Manual programming Experience Handbook part 59 ppsx

5 137 0
Manual programming Experience Handbook part 59 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Code: GET /def/ HTTP/1.1 Host: www.abc.com User-Agent: Mozilla/5.0 (Windows; U; Windows NT 5.1; en-US; rv:1.7.6) Gecko/20050225 Firefox/1.0.1 Connection: Keep-Alive Như các bạn có thể thấy, 2 ví dụ trên đều dùng phương thức GET để request dữ liệu. Giờ hãy tưởng tượng, sau khi điền vào form 1 giá trị name là admin, age là 20, bạn bấm nút submit để gửi dữ liệu đến file process.php. Trên thanh address sẽ hiện ra url: process.php?name=admin&age=20 Nếu xem xét một cách kỹ lưỡng HTTP Request, ta sẽ thấy nó như sau: Code: GET /process.php?name=admin&age=20 HTTP/1.1 Host: www.abc.com User-Agent: Mozilla/5.0 (Windows; U; Windows NT 5.1; en-US; rv:1.7.6) Gecko/20050225 Firefox/1.0.1 Connection: Keep-Alive Tóm lại, khi dùng phương thức GET, trình duyệt sẽ gửi Request tới server với các tham số đặt trong dòng đầu tiên (request-line). Còn với phương thức POST thì sao? Thay nằm trong request-line, những tham số này được đặt trong phần request-body. Ví dụ ta giữ nguyên form trên, chỉ thay method="GET" bằng method="POST" và bấm Submit. Khi đó đây sẽ là HTTP Request "behind the scene": Code: POST / HTTP/1.1 Host: www.abc.com User-Agent: Mozilla/5.0 (Windows; U; Windows NT 5.1; en-US; rv:1.7.6) Gecko/20050225 Firefox/1.0.1 Content-Type: application/x-www-form-urlencoded Content-Length: 40 Connection: Keep-Alive name=admin&age=20 Có thể dễ dàng thấy rằng, ngoài việc thêm một số dòng vào phần header: Code: Content-Type: application/x-www-form-urlencoded Content-Length: 40 Connection: Keep-Alive thì phương thức POST đã "cất" các tham số của mình trong phần request-body. Điều này hiển nhiên khác hẳn phương thức GET. Bài học hôm nay chính thức được kết thúc ở đây <:-P (và tớ cũng đi xem phim smallville tiếp đây ) identical(UDS) Một số thao tác với file Làm việc với hệ thống file trên web server là một việc không mấy khó khăn trong PHP. Bài hôm nay sẽ đề cập đến Một số thao tác với file trong PHP. 1. Mở file Để mở file trong PHP, ta sử dụng hàm fopen. Hàm này nhận 2 đối số: tên file và chế độ. Cách sử dụng như sau: PHP Code: $handle = fopen(filename, mode); Filename là một xâu cho thấy đường dẫn tới file cần mở. Ví dụ: '/home/httpd/webapp/logs/errorlog.log' Mode chỉ ra cách thức ta muốn mở file. Sau đây là các giá trị có thể có của mode: r File mở ở trạng thái chỉ đọc. Con trỏ file đặt ở đầu file. r+ File mở ở trạng thái cả đọc và ghi. Con trỏ file đặt ở đầu file. w File mở ở trạng thái chỉ ghi. Nếu file ko tồn tại, nó sẽ được tạo. Nếu file tồn tại, nội dung sẽ bị xóa. Con trỏ file đặt ở đầu file. w+ File mở ở trạng thái cả đọc và ghi. Nếu file tồn tại, nội dung sẽ bị xóa. Nếu ko tồn tại, file sẽ được tạo. Con trỏ file đặt ở đầu file. a File mở ở trạng thái ghi thêm. Con trỏ file đặt ở cuối file. a+ File mở ở trạng thái đọc và ghi thêm. Con trỏ file đặt ở cuối file. x File sẽ được tạo ở trạng thái chỉ ghi. Nếu file tồn tại, hàm trả giá trị FALSE. Nếu file chưa có, hiển nhiên nó sẽ được tạo. x+ File sẽ được tạo ở trạng thái cả đọc và ghi. Nếu file tồn tại, hàm trả giá trị FALSE. Nếu file chưa có, hiển nhiên nó sẽ được tạo. 2. Mở 1 file "từ xa" (remote file) Để mở 1 file ko nằm trong máy chủ local, ta có thể sử dụng hàm fopen như bình thường, chỉ khác filename là địa chỉ của file cần mở. Ví dụ như sau: PHP Code: $handle = fopen('http://fileserver/userdata.csv', 'r'); 3. Đóng file Sau khi hoàn tất các lệnh với file, bạn cần phải đóng file lại để báo cho PHP biết mọi việc đã kết thúc. Nó đảm bảo rằng nội dung file đã được ghi xuống một cách đầy đủ. Ta chỉ việc dùng hàm fclose: PHP Code: fclose($file); 4. Đọc file Bạn có thể dùng một số hàm khác nhau để đọc file. Hàm fgets đọc một dòng trong file text và trả lại kết quả là dòng đó. Hàm fgetc đọc một ký tự duy nhất và trả lại kết quả là ký tự đó. Hàm fread đọc dữ liệu nhị phân và trả lại giá trị vào một buffer. Để kiểm tra xem đã hết file hay chưa, ta sử dụng feof. Hàm này trả về giá trị TRUE nếu đã hết file, FALSE nếu vẫn chưa hết. Cần nhớ, chúng ta phải quan tâm đến vị trí của con trỏ file. Con trỏ file có thể ở vị trí bắt đầu file (0), hoặc ở cuối file, hoặc ở chỗ nào đó trong file. Giờ ta xét ví dụ sau: PHP Code: function read_text_file($in_filename) { $file = fopen($in_filename, 'r'); $output = array(); while (!feof($file)) { $buf = fgets($file); $output[] = $buf; } fclose($file); return $output; } Bạn có thể đoán được: Hàm read_text_file() trên đây nhận vào một đối số là tên file, sau đó trả về một mảng $output chứa nội dung file, mỗi phần tử trong mảng là 1 dòng. Cụ thể: Hàm fopen() ban đầu sẽ mở file ở chế độ chỉ đọc. Hàm $output được khởi tạo là rỗng. Chừng nào vẫn còn chưa hết file, ta lần lượt dùng fgets() đọc từng dòng trong file và đưa vào biến $buf. Sau đó gán $buf cho 1 phần tử của mảng $output. Cuối cùng, ta đóng file đó lại và trả về mảng $output. Cũng còn một cách khác để đọc file, đó là sử dụng hàm file_get_contents. Khi sử dụng hàm này, toàn bộ nội dung file sẽ được trả về trong một xâu duy nhất. Rất tiện lợi, và bạn ko cần phải dùng đến hàm fopen hay fclose. Cứ để PHP tự lo lấy! 5. Ghi file Khi làm việc với file text, ta ghi file bằng hàm fwrite như sau: PHP Code: $fruit = array( 'apple', 'orange', 'banana', 'peach'); $file = fopen('fruity.txt', 'w'); foreach ($fruit as $string) { $result = fwrite($file, $string); } fclose($file); Cực kỳ đơn giản phải ko bạn? Đoạn code trên mở file dưới dạng chỉ ghi, sau đó lần lượt duyệt qua các phần từ của mảng $fruit và ghi chúng vào file. Tuy vậy, khi làm việc với file nhị phân, chúng ta cần bổ sung thêm một đối số cho hàm fwrite. Như ví dụ sau đây: PHP Code: $binary_data = get_image_bytes(); $file = fopen('imagedata.jpg', 'w'); $result = @fwrite($file, $binary_data, mb_strlen($binary_data, '8bit')); fclose($file); Đối số thứ 3, ở trong ví dụ trên là mb_strlen($binary_data, '8bit') sẽ xác định một

Ngày đăng: 06/07/2014, 01:20