SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT VÕ VĂN TẦN ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN HOÁ 12CB- Năm học: 2009-2010 Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 134 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Cặp chất không xảy ra phản ứng là: A. Al 2 O 3 + NaOH B. Fe + CuSO 4 . C. Fe + Zn(NO 3 ) 2 . D. Cu + Fe(NO 3 ) 3 . Câu 2: Cho 0,69 g natri tác dụng với nước thu được 250,0 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch NaOH thu được là: (Cho biết Na =23, Cl =35,5; O =16, H =1) A. 0,12 M. B. 1, 2 M. C. 0,1M. D. 0,2M. Câu 3: Cho 16,0 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe 2 O 3 , CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch HCl 2,0 M. Khối lượng muối thu được là: (Cho biết Cu = 64, Fe =56, Mg =24, Cl =35,5; O =16, H =1) A. 32,5 gam. B. 33,5 gam. C. 13,9 gam. D. 27,1 gam. Câu 4: Dãy nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tính khử tăng dần: A. Zn, Sn, Ni, Pb B. Pb, Ni, Sn, Zn C. Zn, Ni, Sn, Pb D. Pb, Sn, Ni, Z Câu 5: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO 3 và H 2 SO 4 loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây? A. NO. B. NO 2 . C. N 2 O. D. NH 3 . Câu 6: Cho phản ứng: a Fe + b H 2 SO 4 đặc, nóng → c Fe 2 (SO 4 ) 3 + d SO 2 + e H 2 O Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Thì tổng (a+b) bằng A. 2 B. 7 C. 1 D. 8 Câu 7: Nguyên tắc sản xuất gang trong công nghiệp là: A. Dùng khí H 2 để khử các quặng oxít sắt ở nhiệt độ cao D. Cả A, B đều đúng B. Dùng khí CO để khử các quặng oxít sắt ở nhiệt độ cao C. Điện phân nóng chảy các quặng oxít sắt Câu 8: Cặp chất không xảy ra phản ứng là: A. dung dịch AgNO 3 và dung dịch KCl. B. dung dịch NaNO 3 và MgCl 2 . C. dung dịch NaOH và Fe(NO 3 ) D. BaO và H 2 O. Câu 9: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuSO 4 , ZnSO 4 , MgSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , Cr 2 (SO 4 ) 3 . Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là: A. 3. B. 5 C. 4. D. 2. Câu 10: Nhiệt phân 10,0 g CaCO 3 thu được 1,68 lít khí (đkc). Hiệu suất của phản ứng phân hủy là: (Cho biết Ca =40, C =12; O =16) A. 80, 0 B. 75,0 % C. 42,0 % D. 67,0% Câu 11: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm? A. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là quặng boxit. B. Ở ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA. C. Cấu hình electron [Ne] 3s 2 3p 1 . D. Mức oxi hóa đặc trưng +1, +2, +3. Câu 12: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là: A. Na 2 CO 3 và HCl. B. Na 3 PO 4 và Ca(OH) 2 vừa đủ. C. Na 2 CO 3 và Na 3 PO 4 . D. Na 2 CO 3 và Ca(OH) 2 vừa đủ. Câu 13: Cho 7,8 g một kim loại M hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HNO 3 loãng thu được 1,792 lit khí NO duy nhất (đktc). Kim loại M là: A. Mg (24) B. Zn (65) C. Cu (64) D. Ni (59) Câu 14: Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là A. NaCl. B. K 2 CO 3 . C. AlCl 3 . D. NaHSO 4 . Câu 15: Phản ứng nào sau đây giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động A. CaCO 3 + CO 2 + H 2 O → Ca(HCO 3 ) 2 . B. Ca(HCO 3 ) 2 → CaCO 3 + CO 2 + H 2 O. C. Ca(OH) 2 + 2CO 2 → Ca(HCO 3 ) 2 . D. CaCO 3 → CaO + CO 2 . Câu 16: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là: A. Ca và Fe. B. Na và Cu. C. Mg và Zn. D. Fe và Cu. Câu 17: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là: A. K 2 SO 4 . B. KCl C. MgCl 2 . D. Ba(NO 3 ) 2 . Câu 18: Cation M + có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s 2 3p 6 là: A. Li + . B. Rb + . C. K + D. Na + . Câu 19: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe 3+ ? A. [Ar]3d 5 . B. [Ar]3d 6 . C. [Ar]3d 3 . D. [Ar]3d 4 . Câu 20: Nhôm hidroxit thu được từ cách nào sau đây? A. Điện phân dung dịch AlCl 3 . B. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat. Trang 1/2 - Mã đề thi 134 C. Cho dung dịch NH 3 dư vào dung dịch AlCl 3 . D. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl 3 . Câu 21: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng, vừa tác dụng được với dung dịch CuSO 4 ? A. Zn, Ni, Mg B. Zn, FeO, Hg C. Al, Fe, Sn D. Ag, Fe, C Câu 22: Để phân biệt CO 2 và SO 2 chỉ cần dùng thuốc thử là A. dung dịch Ba(OH) 2 dư. B. Dung dịch nước vôi trong dư. C. dung dịch NaOH. D. nước brom. Câu 23: Cho pứ : CrCl 3 + Cl 2 + NaOH → Na 2 CrO 4 + NaCl + H 2 O. Khi cân bằng pứ trên, hệ số của CrCl 3 là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra: A. sự khử Fe 2+ và sự khử Cu 2+ . B. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. C. sự khử Fe 2+ và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu 2+ Câu 25: Cho dãy các chất: Cr(OH) 3 , Al 2 (SO 4 ) 3 , Mg(OH) 2 , Zn(OH) 2 , Al 2 O 3 , CrO 3 . Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là : A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 26: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại X, Y thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kì liên tiếp. Cho 0,88g hỗn hợp A tác dụng hết với dd HCl thu được 672 ml H 2 (đktc). X và Y là : (Cho biết Be =9, Mg =24, Ca =40, Sr =88, Ba = 137) A. Ca, Sr B. Sr, Ba C. Mg, Ca D. Be, Mg Câu 27: Tất cả các kim loại Al, Cr, Ag, Cu đều tác dụng được với dung dịch A. HNO 3 loãng, nguội. B. HCl loãng. C. H 2 SO 4 đặc, nguội D. NaOH. Câu 28: Đốt cháy bột crom trong oxi dư thu được 3,8 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là: (Cho biết Cr = 52, O =16) A. 1,74 gam B. 1,3 gam C. 1,19 ga D. 2,6 gam Câu 29: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch FeCl 3 tác dụng với dung dịch A. KNO 3 B. Na 2 SO 4 . C. NaOH. D. CuSO 4 . Câu 30: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm? A. Al tác dụng với Fe 2 O 3 nung nóng B. Al tác dụng với Cr 2 O 3 nung nóng C. Al tác dụng với CuO nung nóng. D. Al tác dụng với dung dịch NaOH. Câu 31: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch AgNO 3 giải phóng kim loại Ag là: A. Al và Ag. B. Ni và Zn C. Pt và Mg D. Au và Fe Câu 32: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl 2 là: A. dùng Na khử Mg 2+ trong dung dịch MgCl 2 . B. điện phân MgCl 2 nóng chảy. C. điện phân dung dịch MgCl 2 . D. nhiệt phân MgCl 2 . Câu 33: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch: A. HNO 3 . B. Cu(NO 3 ) 2 . C. AgNO 3 . D. Fe(NO 3 ) 2 . Câu 34: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là: A. Na, Fe, K, Mg. B. Na, Cr, K, Ca. C. Rb, Ba, K, Cs. D. Be, Na, Ca, Ba. Câu 35: Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm? A. số electron ngoài cùng của nguyên tử. B. cấu tạo đơn chất kim loại. C. số lớp electron. D. số oxi hoá của nguyên tố trong hợp chất. Câu 36: Nhỏ từ từ dung dịch H 2 SO 4 loãng vào dung dịch K 2 CrO 4 thì màu của dung dịch chuyển từ: A. màu vàng sang màu da cam. B. màu da cam sang màu vàng. C. không màu sang màu vàng. D. không màu sang màu da cam. Câu 37: Cho phản ứng hoá học : Al + HNO 3 → Al(NO 3 ) 3 + NO 2 + H 2 O Số phân tử HNO 3 bị Al khử và số phân tử HNO 3 tạo muối nitrat trong phản ứng là : A. 3 và 3. B. 3 và 2. C. 1 và 3. D. 4 và 3. Câu 38: Hỗn hợp X gồm Al và Fe. Chia m gam hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 13,44 lít khí H 2 (đktc). - Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 10,08 lít khí H 2 (đktc). m có giá trị là: (Cho biết Fe=56, Al =27, Na=23, Cl =35,5; O =16, H =1) A. 33,0 gam. B. 16,5 gam. C. 8,4 gam. D. 8,1 gam. Câu 39: Khi cho dung dịch Ca(OH) 2 vào dung dịch Ca(HCO 3 ) 2 thấy có: A. kết tủa trắng xuất hiện. B. bọt khí và kết tủa trắng. C. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. D. bọt khí bay ra. Câu 40: Cho 28,8 gam bột Cu vào 200ml hỗn hợp axit HNO 3 1,0M và H 2 SO 4 0,5M thấy thoát ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là: (Cho biết Cu =64, S =32, N =14; O =16, H =1) A. 6,72 lít. B. 2,24 lít. C. 1,12 lít D. 4,48 lít. HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 134 . DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT VÕ VĂN TẦN ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN HOÁ 12CB- Năm học: 2009-2010 Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 134 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu. phân dung dịch AlCl 3 . B. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat. Trang 1/2 - Mã đề thi 134 C. Cho dung dịch NH 3 dư vào dung dịch AlCl 3 . D. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch. =14; O =16, H =1) A. 6,72 lít. B. 2,24 lít. C. 1,12 lít D. 4,48 lít. HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 134