1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn Công dân 8-ôn thi HKII

3 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 39 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN CÔNG DÂN – LỚP 8 1/ Nêu những tệ nạn xã hội? Tác hại? Biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?  Trả lời : Các tệ nạn xã hội bao gồm : Cờ bạc, ma tuý, mại dâm. Tác hại : Ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần, đạo đức con người, làm suy thoái giống nòi dân tộc và rối loạn trật tự xã hội, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Biện pháp : Chúng ta phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. Cần tuân theo những qui định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương. 2/ Kể tên những loại vũ khí, chất cháy nổ, chất độc hại?  Trả lời : Các loại vũ khí là : Súng, boom, dao, mã tấu… Các chất cháy nổ là : Xăng, dầu, thuốc súng… Các chất độc hại là : Thuốc trừ sâu, thuốc xịt muổi… 3/ Trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc phòng chống vũ khí, chất cháy nổ, chất độc hại?  Trả lời : - Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Tuyên truyền, vận động gia đình bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên. - Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên. 4/ Quyền sở hữu tài sản bao gồm những quyền nào? Thế nào là quyền định đoạt? Ai trong số ba người sau có quyền sở hữu chiếc xe? - Người chủ xe - Người mượn xe - Người mua lại xe  Trả lời : Quyền sở hữu tài sản bao gồm : - Quyền chiếm hữu - Quyền sử dụng - Quyền định đoạt Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá bỏ, vứt bỏ… Người có quyền sở hữu chiếc xe là : Người chủ xe và người mua lại xe. 5/ Phân biệt những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân và những tài sản của nhà nước?  Trả lời : Tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân Tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước Tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân bao gồm : Thu nhập hợp pháp, của cải đề dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế. Tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước bao gồm : Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội… 6/ Công dân có nghĩa vụ gì trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?  Trả lời : Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. - Không được xâm phạm ( lấn chiếm, phá hoại. hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân) tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng - Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí. 7/ Khi nào công dân có quyền khiếu nại, tố cáo? Việc công dân có quyền khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa gì?  Trả lời : Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo khí : Biết về một vụ, việc vi phạm pháp liaajt của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức. Việc công dân có quyền khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa là : Quyền khiếu nại và tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật. Công dân khi thực hiện quyền khiếp nại, tố cáo cần trung thực, khách quan, thân trọng. 8/ Thể nào là quyền tự do ngôn luận? Những ai được thực hiện quyền tự do ngôn luận? Và khi thực hiện quyền tự do ngôn luận thì phải làm như thế nào?  Trả lời : Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. Tất cả mọi công dân đều được thực hiện quyền tự do ngôn luận. Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận thì phải tuân theo quy định của pháp luật, đề phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. 9/ Nêu vai trò của pháp luật? Lấy ví dụ đề minh hoạ?  Trả lời : Vai trò của pháp luật là : Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hoá xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội. Ví dụ : Pháp luật bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân : Điều 48 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau :”Anh, chị, em có bồn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con” 10/ Chứng minh tích bắt buộc của pháp luật nước ta?  Trả lời : Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định. Ví dụ :Điều 189. Tội huỷ hoại rừng : Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiệm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.  Bắt bắt buộc của pháp luật. Người soạn : Vương Bảo Thịnh – Lớp 8-1 . huy quyền làm chủ của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội. Ví dụ : Pháp luật bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân : Điều 48 của Luật. vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội… 6/ Công dân có nghĩa vụ gì trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?  Trả lời : Công dân có nghĩa vụ tôn. quả, không tham ô, lãng phí. 7/ Khi nào công dân có quyền khiếu nại, tố cáo? Việc công dân có quyền khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa gì?  Trả lời : Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo khí : Biết

Ngày đăng: 06/07/2014, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w