Marketing trong lúc khó khăn: 5 việc cần tránh Kinh tế chậm chạp, khó dự đoán, viễn cảnh ảm đạm. Tất cả những từ đó đã được sử dụng để diễn tả bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2008 và thậm chí cả năm 2009. Standard & Poors tin rằng khó khăn kinh tế toàn cầu do khủng hoảng thị trường bất động sản và giá dầu cao chọc trời sẽ lên đến đỉnh điểm vào đầu năm sau. Vậy một nhà lãnh đạo có trách nhiệm cần phần phải làm gì? Có lẽ suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến công ty của bạn. Hoặc bạn có thể thấy nó đang tới nhưng không chắc khi nào nó sẽ xảy đến thực sự. Trong cả 2 trường hợp, điều quan trọng nhất là bình tĩnh và không mắc phải những sai lầm thường thấy mà các công ty thường gặp sau đây. 1. Hãy tằn tiện nhưng đừng hoảng hốt Các nền kinh tế sẽ phải trải qua chu kỳ mở rộng và thu hẹp. Đó là những gì chúng ta được học trong trường (nhưng hồi ấy chả mấy ai thực sự chú tâm). Vấn đề là, sách vở có thể "phán" về chu kỳ kinh tế, nhưng những người kinh doanh thực sự mới là người phải sống qua các thời kỳ khó khăn ấy. Chúng ta hạnh phúc với những khoản thời kỳ tăng trưởng, nhưng thời kỳ thu hẹp thì đầy gian khổ. Nếu bạn thông minh, bạn sẽ xoay sở tốt với sổ sách kế toán và vượt qua khỏi thời kỳ chậm chạp này. Nếu không, ban có thể phải cắt giảm và tiết kiệm. Chú ý chỉ nên cắt "mỡ", tránh cắt vào "cơ" càng ít càng tốt. 2. Marketing là "cơ" không phải "mỡ" Giống như các nhà đầu tư thông thái coi khi thị trường giảm là cơ hội để mua vào trong khi những người khác đang bán ra, những người làm marketing hiểu biết nhất thì hiểu rằng suy thoái là khoảng thời gian tốt nhất để tăng thị phần. Họ hiểu rằng bằng việc duy trì ngân sách marketing (hoặc thậm chí tăng ngân sách) họ cũng khó có thể trở thành dẫn đầu giữa lúc khó khăn, nhưng họ có thể tăng thêm thị phần và điều này là hết sức có lợi trong dài hạn. Những đồng đôla sử dụng vào việc marketing trong thời kỳ suy thoái giống như oxy trên đỉnh Everest - càng có ít thì giá trị bạn sở hữu càng lớn. Giảm ngân sách marketing là cách chắc chắn nhường sân cho đối thủ, những người có thể lên kế hoạch quyết liệt hơn trong thời kỳ suy thoái. 3. Đừng bị mất tập trung để theo đuổi một thứ không phải là sở trường Khi khách hàng trở nên lo lắng về nên kinh tế, họ sẽ cắt giảm chi tiêu. Đối với doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là ít giao dịch hơn, mua ít hơn, và có thể cả hai. Nhưng nếu bạn cố gắng mở rộng sản phẩm cốt lõi hoặc có dịch vụ hâp dẫn để làm hài lòng nhiều khách hàng hơn, khả năng là bạn có thể làm cho những khách hàng trung thành của mình trở nên kém thỏa mãn hơn trướng, điều này khiến họ có lý do để tiêu dùng sản phẩm ít đi. Bạn có lý do để không theo đuổi mục tiêu với những nhóm khách hàng nhận định, và đến tận bây giờ lý do đó có lẽ cũng chưa thay đổi. Hãy làm tất cả để bám lấy sản phẩm chủ đạo của bạn và tăng cường giá trị cho những khách hàng tốt nhất. 4. Đừng giảm giá Trong thời kỳ suy thoái, bạn thường dễ dàng giảm giá sản phẩm, để giúp thúc đẩy kinh doanh và giúp đỡ khách hàng (vì họ cũng đang gặp khó khăn). Nhưng kể cả gặp những khoảng thời gian khó khăn hay thuận lợi, giảm giá bán sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm trong con mắt khách hàng. Đã có lúc vào những năm 90, khi McDonald và Burger King triển khai bán sản phẩm Big Macs và Whoppers rộng rãi cho khách hàng với giá giảm. Điều đó đã khiến họ bị thua lỗ và phải mất mấy năm mới bù lại được. Nếu bạn muốn làm sản phẩm của bạn có giá cả phải chăng hơn, hãy làm thật cẩn thận và thật rõ ràng. 5. Đừng phớt lờ "con voi trong phòng"* Chúng ta sống trong vòng quay thông tin 24 giờ. Khi tin tức được tung ra, mọi người biết đến nó, và thông tin kinh tế vẫn đường tung ra hàng ngày. Bạn không cần thiết phải là một nhà kinh tế để hiểu rằng môi trường kinh doanh đang không thuận lợi lúc này, và và điều đó được mọi người cảm nhận mỗi khi họ đến cửa hàng tạp hóa hay đi đổ xăng. Thậm chí nếu doanh thu của công ty không tăng và mọi người biết điều đó, họ sẽ lo lắng. Hãy khiến họ hiểu rằng bạn đang điều hành được mọi thứ và đã có kế hoạch rất tốt. Không có ai nói cho chúng ta biết rằng điều gì đăng nằm ở phía trước trong vài tháng nữa. Chúng ta có thể thoát khỏi khó khăn nhanh chơn mong đợi, hoặc chúng ta sẽ chìm sau trong một hành trình ghập ghềnh kéo dài. Nhưng khách hàng sẽ vẫn cần phải ăn. Họ vẫn cần phải đi lại. Họ vẫn phải tìm các hình thức giải trí, quần áo, kỳ nghỉ, thức ăn nhanh, nước hoa, dụng cụ văn phòng, máy tính chủ, máy móc Thị trường trở nên khó khăn, những người chơi đã định rõ vị trí của mình sẽ tồn tại và phát triển. Hãy tránh những sai lầm trên, bạn sẽ trở thành một trong số đó. . Marketing trong lúc khó khăn: 5 việc cần tránh Kinh tế chậm chạp, khó dự đoán, viễn cảnh ảm đạm. Tất cả những từ đó đã được sử. thể trở thành dẫn đầu giữa lúc khó khăn, nhưng họ có thể tăng thêm thị phần và điều này là hết sức có lợi trong dài hạn. Những đồng đôla sử dụng vào việc marketing trong thời kỳ suy thoái giống. làm marketing hiểu biết nhất thì hiểu rằng suy thoái là khoảng thời gian tốt nhất để tăng thị phần. Họ hiểu rằng bằng việc duy trì ngân sách marketing (hoặc thậm chí tăng ngân sách) họ cũng khó