1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Trâu trong phòng chữa bệnh pps

4 340 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 208,92 KB

Nội dung

Trâu trong phòng chữa bệnh Con trâu Kỷ Sửu đang mang mùa xuân đến với đất trời. Đối với giới y dược phương Đông, loài trâu cũng có những đóng góp to lớn từ xa xưa đối với sức khỏe con người. Về nguyên liệu làm thuốc thì tất cả các bộ phận của con trâu đều được dùng chữa bệnh kể cả lông, móng, và chất thải (nước miếng, nước tiểu, phân). Về dinh dưỡng, các sách đề nói trâu bò được sử dụng như nhau. Riêng tính vị thì khác nhau. Thịt bò tính ôn hơn (có sách ghi bình) thịt trâu lạnh hơn thịt bò. Thịt trâu Chữa phù, tiểu ít: thịt trâu 200g bóp dấm thanh và gừng rồi hấp chín. Hoặc phối hợp thêm các vị thuốc lợi tiểu như rễ cỏ tranh (bạch mao căn). Phát sốt mặt kém tươi, hồi hộp, váng đầu, móng tay chân nhợt: thịt trâu (bò) 500g, hoài sơn 30g, câu kỷ tử 30g, củ hành 10g, sinh khương 10g, muối tinh 10g, rượu nhạt 20ml, nước gừng 200ml, dầu lạc 10g. Rửa sạch thịt trâu (bò), nhúng vào nước sôi 3 phút, thái ngang thớ thịt từng lát nhỏ, bỏ vào nồi lẫn với các vị thuốc và các thứ gia vị, đậy kín, đem hầm 2 giờ, lấy ra ăn, ngày 2 lần. Huyết hư, nóng trong xương, mồ hôi trộm: thịt trâu hoặc tủy xương hầm làm món ăn hàng ngày với các loại khoai sắn, củ cải, ngó sen, củ súng cùng các loại rau thơm. Tay chân sưng đau: thịt trâu tươi mới, thái mỏng đắp lên. Khi khô thay cái mới. Tắc tia sữa: thịt mũi trâu phần láng bóng quanh 2 lỗ mũi. Nấu canh với mướp khía và hành hoa cả củ và lá tươi. Có thể nấu với đu đủ, mít non… luôn có hành. Trúng phong méo miệng (liệt dây thần kinh số 7): thịt mũi trâu tươi hay khô nướng cho nóng đắp lên bên bị lệch. Hết méo bỏ ra ngay. Phù thũng: lấy bàn chân cẳng trước đốt lột móng, cạo lông luộc mềm, róc lấy thịt gân để nấu với rau cải, bí bầu hoặc với các vị thuốc lợi tiểu như rễ cỏ tranh, rau mã đề. Đại bổ chống suy nhược thần kinh và thể lực: nấu cao thịt trâu bò, bằng cách ninh lấy nước cô cao có màu hổ phách, bảo quản kỹ để ăn dần ngày 1-2 thìa, nhất là về mùa đông khỏi tê mỏi đau nhức chân tay. Thịt trâu còn có nhiều món ăn bổ dưỡng khác: Nầm trâu xào cà rốt để sáng mắt. Thịt mũi trâu (phía trước) chữa tiêu khát (đái tháo đường). Sừng trâu Trong các bộ phận của con trâu dùng làm thuốc thì sừng trâu được xem là quý nhất (phần ngon, đầu nhọn) gọi là ngưu giác tai. Dùng chữa rong huyết ở phụ nữ: bằng cách lấy sừng trâu đốt tồn tính hòa rượu uống. Hoặc chóp sừng đốt tồn tính 40g. Mai mực 40g (bỏ phần cứng). Cả 2 tán mịn. Uống với nước mỗi lần 4-8g. Ngày 2 lần. Với chứng đau cổ sưng lấp không thở được: dùng sừng trâu đốt mài uống với rượu. Mỗi lần 4g (cần chẩn đoán Tây y). Trẻ con không bú được: sừng trâu đốt tồn tính nghiền bột bôi vào đầu vú. Hạ sốt ở trẻ em phòng chống co giật: vừa qua có những trường hợp trẻ em sốt cao đã được cho dùng sừng trâu mài uống (tương tự phương pháp dùng sừng tê giác trong Đông y). Nhưng lưu ý có trường hợp đã gây biến cố hạ thân nhiệt đột ngột. Sỏi thận, bàng quang: sừng trâu đốt tồn tính tán mịn, uống với nước giếng sạch. Mỗi lần 1 thìa con. Ngày 3-4 lần. Kinh phong co giật: sừng trâu chẻ nhỏ đốt tồn tính tán mịn, uống với nước đun sôi để nguội. Mỗi lần 1 thìa bọt. Ngày 2-3 lần. Kết hợp châm cứu. Sừng trâu thay sừng tê giác: trong bài “Tê giác địa hoàng thang”, dùng để chữa các chứng chảy máu (máu cam, nôn ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu…). Bột sừng trâu 12g, sinh địa 16g, bạch thược 12g, đơn bì 12g. Dùng nước 2 bát sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Có tác dụng thanh nhiệt lương huyết. Thay tê giác trong các cổ phương như: tê giác địa hoàng thang, chữa các chứng xuất huyết do nhiệt thịnh. Da trâu Nấu thành cao đặc (như a giao là cao da lừa). Động thai ra máu: cao da trâu 40g, ngải cứu 40g, hành trắng 10 củ đập dập. Sắc ngải cứu, hành với 2 bát nước còn 1 bát lọc lấy nước bỏ bã, cho cao da trâu vào khi nước còn nóng hòa tan cao để uống. Có thai tiểu ra máu: cao da trâu sao vàng tán nhỏ hòa vào nước cơm nóng cho tan hết để uống. Băng huyết rong huyết: cao da trâu sao cháy hòa vào ít rượu uống. Động thai ra máu có tiền sử sảy thai: cao da trâu 80g, tang ký sinh 80g, tục đoạn 80g, thỏ ty tử 200g, cao da trâu nấu ra nước hòa với bột 3 vị trên để viên. Ngày uống 16-20g chia 2 lần. Sinh non huyết ra không ngừng: cao da trâu 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đương quy 12g, xuyên khung 4g. Có thể thêm cam thảo 2g. Sắc uống 2 lần trong ngày. Đau vú: cao da trâu nấu với ít giấm cho tan đắp dán hàng ngày. Trong Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh còn có nhiều cách dùng cao da trâu chữa bệnh. Kiết lỵ: đi tiêu ngày 5-6 lần ra máu. Da trâu khô (phần bụng) 150g, đậu xanh cả vỏ 50g, nếp hương 50g, gia vị. Da trâu đốt hết lông, ngâm nước vo gạo 24g, cạo rửa sạch thái nhỏ, phơi khô, rang phồng. Nấu cháo đậu xanh cho sôi rồi cho da trâu vào để nhỏ lửa ninh nhừ để nguội ăn. Ngày 1 lần trong 2 tuần cho khỏi hẳn. Táo bón, tiểu đỏ xẻn, phù thũng: da trâu tươi làm sạch luộc thái chỉ (hoặc da khô ngâm nước luộc kỹ cho mềm) làm gỏi với đu đủ, rau thơm. Hoặc thái chỉ xong trộn tương chưng chín. Ăn 3 ngày, ngày 3 lần liên tiếp. Mật trâu bò Phải biết cách chọn loại tốt (trừ loại có bệnh) thu mật cô đặc, dàn khô, tán bột, hoặc phối hợp thêm một số dược liệu như nam tinh bán hạ, tá dược hoàn viên chữa các bệnh táo bón, ho hen, đau dạ dày (do can khí phạm vị). Còn dùng một số bệnh ngoài da như: sưng mụn, miệng khô rộp, chàm… Ngưu hoàng - sỏi mật trâu bò: có công dụng an thần trừ phong, kinh giật điên cuồng, trẻ khóc đêm. Xương trâu bò Dùng nấu cao: đơn thuần hoặc phối hợp với các loại xương khác gà, heo, chó, dê, trăn, khỉ… thành cao xương hỗn hợp. Dùng để làm thuốc bổ gân xương, bồi bổ canxi, chất keo cho các đối tượng già yếu, trẻ em chậm biết đi. Lấy cao xương hỗn hợp phối hợp thêm các vị thảo dược như ngũ gia bì, đảng sâm, thục địa, cẩu tích sẽ cho tác dụng tăng lên tùy loại thảo dược đi cùng. Dùng xương tươi: mới chặt đoạn nhỏ (cả tủy) ninh ăn như làm với các loại xương khác, với bí đỏ, cà rốt, măng, để bồi bổ sức khỏe. Có thể thêm ít rượu. Xương trâu đốt thành than: uống trong để cầm máu (tiêu, tiểu ra máu). Dùng ngoài trộn than, dầu mè chữa lở mũi. 4 cẳng chân: dùng nấu món tứ trụ trong “Bát trân” để đại bổ khí huyết của vua chúa… Phủ tạng trâu bò Được dùng trong liệu pháp phủ tạng, hư đâu bổ đấy, ăn gì bổ nấy. Ăn tim bổ tim, thận bổ thận… BS. Phó Thuần Hương . Trâu trong phòng chữa bệnh Con trâu Kỷ Sửu đang mang mùa xuân đến với đất trời. Đối với giới y dược phương Đông, loài trâu cũng có những đóng góp to lớn. bổ dưỡng khác: Nầm trâu xào cà rốt để sáng mắt. Thịt mũi trâu (phía trước) chữa tiêu khát (đái tháo đường). Sừng trâu Trong các bộ phận của con trâu dùng làm thuốc thì sừng trâu được xem là. 2g. Sắc uống 2 lần trong ngày. Đau vú: cao da trâu nấu với ít giấm cho tan đắp dán hàng ngày. Trong Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh còn có nhiều cách dùng cao da trâu chữa bệnh. Kiết lỵ: đi

Ngày đăng: 06/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w