CÁC LOẠI HOA I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: Phân biệt được 2 loại hoa đơn tính – lưỡng tính Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây. Biết được ý nghĩa sinh họccủa cách xếp hoa thành cụm. Rèn luyện khả năng quan sát , hoạt động theo nhóm . II/Đồ dùng dạy học: GV : Hình 29.1 , 29.2 SGK/96 , 97 HS : Một số hoa đơn tính, lưỡng tính Một số hoa mọc đơn , mọc thành cụm Kẻ phiếu học tập trang 24 bảng 1 vào vở III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: Hoa gồm các bộ phận nào? Chức năng của mỗi bộ phận đó. -Bài mới: +Hoạt động 1: Tìm hiểu Phân chia các nhóm hoa dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là bộ phận nào? - GV yêu cầu HS quan sát tranh 29.1 SGK HS quan sát tranh 29.1 SGK và các loại hoa mang theo - Các nhóm tiến hành thảo luận theo và các loại hoa mang theo Quan sát từng hoa trong tranh hoặc hoa đã mang đến lớp , tìm xem mỗi hoa có bộ phận sinh sản chủ yếu nào rồi đánh dấu x vào mục : các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa trong bảng SGK Làm bài tập 1 , 2 /97 SGK - GV thông báo kết quả chuẩn. Dựa vào bộ phận sinh sản có thể chia thành mấy loại hoa ? Thế nào là hoa đơn tính ? Thế nào là hoa lưỡng tính ? nội dung yêu cầu của gv - Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận - Các nhóm khác nhận xét , bổ sung *Tiểu kết Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành hai nhóm: Hoa đơn tính : Chỉ có nhị hoặc nhụy trên một hoa. Hoa lưỡng tính : Có cả nhị và nhụy trên một hoa +Hoạt động 2: Tìm hiểu Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - GV cho HS quan sát một số hoa hoặc tranh ảnh một số hoa :( Hoa huệ , hoa cúc , hoa phượng , hoa hồng , hoa cải , dâm bụt ……) - Trả lời câu hỏi : Có mấy cách mọc của hoa ? Tại sao hoa cúc được xếp vào nhóm hoa mọc thành cụm ? Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa ? - HS đọc kết hợp quan sát hình 29.2 - HS phân loại hoa dự vào cách xếp hoa trên cây +Mỗi hoa cúc thực sự là một cụm hoa, gồm rất nhiều hoa nhỏ +Thu hút sâu bọ, giúp cho nhiều hoa được thụ phấn ) *Tiểu kết:Có 2 cách mọc của hoa Mọc đơn đọc : Hoa hồng , hoa mướp , hoa dâm bụt, Hoa sen …… Mọc thành cụm : Hoa cúc , hoa cải , Hoa phượng , Hoa chôm chôm ……… IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK Câu 1: Hoa đơn tính là hoa : a. Có nhụy lớn hơn nhụy . b. Có nhị lớn hơn nhụy. c. Có nhị và nhụy lớn bằng nhau d. Chỉ có nhị hoặc nhụy . Câu 2: Hoa chỉ có nhị và và không có nhụy được gọi là : a. Hoa đực . b. Hoa cái . c. Hoa lưỡng tính . d. Tất cả đều sai . Câu 3 : Hoa mọc thành cụm có ở : a. Hoa hồng . b. Hoa dâm bụt . c. Hoa cúc . d. Tất cả đều sai . Câu 4 : Cây có hoa đơn tính là : a. Bắp . b. Bưởi . c. Dâm bụt . d. Tất cả đều đúng . V/Dặn dò: Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, tr. ở SGK. Đọc mục :Em có biết? Chuẩn bị trước bài ; kẻ sẵn bảng vào vở bài tập . . CÁC LOẠI HOA I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: Phân biệt được 2 loại hoa đơn tính – lưỡng tính Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây. Biết được ý nghĩa sinh họccủa cách xếp hoa thành. cho nhiều hoa được thụ phấn ) *Tiểu kết:Có 2 cách mọc của hoa Mọc đơn đọc : Hoa hồng , hoa mướp , hoa dâm bụt, Hoa sen …… Mọc thành cụm : Hoa cúc , hoa cải , Hoa phượng , Hoa chôm chôm. các loại hoa mang theo Quan sát từng hoa trong tranh hoặc hoa đã mang đến lớp , tìm xem mỗi hoa có bộ phận sinh sản chủ yếu nào rồi đánh dấu x vào mục : các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa