1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Năm Sửu nói chuỵên cao da trâu ppt

3 235 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 220,17 KB

Nội dung

Năm Sửu nói chuỵên cao da trâu Trong Đông dược có vị thuốc a giao là keo chế từ da con lừa. Tuy nhiên, ở nước ta, con lừa cũng có nhưng không phổ biến nên người ta thường thay thế bằng da trâu, một nguyên liệu dễ kiếm và có tác dụng tương tự. Nhân năm Sửu, ta cùng tìm hiểu về cao a giao da trâu, một vị thuốc hiện nay ít dùng nhưng đã từng được các sách cổ về y học thuật Trung y coi là vị thuốc bổ huyết, trừ phong quý hiếm. Chế biến cao da trâu Mọi thứ cao đều bổ huyết, dưỡng hư, mà a giao lại là vị thuốc phải gia công chế biến. Ngày xưa,thứ keo nấu bằng da lừa loại tốt được gọi là “Cống Giao” (dùng để cống cho nhà vua) còn thứ nấu bằng da trâu, bò gọi là Minh Giao. Cách chế keo ngày xưa rất cầu kỳ và khổ công. Để có loại keo chất lượng tốt, trước tiên lấy nước ở khe suối ngâm da, sau đó lấy nước giếng trong nấu cao. Dùng lửa cây dâu tằm luyện thành cao, sau 4 ngày 4 đêm thì thành a giao. Chọn loại da trâu già, dày, lông đen. Vào mùa xuân (khoảng tháng 2 -3 hằng năm), lấy da trâu ngâm vào nước 2-5 ngày cho mềm ra rồi cạo lông, cắt thành từng miếng mỏng (để nấu cho dễ tan). Nấu 3 ngày 3 đêm, lấy nước cũ ra, thay nước mới, làm như vậy 5-6 lần để lấy hết chất keo của da. Lọc qua rây bằng đồng có lỗ nhỏ rồi khuấy với nước lọc có ít phèn chua, chờ vài giờ sau cho các tạp chất lắng xuống, gạn lấy 1 lớp nước trong ở trên và cô đặc lại. Trước khi lấy ra chừng 2 giờ thì thêm đường và rượu vào (cứ 600g da thêm 4 lít rượu và 9kg đường), nửa giờ trước khi lấy ra lại thêm dầu đậu nành cho đỡ dính (600g thêm 1kg dầu). Đổ ra, để nguội, cắt thành miếng keo hình chữ nhật, mỗi miếng nặng khoảng 20g, dài 6cm, rộng 4cm, dày 0,5cm, màu nâu đen, bóng, nhẵn và cứng. Khi trời nóng thì mềm dẻo, trời khô thì dòn, dễ vỡ, trời ẩm thì hơi mềm. Trong a giao chủ yếu là chất keo (collagen). Khi thủy phân collagen sẽ cho ra các acid amin bao gồm: lysin 10%, acginin 7%, histidin 2%, xystin 2%, glycin 2%. Lượng nitơ toàn phần là 16.43-16.54%, canxi 0.079-0.118%, sunfua 1.10-2.31%, độ trơ 0.75-1.09%. Tác dụng dược lý của a giao Tác dụng tạo máu: a giao làm tăng nhanh lượng hồng cầu và các sắc tố của máu. Tiêm dung dịch 5% a giao đã tiệt trùng thì khả năng đông máu tăng. Tác dụng đối với chứng loạn dưỡng cơ: loạn dưỡng cơ dần dần gây liệt không đi đứng được. Ăn dung dịch a giao thì sau hơn 100 ngày có thể hết các triệu chứng tê liệt. Ảnh hưởng chuyển hóa đối với chất canxi: cho chó uống dung dịch a giao đồng thời cho ăn canxi carbonat, thấy lượng canxi trong huyết thanh tăng cao. Tác dụng chống ngất: tinh chất a giao chế thành dịch có tác dụng chống chảy máu, ngất. Tiêm dung dịch a giao có tác dụng làm cho huyết áp thấp tăng lên. Tác dụng chuyển hóa tế bào lympho: a giao có tác dụng chuyển hóa tế bào lympho nơi người bị mụn nhọt sưng. Ngày nay, các nhà bào chế thuốc dùng a giao, đa số là da trâu, bò. Cao da trâu gọi là Ngưu Bì Giao hoặc Thủy Giao, có tác dụng nhuận táo, lợi đại tiểu trường, là thuốc chủ yếu để chữa đau, hoạt huyết của ngoại khoa, trị tất cả các chứng về huyết của nam và nữ. Sản phụ bị rong huyết do cơ năng còn có thể dùng các bài thuốc: cao da trâu 20g, ngải cứu tươi 15g, ngũ bội tử tán bột 15g. Sắc ngải cứu lấy nước, bỏ bã, thái cao da trâu cho vào đun loãng ra, rồi hòa với bột ngũ vị tử, uống ngày 1 thang. Nấu cháo cao a giao với gạo nếp dùng cho phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng. A giao là vị thuốc có liên hệ với huyết. A giao vị ngọt, tính bình thiên về bổ huyết, có tác dụng nhuận phế, chỉ khái. Lại do chất keo dính, béo, có thể ngưng cố huyết lạc cho nên tốt về chỉ huyết. Thường dùng trong các chứng thổ huyết, chảy máu cam, tiêu ra huyết, cũng như phụ nữ bị băng huyết, lậu huyết. A giao có thể nhuận phế, chỉ khái lại trị ho ra máu, cho nên nó là thuốc chính để trị phế lao. A giao không những dùng cho nội thương mà còn dùng cho những trường hợp sau khi bị nhiệt bệnh như: tâm phiền, mất ngủ do nhiệt làm tổn thương phần âm huyết, có thể dùng chung với thuốc thanh nhiệt. Trường hợp bệnh âm dịch hao tổn, huyết hư sinh phong thì có thể dùng chung với thuốc: tức phong, trấn kinh, thanh nhiệt. Vị này dùng sống hoặc sao đều có công dụng chỉ huyết, bổ huyết. Chỉ có dùng sống thì công hiệu tư âm mới tốt, dùng sao thì công dụng chỉ huyết mới mạnh. ThS. Lê Quốc Thịnh . Năm Sửu nói chuỵên cao da trâu Trong Đông dược có vị thuốc a giao là keo chế từ da con lừa. Tuy nhiên, ở nước ta, con lừa cũng có nhưng không phổ biến nên người ta thường thay thế bằng da. thuốc: cao da trâu 20g, ngải cứu tươi 15g, ngũ bội tử tán bột 15g. Sắc ngải cứu lấy nước, bỏ bã, thái cao da trâu cho vào đun loãng ra, rồi hòa với bột ngũ vị tử, uống ngày 1 thang. Nấu cháo cao. lửa cây dâu tằm luyện thành cao, sau 4 ngày 4 đêm thì thành a giao. Chọn loại da trâu già, dày, lông đen. Vào mùa xuân (khoảng tháng 2 -3 hằng năm) , lấy da trâu ngâm vào nước 2-5 ngày cho

Ngày đăng: 06/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w