của chúng ta hiện nay đã mua nợ với khối lượng lớn từ năm 1997 đến năm 2003. Chuyện gì xảy ra với giá tiêu dùng? Giảm. Nhìn chung, tranh luận về tình hình lạm phát hiện nay khá giống với những gì diễn ra đầu những năm Đại suy thoái khi nhiều nhân vật giàu ảnh hưởng cảnh báo về lạm phát kể cả khi giá đã giảm mạnh. Như nhà kinh tế người Anh Ralph Hawtrey đã viết, “Người ta sợ lạm phát khủng khiếp. Họ hô to: “Cháy! Cháy!”, giữa biển nước Đại hồng thủy.” Ông viết tiếp, “Đến sau cuộc đại khủng hoảng, khi thất nghiệp đã giảm, lạm phát mới trở nên nguy hiểm.” Vậy có nguy cơ chúng ta sẽ chịu lạm phát sau khi kinh tế phục hồi? Đó là tuyên bố của những người nhìn vào kế hoạch nợ liên bang sẽ tăng lên trên 100% GDP và rút cục nước Mỹ sẽ phải nhờ đến lạm phát để đối phó với đống nợ của mình – đẩy giá tăng làm giảm giá trị thực của các khoản nợ. Những chuyện như thế đã xảy ra trong quá khứ. Ví dụ như trong chiến tranh thế giới thứ nhất, lạm phát đã thanh toán hộ nước Pháp hàng đống nợ họ mắc phải. Nhưng không có ví dụ nào vào thời hiện đại. Trong suốt hai thập kỷ qua, Bỉ, Canada, và dĩ nhiên cả Nhật Bản nữa đã kinh qua thời kỳ nợ vượt 100% GDP. Ngay chính nước Mỹ cũng thoát ra khỏi thế chiến thứ hai với mức nợ trên 120% GDP. Chẳng có chính phủ nào phải dùng đến lạm phát để giải quyết vấn đề. Thế có lý do nào để cho rằng lạm phát đang tới không? Vài nhà kinh tế thuyết phục rằng lạm phát vừa phải là một chính sách thận trọng, vì đó là cách khuyến khích cho vay và giảm gánh nặng nợ nần. Tôi đồng tình với lập luận này và đưa ra ví dụ tương tự tại Nhật Bản những năm 90. Nhưng trường hợp lạm phát chưa bao giờ được các nhà hoạch định chính sách Nhật ưa chuộng, và hiện giờ chẳng có lý do gì để cho rằng nó sẽ hấp dẫn được các nhà hoạch định chính sách Mỹ. Một câu hỏi đặt ra là: nếu lạm phát không phải là nguy cơ thực sự, tại sao người ta lại khăng khăng như thế? Bạn có thể lưu ý rằng các nhà kinh tế đôi khi không chung quan điểm. Và trong những thời khắc bất thường, khi mà những quy luật thông thường trở nên vô dụng như hiện nay, bất đồng càng lớn. Nhưng, khó mà từ bỏ được ý nghĩ những lo ngại về lạm phát hiện nay một phần là do chính trị, chủ yếu đến từ những nhà kinh tế thấy chẳng có vấn đề gì với thâm hụt do cắt giảm thuế nhưng đột ngột lại phê phán gay gắt chính sách tài khóa khi chính phủ bắt đầu chi tiền giải cứu kinh tế. Mục đích của họ có lẽ chỉ là hăm dọa để chính quyền Obama phải từ bỏ những nỗ lực giải cứu. Chẳng cần nói cũng biết Tổng thống sẽ không để mình bị "bắt nạt". Nền kinh tế vẫn còn nhiều rắc rối và cần tiếp tục được trợ giúp. Đúng, chúng ta có vấn đề về ngân sách trong dài hạn, và chúng ta cần đặt nền móng cho một giải pháp dài hạn. Nhưng với lạm phát, sợ lạm phát là điều đáng sợ duy nhất. . Paul Krugman: Không nên sợ hãi lạm phát Sự lo ngại về khả năng lạm phát hiện nay ít nhất cũng một phần vì lý do chính trị chứ không phải kinh tế. Đột nhiên. tăng phần nào vì mối lo lạm phát. Nhưng có cần phải sợ hãi không? Về cơ bản là không. Và tôi ngờ rằng sự lo ngại này ít nhất cũng một phần vì lý do chính trị chứ không phải kinh tế. Trước. được rằng nền kinh tế hiện nay không chịu áp lực lạm phát. Giá tiêu dùng thấp hơn năm ngoái, và lương ngừng tăng do thất nghiệp cao. Giảm phát chứ không phải lạm phát mới là nguy cơ rõ ràng trước

Ngày đăng: 06/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w