Các Phương Pháp Sữa Chữa máy di động : Nhân dịp em được mở nick ,quay trở lại với diễn đàn không có gì thôi tặng anh em cái tài liệu này ,anh em lấy về mà dùng nha: Các Phương Pháp Sữa Chữa máy di động : 1. Tìm hiểu máy hư qua cách "phỏng vấn" chủ máy Khi bạn nhận sửa một máy hỏng, việc trước tiên là phải khéo léo "phỏng vấn" người dùng máy để nhanh chóng xác định tình trạng của máy. Các câu hỏi đại thể như : Anh biết máy hư lúc nào? Nó có dấu hiệu gì khác thường không? Có cho ai "đụng" đến máy chưa? Máy có bị vô nước không? Bị rớt không? máy có hao pin không? Trước đó sóng có mạnh không? Tiếng nghe có lớn không? Bạn càng biết cách "khai thác thông tinlấy được từ người dùng máy", công việc tìm hư hỏng của bạn sẽ chính xác hơn và nhanh hơn. Bạn nhớ "Người dùng máy hiểu tình trạng của máy nhiều hơn bạn và họ sẽ sẵn sàng giúp bạn nhiều thông tin để bạn sửa máy". 2. Quan sát trực tiếp trên máy Khi cầm trên tay một máy hỏng, bạn hãy chú tâm quan sát và phát hiện các dấu vết bất thường trên máy. Các chỗ cần chú ý là chỗ ghép vỏ máy có vết trầy không? Các tiếp điểm kết nối với pin, với thẻ SIM có bị rỉ sét không? Màn hình có bị vết đen không? Có vết nứt trên vỏ máy không? Máy có bị vô nước không? Khi quan sát bo mạch in, bạn chú ý đến các IC, xem các IC có bị thay thế chưa? Có mất linh kiện gì không? Bảng mạch in nhiều lớp có bị cong không? Các phím đông có bị ố, rỉ sét không? Có vết nứt trên bo mạch không? Trước hết bạn phải tìm pan bằng mắt (nhiều khi cần đến kính lúp), rất nhiều trường hợp bạn thấy chỗ hỏng chỉ nhờ quan sát kỹ các bộ phận của máy mà không cần phải "dùng đến đao to búa lơn". Như vậy vừa ít lao tâm, tốn sức mà đã sửa được máy. 3. Dùng phép đo điện trở Đo điện trở, gọi là phép đo Ohm. Khi đo Ohm, máy không được cấp điện, đây là cách đo dùng để phát hiện các linh kiện trên bo bị hư rất hiệu quả. Bình thường bạn nên đo Ohm trên các máy còn tốt để lấy mẫu, ghi vào sổ tay. Thí dụ : bạn đo Ohm trên các chấu nguồn pin, Mass, trên các chấu thẻ SIM, trên các chấu kết nối (thường đặt bên dưới máy), đo trên các chân của IC thường hư hỏng. Khi kiểm tra một máy hư, bạn dùng phép đo Ohm như trước để lấy kết quả đo và so sánh kết quả này với các dữ liệu mẫu đã có ghi trong sổ tay. Nếu số Ohm đo được quá nhỏ so với mẫu, có lẽ mạch đã bị chạm, rỉ, dính, nếu số Ohm quá lớn so với mẫu, có lẽ đã có chỗ bị đứt trên mạch, điện trở tăng Ohm Ghi chú : bạn nhớ khi đo Ohm phải lập lại cùng cách đo, cùng một máy đo Ohm, và trên cùng một thang đo, lúc đó các kết quả lấy được từ phép đo Ohm mới có thể so sánh đ][cj với các mẫu đã có và cho kết luận chính xác. 4. Dùng phép đo điện áp Điện áp là sức ép đặt trên các chân của linh kiện thường so với đường Mass (Mass là đường lập mức áp chuẩn 0V). Trong máy thường có rất nhiều tầng, nhiều khối khác nhau, mức áp trên các tầng, các khối thường có tính độc lập, ít ảnh hưởng lên nhau, do đó người thợ thường dùng phép đo Volt để khảo sát tính bình thường hay không bình thường của các mạch điện. Trước hết, bạn hãy kiểm tra mức áp của mạch nguồn nuôi. Nếu mất áp, nguyên do có thể do có chạm trong tải, khiến cho mất áp hay do mất lệnh mở nguồn hay đo đứt đường nguồn, hay như IC đóng mở cửa nguồn. Đo áp trên các chân của IC, nếu thấy mất áp, trước hết hãy kiểm tra các linh kiện chung quanh, nếu thấy các linh kiện này đều bình thường, nguyen do có thể có hư hỏng trong IC. Khi máy đang có tín hiệu, lúc này có thể kiểm tra biên độ tín hiệu bằng phép đo áp với một Volt kế AC đủ nhạy. Ghi chú : mức áp phân cực DC của các tầng thường ít liên đới ảnh hưởng nhau, sự khác thường ở mức áp DC thường cho bạn biết vùng có linh kiện bị hỏng. Mức áp tín hiệu AC, luôn có tính định hướng, nó có điểm khởi phát và lần lượt đi qua các điểm trên mạch và sau cùng sẽ đến tải. Mất tín hiệu thường do hư các linh kiện AC, như tụ điện liên lạc bị hở mạch, các cuộn cảm bị chạm hay bị đứt 5. Dùng phép đo dòng điện Dòng điện là một đại lượng rất quan trọng của máy hay của mạch, nó phản ánh trạng thái làm việc của mạch một cách rất chính xác. Điều bất tiện là khi đo dòng, bạn phải tìm cách làm hở mạch để chèn máy đo vào. Khi cấp điện cho máy với một nguồn DC ngoài (thay cho pin), trên hộp nguồn thường có điện kế đo dòng, bạn hãy làm quen với các động thái của dòng điện trên máy đo dòng để biết các trạng thái khởi động của máy có bình thường hay không. - Nếu máy bình thường, khi nhấn nút mở máy, khởi đầu dòng tăng lên vài chục mA, rồi đột nhiên tăng lên rất lớn (khoang 200mA), lúc này máy đang cho phát sóng về các trạm để xin kết nối với mạng, khi kết nối xong, máy sẽ trở về trạng thái chờ, vào mode WatchDog, lúc đó dòng nuôi máy trở về vài chục mA và thỉnh thoảng nhích lên để quét phím. - Một máy ăn dòng quá lớn, trên 500mA, dấu hiệu này cho biết trong máy đã có linh kiện bị chạm, như các tụ lọc chạm hay rỉ nặng. Các IC công suất bị chạm sẽ ăn dòng rất lớn. Bạn có thể cho cách ly các mạch điện để xác định vùng có chạm, khi tháo một đường mạch ra mà dòng trở về mức thấp, như vậy sẽ xác định được vùng có chạm. - Một máy ăn dòng quá nhỏ, hay không ăn dòng, dấu hiệu này cho biết trong máy có chỗ bị hở mạch. Trong các sơ đồ mạch điện của nhà sản xuất, người ta thường có ghi dòng điện tiêu thụ chảy trong các nhánh để bạn có thể kiểm tra sự hoạt động của mạch điện này. 6. Dùng phép đo đối chứng Khi bạn có trong tay một máy tốt và một máy hỏng của cùng một Model, lúc đó bạn có thể dùng phép đo đối chứng để nhanh chóng tìm ra chỗ hư. Phép đo đối chứng rất đa dạng : Đối chứng theo phép đo Ohm, đối chứng theo phép đo Volt DC, theo Volt AC, đối chứng theo phép đo dòng, đối chứng theo phép đo dạng sóng Trường hợp bạn không có 2 máy giống nhau thì sao ? Luca đó bạn có thể cho đo đối chứng theo các dữ liệu đã có trên sơ đồ mạch điện của máy hay đã có trong sổ tay thợ (mà trước đây bạn đã ghi lại). Tìm hư hỏng với phép đo đối chứng là một cách làm rất hiệu quả, bạn nên làm quen với phép đo này. 7. Dùng phép thay thử Một trong các cách sửa mà người thợ rất hay dùng là cho "dọn nhà", tức thay thế ngay các linh kiện nghi hư. Chúng ta biết một IC dùng trong máy này, nó còn được dùng trong nhiều máy khác. Khi nghi hư IC, bạn hãy tìm nó có trong các máy khác và lấy ra cho thay thử. Khi thay linh kiện tốt vào, máy trở lại hoạt động tốt là đã tìm ra linh kiện hư, nếu thay vào máy vẫn không có gì thay đổi vẫn còn pan. Kết luận linh kiện đó không hư và thay tiếp. Ghi chú : bạn nhớ khi trong tay bạn đang có 2 IC của cùng một mã số, trước khi cho thay thử IC tốt vào máy, bạn nên dùng phép đo Ohm đối chứng giữa 2 IC này, nếu khi đó có sự khác nhau lớn, dấu hiệu này cho thấy IC tháo ra trong máy đã bị hư, nếu đo đối chứng và không thấy có sự khác nhau nhiều, điều này chưa chắc linh kiện tháo ra trong máy bị hư (như vậy, thay vào sẽ vẫn không có kết quả) 8. Dùng phép đo dòng nóng Với các máy có linh kiện bị chạm, ăn dòng lớn, bạn có thể dùng phép đo nóng để nhanh chóng xác định được các vùng hư hay tìm ra được linh kiện hư. Bạn hãy cho cấp dòng điện vào mạch, chờ một lúc, tắt nguồn, dùng chỗ nhạy cảm với nóng trên cơ thể bạn, như đầu ngón tay hay da mặc…, để dò xem linh kiện nào bị quá nóng. Nếu chỗ quá nóng là trên IC nguồn, hãy kiểm tra tải nối trên đường nguồn này. Nóng trên các IC công suất, có thể trong IC đã có chỗ chạm. Ghi chú : với một máy ăn dòng quá lớn, trên 500mA, bạn hãy cho tắt nguồn, vì để lâu sẽ có hại cho máy, có thể cháy máy, làm hư thêm nhiều chỗ khác. Lúc này bạn hãy giảm mức áp của nguồn nuôi xuống, chỉ duy trì dòng điện khoảng 200mA chảy vào máy, ở mức dòng này, bạn có thể yên tâm để thời gian cấp dòng đủ dài để chờ các chỗ bị quá nóng sẽ bị đốt nóng mà không làm hư thêm các chỗ khác. 9. Dùng phép Đè & Nhấn Với các máy hư hỏng có dấu hiệu chập chờn, nguyên do thường là chỗ tiếp xúc xấu, khi có ý nghĩ này xuất hiện trong đầu, bạn hãy dùng phép sửa “Đè & Nhấn”. Bạn dùng đầu ngón tay nhấn mạnh lên các linh kiện nghi hở chân , hay dùng 2 ngón tay bóp mạnh lên linh kiện nghi có chỗ hàn bị hở. - Khi đè & Nhấn lên 1 IC mà máy đang hư trở lại hoạt động bình thường là nghi hở chân ở IC này, gia cố các chân hàn. - Khi máy đang hoạt động, dùng phép Đè & Nhấn lên 1 IC, máy ngưng hoạt động, nghi hở chân hay có chỗ chạm ở IC này, cho làm lại các chân hàn. Ghi chú : khi dùng ngón tay Đè & Nhấn lên thân các IC này, bạn phải chọn đùng tư thế để làm, nhằm tránh làm gãy bo, như vậy càng làm cho máy hư nặng hơn. 10. Dùng phép bắt cầu cho ngắn mạch Nếu bạn hiểu rõ cấu trúc của máy, khi sửa các máy bị mất tín hiệu, bạn có thể dùng cách bắt cầu cho ngắn mạch, để tín hiệu đi qua đường nối tắt để đến các phần khác, dùng cách thử này, nhanh chóng tìm ra vùng có hư. Với các mạch điện bị mất, bạn có thể dùng dây cho nối tắt, đem nguồn từ một chỗ đã chọn đến cấp cho vùng mạch bị mất điện để thử nhanh. 11. Dùng phép hở mạch Với các máy có dấu hiệu bị chạm. ăn dòng lớn, việc xác định vùng có linh kiện bị chạm, người ta thường dùng phép hở mạch để tìm hư hỏng trên máy. Nếu có chạm mạch ở tầng công suất PA, hãy tháo điện trở đặt trên nguồn DC cho hở mạch. Nếu dòng nuôi trở lại bình thường thì đã xác định được vùng có linh kiện bị chạm. Nếu có chạm ở mạch điện trên nắp màn hình, thì rút dây kết nối giữa bo mạch chính và mạch điện màn hình ra, nếu dòng nuôi trở về mức bình thường thì sẽ tìm ra chỗ chạm. Nếu có chạm mạch ở thẻ SIM thì cho làm hở mạch đường nguồn cấp cho thẻ SIM, nếu dòng nuôi trở về mức bình thường là đã xác định chỗ chạm. Tóm lại, phép hở mạch rất hữu ích cho việc xác định vùng có linh kiện bị chạm. 12. Dùng phép làm sạch ĐTDĐ thường bị bụi, khi bị ẩm hay bị nước vào, nhiều chỗ trong máy bị rỉ sét, ren. Do đó khi có máy hư hỏng trước hết cần phải quan sát bo mạch và nếu có những dấu hiệu trên thì trước hết cần làm vệ sinh ngay. Nếu có thể thì hãy rửa bo mạch với máng siêu âm. Các chỗ rất dễ bị ten, rỉ nhất là các điểm đặt ở phần dưới của máy, các tiếp điểm với thẻ SIM, với nguồn pin và với ống nói, ống nghe… 13. Dùng máy hiện sóng Nếu có máy hiện sóng thì ta nên sử dụng để quan sát các tín hiệu trên bo mạch. Các dạng tín hiệu thường gặp : -Xung data trên các đường truyền, tín hiệu xung đồng hồ Clock Pulse. -Tín hiệu âm thoại ở các ống nói, ống nghe. -Tín hiệu xung nhịp chính 13 MHz, tín hiệu xung đồng hồ 32768 Hz. -Tín hiệu dao động ngoại sai LO, tín hiệu RF, tín hiệu IF. Đây là 1 phương pháp chủ yếu, rất được sử dụng. 14. Dùng cách dò tín hiệu Bạn có thể ráp 1 mạch điện khuếch đại – Amplifier hay 1 mạch điện dao động – Oscillator để làm thiết bị truy tìm tín hiệu trên bo mạch. -Mạch khuếch đại tín hiệu sẽ được dùng để truy tìm tín hiệu có trên mạch – Signal Tracer. -Mạch dao động tạo ra tín hiệu – Signal Generator dùng để xem tín hiệu có đi qua được các tầng trong máy để đến tải hay không. Đây là thiết bị gọi là Signal Generator/ Tracer rất hữu dụng để nhanh chóng xác định vùng pan của máy. Có thể lấy các linh kiện trong các máy đời cũ và biến nó thành các mạch Signal Generator phát ra các tín hiệu thường dùng trong ĐTDĐ để thử máy. 15. Dùng dây Jump Máy cần rất nhiều đường nối mạch, đồng thời phải gọn nhẹ do đó nhiều đường nối phải đặt trong các lớp Inner. Bo mạch in dùng trong các điện thoại có đến 8 lớp. Ngoài ra trên Top và lớp dưới Bottom, chúng ta thấy ở giữa là các lớp Inner. Khi các đường nối nằm trong các lớp Inner bị đứt, cần phải dùng các dây Jump để thay thế các đường dây nối này. Dây Jump là dây đồng rất nhỏ bên ngoài có tráng lớp men cách điện. Ta dùng dây này để tạo các đường Jump cho nối các chỗ bị đứt. Sau khi nối hãy đè dây nối Jump xuống dùng lớp sơn cách điện cố định các dây nối này để tăng được độ bền vững của nó. 16. Dùng phép giả dây Anten Khi sửa chữa điện thoại bị sóng quá mạnh hay quá yếu, có thể dùng một đoạn dây nhỏ giả làm Anten. Anten là 1 mạck tải cao tần, có liên quan đến điều kiện hoạt động của khối cao tầng RF. Nếu thêm 1 Anten đúng vào khối RF., ta có thể tăng được mức sóng cho các máy yếu. Dây Anten là 1 đoạn dây dài khoảng 1 cm, đặt nó đúng chỗ sẽ cải thiện được chức năng thu phát sóng của máy. Dùng dây giả Anten để điều chỉnh lại điều kiện tải ở cao tần RF. 17. Dùng phép điều chỉnh Trong mạch có các mạch điều chỉnh như : - Điều chỉnh APC – Automatic Power Control, điều chỉnh mức công suất phát ở khối khuếch đại PA – FR Power Amplifier. Ta có thể thay đổi trị số linh kiện ở mạch này như tăng giảm các điện trở để thay đổi mức điện áp VAPC qua đó chỉnh lại công suất làm việc của khối khuếch đại PA. - Điều chỉnh AFC – Automatic Frequency Control, điều chỉnh độ lệch tần cho tín hiệu 13MHz.Ta có thể thay đổi trị số linh kiện ở mạch này, như tăng giảm các điện trở, các tụ lọc ở mạch lọc thấp qua để thay đổi mức điện áp VAFC qua đó chỉnh lại mức ổn tần cho tín hiệu 13MHZ. Ở tầng khuếch đại LNA cũng có mạch điều chỉnh ổn biên. Ở tầng khuếch đại đệm trư ớc khi vào tầng giải mã tách sóng tín hi ệu I/Q cũng có mạch chỉnh biên AGC. Ta thử thay đổi trị số các linh kiện ở các mạch điều chỉnh tự động để tìm được điều kiện hoạt động tốt hơn cho máy. 18. Dùng phép phân tích để sữa máy Đây là phương pháp tối ưu, trước hết hãy quan sát để phân vùng, sau đó tìm hồ sơ mạch điện của máy để xác định mạch điện từng vùng, từ sơ đồ ta sẽ thấy nguyên lý vận hành của mạch điện rồi tìm ra phép đo để nhanh chóng tìm chỗ hư hỏng. Đây gọi là phương pháp sửa máy có cơ sở lý thuyết. Nếu sửa máy không theo sơ đồ thường chỉ có 3 cách : một là thổi nóng gia cố các chân hàn, hai là vệ sinh rửa sạch bo mạch và ba là dọn nhà thay thử các linh kiện bị hư hỏng . Các Phương Pháp Sữa Chữa máy di động : Nhân dịp em được mở nick ,quay trở lại với di n đàn không có gì thôi tặng anh em cái tài liệu này ,anh em lấy về mà dùng nha: Các Phương Pháp Sữa Chữa. AGC. Ta thử thay đổi trị số các linh kiện ở các mạch điều chỉnh tự động để tìm được điều kiện hoạt động tốt hơn cho máy. 18. Dùng phép phân tích để sữa máy Đây là phương pháp tối ưu, trước hết hãy. bạn hãy làm quen với các động thái của dòng điện trên máy đo dòng để biết các trạng thái khởi động của máy có bình thường hay không. - Nếu máy bình thường, khi nhấn nút mở máy, khởi đầu dòng tăng