Giáo án Sinh học 12 - DI TRUYỀN HỌC - GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN docx

4 817 3
Giáo án Sinh học 12 - DI TRUYỀN HỌC - GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phần năm: DI TRUYỀN HỌC Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN 1.Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải nắm được khái niệm gen, cấu trúc của gen.Thấy được thông tin di truyền chính là trình tự các nuclêôtit trên gen. - Hiểu và nắm được khái niệm, đặc điểm của mã di truyền. - Mô tả được các bước trong quá trình nhân đôi ADN. 2.Phương tiện dạy học: - Máy chiếu projecto và phim nhân đôi ADN -Tranh vẽ phóng hình 1.2 hoặc mô hình lắp ghép nhân đôi ADN. 3.Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị sách, vở học của học sinh. - Giới thiệu về chương trình môn học- Phương pháp học tập bộ môn. - Yêu cầu của bộ môn. 4. Kiểm tra bài cũ: 5. Giảng bài mới: Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN *Em hãy nêu khái niệm gen? *Theo em 1 phân tử ADN chứa 1 hay nhiều gen?Gt *Quan sát hình 1.1 và nội dung phần I.2 SGK em hãy nêu cấu trúc chung của gen cấu trúc? (số vùng, vị trí và chức năng của mỗi vùng) + Ở sinh vật nhân sơ gen cấu trúc có vùng mã hoá liên tục còn sinh vật nhân thực thường xen kẽ đoạn mã hoá (êxôn) là đoạn không mã hoá (intron)  gen phân mảnh * Có 4 loại Nu cấu tạo nên ADN và khoảng 20 loại axit amin cấu I.Gen: 1. Khái niệm: - Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN. 2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc: a) Vùng điều hoà: -Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen. -Trình tự các Nu của vùng tham gia vào quá trình phiên mã và điều hoà phiên mã. b)Vùng mã hoá: -Mang thông tin mã hoá các axit amin. -Ở sinh vật nhân sơ gen không phân mảnh còn sinh vật nhân thực gen thường phân mảnh. c)Vùng kết thúc: -Nằm ở đầu 5' cuả mạch mã gốc gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã. II. Mã di truyền: tạo nên prôtêin. Vậy từ ADN  prôtêin ??? * Với 4 loại Nu mà 3Nu tạo thành 1 bộ ba  có bao nhiêu bộ ba( triplet) ? + Trong 64 bộ ba( triplet) có 3 bộ ba không mã hoá aa  61 bộ ba mã hoá aa( codon) * Các bộ ba trong sinh giới có giống nhau không? * Mỗi 1 bộ ba chỉ mã hoá 1 axit amin(đặc hiệu) khoảng 20 loại axit amin mà có 61 bộ ba  ???(tính thoái hoá) * Quan sát hình 1.2 và nội dung phần III SGK( Hoặc xem phim) em hãy nêu thời điểm và diễn biến quá trình nhân đôi ADN. + Ở SV nhân thực thường tạo 1. Khái niệm: -Trên gen cấu trúc cứ 3 Nu đứng liền nhau mã hoá cho 1 axit amin- Bộ ba mã hoá( triplet). - Với 4 loại Nu  64 bộ ba mã hoá trong đó có 3 bộ ba kết thúc( UAA, UAG, UGA) không mã hoá axit amin và 1 bộ ba mở đầu( AUG) mã hoá a.amin Met( SV nhân sơ là foocmin Met) 2. Đặc điểm: -Mã di truyền được dọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba Nu không gối lên nhau. -Mã di truyền có tính phổ biến( hầu hết các loài đều có chung 1 bộ ba di truyền). -Mã di truyền có tính đặc hiệu. -Mã di truyền mang tính thoái hoá. III. Quá trình nhân đôi ADN: 1.Bước 1:(Tháo xoắn phân tử ADN) -Nhờ các enzim tháo xoắn 2 mạch phân tử ADN tách nhau dần lộ ra 2 mạch khuôn và tạo ra chạc hình chữ Y ( chạc sao chép). 2. Bước 2:(Tổng hợp các mạch ADN mới) nhiều chạc sao chép  rút ngắn thời gian nhân đôi ADN + Các đoạn Okazaki có chiều tổng hợp ngược với mạch kia và có sự tham gia của ARN mồi, enzim nối ligaza * Em có nhận xét gì về 2 phân tử ADN mới và với phân tử ADN mẹ? -2 mạch ADN tháo xoắn được dùng làm mạch khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung( A liên kết với T, G liên kết với X). -Mạch khuôn có chiều 3’  5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch khuôn có chiều 5’  3’ thì mạch mới được tổng hợp từng đoạn( Okazaki) rồi sau đó nối lại với nhau. 3. Bước 3:( 2 phân tử ADN được tạo thành) - Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của phân tử ADN ban đầu( bán bảo toàn) và 1 mạch mới được tổng hợp. 6. Củng cố: -Nêu nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn và ý nghĩa quá trình nhân đôi ADN? -Giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch được tổng hợp từng đoạn( Các Nu liên kết với nhau theo chiều 5’  3’ nên mạch khuôn có chiều 5’  3’ các Nu không liên kết được với nhau liên tục do đó cần ARN mồi tạo điểm liên kết hình thành đoạn Okazaki ) 7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: . Phần năm: DI TRUYỀN HỌC Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN 1.Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải nắm được khái niệm gen, cấu trúc. tin di truyền chính là trình tự các nuclêôtit trên gen. - Hiểu và nắm được khái niệm, đặc điểm của mã di truyền. - Mô tả được các bước trong quá trình nhân đôi ADN. 2.Phương tiện dạy học: -. projecto và phim nhân đôi ADN -Tranh vẽ phóng hình 1.2 hoặc mô hình lắp ghép nhân đôi ADN. 3.Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ s - chuẩn bị sách, vở học của học sinh. - Giới thiệu về chương trình

Ngày đăng: 05/07/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan