Trai điệp - Thức ăn, vị thuốc Trai điệp (Sinohyriopsis cumingii Lea) thuộc họ trai cánh (Unionidae), là loại trai nước ngọt. Trai điệp sống ở vùng cát dưới đáy các sông hồ. Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có nhiều trai điệp. Có nơi, người ta cũng nuôi trai điệp để lấy ngọc. Những cư dân ở vùng ven biển thường bắt trai điệp về lấy thịt làm thức ăn như các loài trai khác. Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, trai điệp được dùng với tên thuốc là bạng, gồm thịt trai, nhớt trai và vỏ trai. Thịt trai điệp (bạng nhục) chứa protid, lipid, các muối khoáng Ca, P, Fe, Zn; các vitamin B1, B2, PP, C. Dược liệu có vị ngọt, mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, minh mục, giải độc chữa phiền nhiệt, háo khát, đới hạ, đau mắt đỏ, trĩ lậu, thấp sang. Dùng trong, lấy thịt trai 50g, thái nhỏ, nấu nhừ với lá bìm bìm non hoặc lá dâu non 30g. Thêm muối và gia vị cho đủ đậm. Ăn làm một lần trong ngày. Dùng ngoài, lấy thịt trai phơi khô, đốt tồn tính, rồi bôi xoa. Nhớt trai điệp (bạng lệ) chính là lớp chất nhày bao bọc toàn thân trai trong vỏ. Người ta lấy nhớt bằng cách bắt trai, dùng khăn lau sạch đất cát dính ở quanh miệng trai, rồi dùng một dao nhọn, lách vào giữa hai mép vỏ, banh rộng miệng trai ra. Lấy tăm bông sạch thấm nhớt mà bôi ngay vào vết thương để chữa bỏng (nhất là bỏng lửa). Sở dĩ có tác dụng như vậy vì nhớt trai điệp có phản ứng kiềm, khi bôi lên vết bỏng sẽ gây cảm giác dịu mát, dễ chịu, hết đau nhức. Vỏ trai điệp (bạng xác): Loại vỏ dày tốt hơn. Khi dùng, nướng trên lửa to hoặc than hồng cho vỏ đỏ lên, để nguội, tán thành bột mịn. Dược liệu có tên là bạng phấn (phấn vỏ trai) có vị mặn, tính hơi hàn, không độc, có tác dụng khai thông, tiêu đàm, tán ứ, chữa bạch đới, thủy thũng, phiên vị (ăn vào nôn ra), ho đờm đặc, đau mắt. Liều dùng hằng ngày: 6-10g, uống với ít rượu. DS. Hữu Bảo . Trai điệp - Thức ăn, vị thuốc Trai điệp (Sinohyriopsis cumingii Lea) thuộc họ trai cánh (Unionidae), là loại trai nước ngọt. Trai điệp sống ở vùng cát dưới đáy. trung du Bắc Bộ có nhiều trai điệp. Có nơi, người ta cũng nuôi trai điệp để lấy ngọc. Những cư dân ở vùng ven biển thường bắt trai điệp về lấy thịt làm thức ăn như các loài trai khác. Trong y học. Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, trai điệp được dùng với tên thuốc là bạng, gồm thịt trai, nhớt trai và vỏ trai. Thịt trai điệp (bạng nhục) chứa protid, lipid, các muối khoáng