Thuật ngữ vần L,M

6 257 0
Thuật ngữ vần L,M

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

+ Lượng mưa là lượng nước trong khí quyển rơi xuống mặt đất ở một địa điểm trong một thời gian nhất định (ngày, tháng, năm ). Lượng mưa xác định bằng bề dày của lớp nước tính bằng milimét đã rơi tới một bề mặt phẳng, chưa chảy đi nơi khác, chưa thấm xuống đất và chưa bị bốc hơi. + Lượng mưa trung bình là giá trị trung bình của lượng nước rơi ở một địa điểm trong một thời gian nhất định (ngày, tháng, năm). Ví dụ: lượng mưa trung bình năm ở Việt Nam là 1.800mm Mực nước biển là mực chuẩn được dùng để tính độ cao của địa hình, căn cứ vào mực nước trung bình ở biển trong trường hợp không có sóng, thuỷ triều và các nhiễu động khác. + Lớp trung gian là một trong ba lớp cấu tạo Trái Đất, nằm ở vị trí trung gian giữa lớp vỏ Trái Đất và nhân Trái Đất. + Lớp vỏ Trái Đất là quyển trên cùng của cấu trúc địa quyển Trái đất, ranh giới trên là tầng bình lưu, ranh giới dưới là mặt Mokho. Bề dày trung bình của vỏ Trái Đất là 35 km, nơi dày đạt tới 70 km; nơi mỏng nhất là đáy đại dương chỉ khoảng 5 km. Lớp vỏ Trái Đất chia thành hai kiểu là: lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương. + Luyện kim thuộc lĩnh vực khoa học kĩ thuật và ngành công nghiệp điều chế các kim loại từ quặng hoặc từ các nguyên liệu khác, chế biến các hợp kim, gia công phôi kim loại bằng áp lực, bằng cách thay đổi các thành phần hoá học và cấu trúc để tạo ra những tính chất phù hợp với yêu cầu sử dụng. + Luyện kim đen là ngành công nghiệp sản xuất ra gang, thép. Luyện kim đen phải tiến hành qua ba giai đoạn liên tiếp: nấu gang chảy trong lò cao, luyện thép và cán thép. + Luyện kim mầu là ngành công nghiệp sản xuất ra các kim loại có mầu như: đồng, kẽm, chì, nhôm và các kim loại hiếm, kim loại quý như: vônphram, môlipđen, vàng, bạc Phần lớn các quặng kim loại mầu đều có hàm lượng kim loại rất thấp. 1 + Lục địa (đại lục) là khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất, xung quanh có biển và đại dương bao bọc. Lục địa có hai bộ phận: bộ phận nổi trên mặt nước biển là bộ phận lớn nhất, bộ phận nhỏ hơn, chìm dưới mặt nước là rìa lục địa, gồm có: thềm lục địa, sườn hay dốc lục địa và bờ lục địa. Trên Trái Đất có 6 đại lục là: đại lục Á-Âu, rộng 50,7 triệu km 2 , đại lục Phi, rộng 29,8 triệu km 2 , đại lục Bắc Mĩ, rộng 20 triệu km 2 , đại lục Nam Mĩ, rộng 17,6 triệu km 2 , đại lục Nam Cực, rộng 14 triệu km 2 và đại lục Ôxtrâylia, rộng 7,6 triệu km 2 . Theo thuyết “lục địa trôi” thì tất cả các đại lục trên bề mặt Trái Đất đều từ một đại lục thống nhất ban đầu tách ra, trôi dạt theo các hướng khác nhau. Hiện nay quá trình trôi dạt của các đại lục này vẫn còn đang tiếp diễn. + Lưu vực sông là lãnh thổ trên đó sông nhận được nguồn cung cấp nước. Lưu vực sông bao gồm hai phần: lưu vực mặt và lưu vực ngầm. Lưu vực sông có tác động quan trọng tới các dòng chảy sông ngòi. Kích thước lưu vực có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng dòng chảy sông ngòi + Lực Côriôlit là lực làm các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng là lực Côriôlit. Lực này làm lệch hướng các chuyển động theo hướng Bắc - Nam hoặc ngược lại của gió, các dòng sông, các viên đạn pháo trên bề mặt Trái Đất do ảnh hưởng của vận động tự quay của Trái Đất. Nếu người quan sát đứng trên bề mặt Trái Đất, nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì ở bán cầu Bắc, bao giờ cũng lệch sang phải, còn nếu ở bán cầu Nam thì bao giờ cũng lệch sang trái. + Măcma là hỗn hợp các silicát nóng chảy và bão hoà khí, nằm ở dưới sâu trong lớp vỏ Trái Đất, nơi có nhiệt độ trên 1.000 0 C, có độ sâu từ vài chục đến 700km. + Mây là một loại sản phẩm của sự ngưng tụ hơi nước trong khí quyển ở trên cao dưới dạng các hạt nước nhỏ li ti hoặc các hạt băng lơ lửng thành từng đám mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Tuỳ theo hình dáng và độ cao xuất hiện, mây được phân ra 4 loại chính: mây ti (Cirrus- Ci 2 ), mây tích (Cumulus- Cu), mây tầng (Stratus- St) và mây vũ (Nimbus- Ni). Mây tầng là loại mây thấp, màu xám, lơ lửng ở độ cao dưới 2000m, có hình thù giống như một bức màn giăng liên tục trên bầu trời vào những ngày thời tiết xấu, có thể có mưa phùn + Mưa có 3 loại: mưa dầm, mưa rào, mưa phùn và có hai dạng: mưa nước và mưa rắn (tuyết hoặc đá). + Mưa đá là hình thức nước rơi ở thể rắn, chủ yếu gồm các hạt nước đá có đường kính từ 5-55mm hoặc lớn hơn nữa. Mưa đá thường xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng, oi bức về mùa hạ, khi các luồng khí đối lưu từ mặt đất bốc lên mạnh khiến cho các hạt nước mưa bị đẩy lên cao, nhiệt độ giảm dưới 0 o C trở thành các hạt băng. Các hạt băng lớn dần qua mỗi lần bị đẩy lên cao, cuối cùng rơi xuống đất thành các hạt mưa đá. Mưa đá xảy ra trong một thời gian ngắn, trên một phạm vi lãnh thổ nhỏ hẹp, nhưng sự phá hoại của nó lại rất lớn. Mưa dầm là mưa kéo dài do mây trung tầng và vũ tầng dày đặc, mưa dầm có thể dưới dạng mưa nước hoặc mưa tuyết. + Mưa phùn thường rơi từ mây tằng, hay tằng tích, hạt mưa là những giọt nước hay hoa tuyết nhỏ. + Mưa rào rơi từ mây vũ tích, có cường độ lớn không kéo dài, về mùa nóng mưa rào thường là những giọt nước lớn, hạt băng hoặc hạt đá (mưa đá), về mùa đông ở các vĩ độ cao thường là dạng mưa tuyết. + Mưa tuyết chỉ thấy ở những vùng có vĩ độ cao về mùa đông, không thấy về mùa hè, còn ở các vùng xích đạo hoặc nhiệt đới quanh năm không mưa tuyết. + Mặt đệm là lớp phủ trên bề mặt Trái Đất, bao gồm: bề mặt địa hình, núi, thung lũng, đồng bằng , lớp phủ rừng, đồng cỏ, đồng ruộng, mặt nước sông, hồ, biển, đại dương, hoang mạc Bề mặt đệm có các đặc điểm không đồng nhất tại các vùng khác nhau, sẽ chi phối các quá trình tiếp nhận năng lượng bức xạ mặt trời, trao đổi vật chất và năng lượng, điều chỉnh hoàn lưu khí quyển, góp phần tạo nên sự phân hoá và sự khác biệt trong đặc điểm khí hậu tại mỗi địa phương. 3 + Mặt cắt ngang lòng sông là mặt phẳng thẳng góc với hướng dòng và bị giới hạn bởi đáy ở dưới, bởi dốc thành sông ở cạnh và đường mực nước ở phía trên. Khi có lớp băng, người ta lấy ranh giới trên của mặt cắt ngang là đường mực nước ở chỗ lõm + Mặt phẳng quỹ đạo (Mặt phẳng hoàng đạo) là mặt phẳng có chứa quỹ đạo của tâm Trái Đất khi quay quanh Mặt Trời + Mặt Trăng là thiên thể quay Trái Đất và cách xa Trái Đất trung bình 384000km. Bán kính của Mặt Trăng là 1.738km. Trọng lực của nó so với Trái Đất nhỏ hơn 6 lần. Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng, mà được Mặt Trời chiếu sáng. Từ Trái Đất nhìn lên Mặt Trăng có lúc tròn có lúc khuyết, chính là vì người quan sát trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng ở những vị trí khác nhau nó chuyển động quanh Trái Đất. Khi Mặt Trăng quay được nửa chiếu sáng về Trái Đất, thì lúc đó là thời kỳ trăng tròn (giữa tháng). Nếu toàn bộ nửa không được chiếu sáng quay về phía Trái Đất thì lúc đó là thời kỳ không Trăng (đầu tháng). Ở những vị trí trung gian khi Mặt Trăng quay về phía Trái Đất chỉ một bộ phận được chiếu sáng và một bộ phận nằm trong bóng tối thì đó là thời kỳ + Mặt Trăng khuyết (thượng tuần và hạ tuần). Mặt Trăng quay một vòng trọn vẹn xung quanh Trái Đất mất 27 ngày 1/3. Tuy nhiên, trong thời gian Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất vẫn di chuyển trên qũy đạo quanh Mặt Trời, vì vậy để trở lại vị thế xuất phát Mặt Trăng phải di chuyển thêm 2 ngày nữa. Ví dụ : vị thế xuất phát là ngày rằm (trăng tròn) thì khi Mặt Trăng có lại vị thế trăng tròn phải mất tất cả 29 ngày 1/2). Chính vì vậy nên một tháng âm lịch phải có 29 hoặc 30 ngày. Có một điều đáng lưu ý là thời gian và hướng quay của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất hoàn toàn trùng lặp với thời gian và hướng tự quay của nó quanh trục. Vì vậy, người quan sát trên Trái Đất bao giờ cũng chỉ nhìn thấy một phía của Mặt Trăng, mà không bao giờ nhìn thấy phía bên kia. Một ngày trên Mặt Trăng, như vậy là bằng một tháng trên Trái Đất. Trên Mặt Trăng cũng không có khí quyển vì vậy thế giới trên Mặt Trăng là một thế giới không có âm thanh, 4 không có các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp… Biên độ, nhiệt độ giữa ngày và đêm của Mặt Trăng rất lớn (290 0 C). Quá trình phong hoá các loại đá ở đây chỉ xẩy ra do sự thay đổi của nhiệt độ. + Mặt Trời là thiên thể lớn nằm ở trung tâm hệ Mặt Trời. Đường bán kính của nó lớn gấp 109 lần đường kính Trái Đất. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời bằng 149.5 triệu km. Mặt trời có thể coi như một khối hơi cháy khổng lồ. Càng đi sâu vào trung tâm, nhiệt độ và áp xuất càng tăng. Bộ phận bên ngoài Mặt trời phát ra ánh sáng, có nhiệt độ cao gần 6000 0 C là lớp quang cầu. ánh sáng của Mặt Trời đi đến Trái Đất phải mất 8 phút 18 giây. Trên Mặt Trời thường xuất hiện những lưỡi lửa và nhiều những vết đen có nguồn gốc chưa rõ. Hoạt động của chúng thường được tăng cường theo chu kỳ khoảng 11 năm. Vào những thời kì đó, trên Trái Đất thường xẩy ra các hiện tượng bất thường như: cực quang, bão từ hoặc những sự thay đổi lớn về thời tiết, khí hậu, thuỷ văn…;Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời cho nên sinh ra hiện tượng các mùa; Mùa là khoảng thời gian trong năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Ở vùng ôn đới, sự phân hoá ra 4 mùa trong năm khá rõ rệt. Mùa xuân bắt đầu từ ngày 21/3 đến 22/6, mùa hạ từ 22/6 đến 23/9, mùa thu từ 23/9 đến 22/12, và mùa đông từ 22/12 đến 21/3. Ở vùng nhiệt đới gió mùa như nước ta, sự phân hoá ra các mùa có sự khác biệt. Ở miền Bắc nước ta có hai mùa tương đối dài và rõ rệt là mùa hạ nóng và mùa đông lạnh. Hai mùa Xuân và Thu tương đối ngắn và không thể hiện rõ. Ở miền Nam nước ta, chỉ có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô + Muối mỏ là khoáng vật trầm tích có thành phần chủ yếu là các muối clorua và sunphat natri. Loại tinh khiết có màu trắng, trong và dễ tan trong nước. Muối mỏ nằm thành từng lớp, đôi khi có độ dày hàng trăm mét, được hình thành trong điều kiện các vũng biển, phá, hồ cổ bị khô hoá. Do thành phần của các loại muối mỏ khác nhau, nên có nhiều loại muối mỏ có giá trị công nghiệp cao. 5 + Mùn là hợp chất hữu cơ có màu đen được hình thành trong quá trình phân giải xác các thực động vật dưới tác động của vi sinh vật. Chất có ảnh hưởng rất lớn đến độ phì của thổ nhưỡng. Lượng mùn càng cao, đất càng tốt. Trong phẫu diện thổ nhưỡng, tầng chứa mùn là tầng trên cùng của lớp thổ nhưỡng. Loại đất giàu chất mùn nhất là đất secnôdiom (đất đen) ở các vùng thảo nguyên ôn đới khô. + Miệng núi lửa là chỗ trũng hình phễu nằm ở đỉnh núi hay đỉnh họng. Lớp ôzôn (tầng ôzôn) là lớp tập trung đại bộ phận khí ôzôn (O 3 ) trong khí quyển, nằm ở độ cao từ 25-35 km , trong tầng bình lưu. Mật độ ôzôn ở đây so với trên mặt đất cao hơn gấp 10 lần. Nguyên nhân hình thành ôzôn trong tầng này là do tác dụng phân li của các phân tử ôxy (O 2 ) để hình thành các phân tử ôdôn. Tầng ôzôn là bức màn chắn các tia bức xạ vũ trụ, bảo vệ sự sống cho các sinh vật trên bề mặt Trái Đất. Hiện nay, việc giảm độ dày và gây ra những lỗ thủng trong tầng ôzôn đang là một nguy cơ đe doạ sự sống của nhân loại. ……………………………………… 6 . thành hai kiểu là: lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương. + Luyện kim thuộc lĩnh vực khoa học kĩ thuật và ngành công nghiệp điều chế các kim loại từ quặng hoặc từ các nguyên liệu khác, chế biến

Ngày đăng: 05/07/2014, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan